Bệnh chàm da mặt, da tay, da đầu: Nguyên nhân và cách chữa bệnh

Bệnh chàm da có tên y học là Eczema, là một chứng bệnh ngoài da rất phổ biến ở Việt Nam, là tình trạng da xuất hiện những thay đổi do bị viêm. Chàm có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau như da mặt, da tay, da đầu với những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa bệnh chàm là điều vô cùng quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt!

1. Nguyên nhân gây bệnh chàm da

a. Do cơ địa:

+ Do rối loạn các hoạt động trong cơ thể: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn như chức năng bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết cơ thể thay đổi có thể gây ra các chứng bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.

+ Những người mắc các chứng bệnh như hen suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về viêm tai, bệnh thận cũng có khả năng mắc chứng bệnh chàm da cao.

+ Bệnh thường có tính di truyền, những ai có cha mẹ, ông bà từng mắc bệnh chàm thì những người này có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

+ Do sức đề kháng yếu không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh hàng ngày.

Bệnh chàm có thể do thức ăn gây dị ứng

Bệnh chàm da có thể do dị ứng thức ăn

b. Do nguyên nhân dị nguyên:

+ Do tiếp xúc nhiều với các đồ dùng hàng ngày như quần áo, chăn màn, khăn len, giày dép, kem bôi mặt, kem cạo râu khiến cho da bị viêm nhiễm và mắc bệnh.

+ Do nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chàm da.

+ Dị ứng thức ăn lạ, không phù hợp với cơ địa như hải sản tươi sống, ăn nhiều gia bị cay nóng, chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, rau xanh, thiếu nước.

2. Triệu chứng cơ bản của bệnh chàm da

Như đã nói ở trên, bệnh chàm da có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là da đầu, da mặt, da tay. Khi bị bệnh triệu chứng cơ bản là ngứa và mụn nước trên bề mặt da. Mụn nước thường tập trung thành từng cụm trên nền da đỏ và tiến triển theo 5 giải đoạn chính như sau:

∗ Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

+ Da bắt đầu bị ngứa và xuất hiện những màng đỏ.

+ Trên bề mặt da xuất hiện các hạt nhỏ có màu hơi trắng sau đó tạo thành các mụn nước.

∗ Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

+ Các mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra những vùng da lành, kích thước mụn nhỏ, đôi khi hợp lại thành các sẩn lớn.

+ Các mụn nước nhỏ, rất nông, có chứa dịch trong, sắp xếp thành các mảng chi chít, có thể có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Bệnh chàm da mặt gây ngứa ngáy

Bệnh chàm da mặt gây ngứa ngáy, mất thẩm mỹ

∗ Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước

+ Mụn nước có thể bị vỡ ra do người bệnh gãi ngứa hoặc bị vỡ dập một cách tự nhiên.

+ Giai đoạn này, các mảng chàm lỗ chỗ có nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.

∗ Giai đoạn 4: Gia đoạn da nhẵn

Sau một thời gian các mụn nước bị vỡ ra, chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng. Giai đoạn này diễn ra khá nhanh trong khoảng 2-3 ngày.

∗ Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

+ Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn vỡ.

+ Da dày lên và tăng sắc tố do chàm.

3. Phương pháp điều trị bệnh chàm da hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người khác nhau mà có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với bệnh chàm da, thường được điều trị bằng những cách sau đây:

Bôi thuốc chữa bệnh chàm da

Thuốc bôi ngoài da chữa bệnh chàm

– Thuốc bôi: Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể như cấp tính, bán cấp, mạn tính mà các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thuốc bôi cụ thể. Có thể là sử dụng các loại chống nhiễm khuẩn và giảm xuất bài tiết hoặc thuốc corticoide, kháng sinh.

– Thuốc uống: Sử dụng thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa cùng các vitamin phòng và hỗ trợ quá trình điều trị. Một số thuốc uống được kể đến như: loratadin, citirizin, telfast.

Song song với việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý thực hiện tốt những điều cơ bản sau:

+ Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

+ Không nên cọ xát, cào gãi da quá mạnh để tránh da bị xước và bị nhiễm trùng.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng và những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

+ Khi ra đường cần chú ý che kín tránh để vết chàm da tiếp xúc với gió, khói bụi và ô nhiễm.

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm da mà mọi người nên nắm rõ, để từ đó có thể biết cách nhận biết bệnh, tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

→ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH CHÀM:

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Bệnh chàm da mặt, da tay, da đầu: Nguyên nhân và cách chữa bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *