Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Lắng nghe chuyên gia da liễu giải đáp

Thưa bác sĩ, chứng bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Vì con tôi đã nổi mề đay được hơn 3 ngày rồi, cháu đang học lớp 9 và chuẩn bị ôn thi, việc nổi mề đay gây ảnh hưởng khá nhiều đối với việc học của cháu. Tôi có đưa cháu đi thăm khám, nhưng lịch học quá dày nên chỉ thăm khám qua loa chứ chưa tận tường, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Phương Thảo – Quận 12, TP.HCM

Chào bạn Thảo!

Câu hỏi của bạn về chứng bệnh mề đay có tự khỏi không cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bạn độc giả gửi đến chuatrimedaymanngua. Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng, mời bạn và mọi người cùng theo dõi những thông tin được chuyên gia chia sẻ trong bài viết sau đây:

I. Chứng mề đay có tự khỏi không?

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay khá phức tạp. Một số yếu tố, dị nguyên như thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng cắn đốt, do sự chênh lệch giữa nhiệt độ… gây ra phản ứng của hệ miễn dịch khi tiếp xúc, khiến cơ thể tăng cường lượng Histamine gây ngứa ngáy và xuất hiện tình trạng nổi mề đay.

>> NÊN ĐỌC: Bệnh mề đay mẩn ngứa có nguy hiểm không?

 mề đay có tự khỏi được hay không?
Khá nhiều người thắc mắc liệu chứng mề đay có tự khỏi được hay không?

Theo bác sĩ Lê Nguyễn Anh Thư – Chuyên khoa da liễu thuộc bệnh viện da liễu Trung Ương cho biết, chứng mề đay thường được chia ra 2 dạng:

  • Mề đay cấp tính: Bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt mề đay đột ngột sau vài phút hoặc vài giờ khi da tiếp xúc những thành phần gây dị ứng. Những cơn ngứa ngáy dữ dội, lan sang các vùng da khác gây nổi mẩn đỏ. Tình trạng này thường kéo dài dưới 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: Đây là giai đoạn nặng, thường kéo dài trên 6 tuần hoặc lâu hơn. Những nốt mẩn ngứa, nổi mề đay ngắt quãng nhưng kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí có thể gây ra các biến chứng như khó thở, sốt cao, buồn nôn… nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Nói về vấn đề mề đay có tự khỏi không, bác sĩ Thư cho biết, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây nổi mề đay mà thời gian phát bệnh và phục hồi khác nhau.  Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập luyện để tăng cường sức khỏe, uống nhiều nước… thì không cần thuốc thang bệnh sẽ thuyên giảm chỉ trong vài ngày.

Tuy nhiên, nếu người bị nổi mề đay hay tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như thức ăn, hóa chất tẩy rửa, phấn hoa, lông vật nuôi… thì bệnh sẽ lâu khỏi và dễ khiến nổi mề đay chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Có một số người nhầm lẫn bệnh mề đay với các chứng bệnh ngoài da khác, hoặc do ý thức chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm dễ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Cộng thêm việc bệnh nhân không kiêng cữ, thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh tái đi tái lại nhiều lần, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

II. Hạn chế những thương tổn khi xuất hiện bệnh nổi mề đay

Khi xuất hiện tình trạng nổi mề đay, bạn cần có những động thái khắc phục sớm để hạn chế những biến chứng và tác hại của bệnh ngoài da này:

Cần giữ ấm cho cơ thể
Cần giữ ấm cho cơ thể để hạn chế những biến chứng và ngứa ngáy do mề đay gây nên.
  • Cần giữ cho cơ thể tránh xa những dị nguyên gây dị ứng, xuất hiện tình trạng nổi mề đay, bạn cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó kịp thời khắc phục những vấn đề có thể xảy ra.
  • Cần hạn chế ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể như tôm, cá, cua, mực, sứa, nghêu, sò, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng…
  • Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông và mặc đồ dễ thấm hút mồ hôi vào mùa hè. Tránh xa những môi trường nhiều khói bụi, phấn hoa, côn trùng… để tránh gây các biến chứng nguy hiểm và hạn chế nổi mề đay.
  • Cần cẩn trọng khi dùng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc kháng sinh, giảm đau… để tránh những tác dụng phụ và có thể làm xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên cơ thể.
  • Có thể áp dụng các biện pháp khắc phục ngứa ngáy do mề đay tại nhà để hạn chế tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn:
    • Dùng một miếng vải hoặc khăn mềm nhúng vào nước mát và chườm lên vùng da nổi mề đay để hạn chế những ngứa ngáy và phát ban khi tiếp xúc với những dị nguyên gây kích ứng.
    • Có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc lạnh tùy theo mức độ ngứa ngáy của bạn khoảng 10 – 15 phút để làm mát, giảm ngứa và hạn chế tổn thương cho da.
    • Bạn có thể trộn bột yến mạch với một ít nước rồi thoa lên da hoặc pha vào bồn tắm và ngâm mình trực tiếp để làm dịu da, tránh gây ngứa ngáy, giúp kháng viêm tự nhiên.

Theo bác sĩ, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, ngoài những biện pháp trên, khi da bạn xuất hiện tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay và mẩn ngứa, bạn không nên do dự, chủ quan mà hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh cho chứng mề đay chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

III. Cách chữa trị nổi mề đay hiệu quả

Để chữa trị bệnh mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp phổ biến gồm: mẹo dân gian, uống thuốc tây y hoặc thuốc nam.

+ Chữa trị nổi mề đay, dị ứng bằng bài thuốc dân gian: người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên quen thuộc như:  Uống trà gừng, tắm lá khế, tắm lá đơn đỏ, chườm lá ngải cứu, các bài thuốc từ rau má, lô hội, tía tô…

Chữa trị mề đay, dị ứng bằng thảo dược dân gian có ưu điểm an toàn, làm dịu nhanh cơn ngứa, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao, bệnh dễ tái phát và chỉ phù hợp với bệnh nhẹ.

+ Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc tây y: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng, nhẹ mà các bác sĩ tây y sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng kết hợp một số loại thuốc tân dược như:

– Thuốc kháng Histamine dạng uống, xịt, nhỏ, bôi ngoài da: Cetirizin, Loratadin, Desloratadin, Olopatadin, Azelastin…

– Thuốc Corticosteroid dạng bôi hoặc uống: Triamcinolon, Hydrocortison, Budesoinide…

– Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm

thuốc tân dược không thể trị mề đay tận gốc

Thuốc tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp giảm triệu chứng hiệu quả, tiêu viêm tốt. Tuy nhiên, thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ như đau dạ dày, suy thận, mệt mỏi… Hoặc có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Vì vậy, người bệnh không tự ý mua thuốc uống mà cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

+ Điều trị mề đay mẩn ngứa bằng thuốc nam: Thuốc nam kết hợp nhiều loại thảo dược quý, có tác dụng trị bệnh tốt để loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bồi bổ sức khỏe, cải thiện can thận. Vì vậy có thể nói đây là biện pháp điều trị mề đay mẩn ngứa an toàn, lành tính, hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng thuốc nam trong thời gian dài mà không sợ tác dụng phụ. Một số thảo dược được dùng trong thuốc nam để trị nổi mề đay, dị ứng gồm: Diệp hạ châu, kim ngân hoa, sài đất, cà gai…

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị điều trị bệnh mề đay bằng thuốc nam uy tín. Trong đó, phải kể đến nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường với bài thuốc gia truyền trị dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả.

* Khỏi mề đay mẩn ngứa, không tái phát nhờ bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Thấu hiểu nỗi lo, sự khó chịu của những bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa hành hạ, từ gần 150 năm trước, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc trị bệnh mề đay, dị ứng.

> Đọc thêm: Bài thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc kết hợp 3 phương thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị mề đay; Thuốc bổ gan giải độc; Thuốc bổ thận dưỡng huyết.

Sự tổng hòa hoàn hảo mang đến công dụng trị bệnh từ gốc đến ngọn:

+ Khu phong, tán hàn, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh

+ Tiêu viêm, giải độc, giảm triệu chứng

+ Tăng cường chức năng gan, thận

+ Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Bài thuốc được chiết xuất từ 20 – 30 loại thảo dược quý, có tác dụng giảm ngứa, trị mề đay tốt như: Kim ngân cành, hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, sài đất, cà gai, sài hồ nam, nhân trần…

Thuốc của Đỗ Minh Đường 100% từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản, không trộn lẫn tân dược. Vì vậy thuốc an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả mề đay khi mang thai, mề đay sau sinh, mề đay ở trẻ em.

Nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu bào chế thuốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn CO – CQ của Bộ y tế. Hầu hết các thảo dược đều được thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu sạch chuyên canh của Đỗ Minh Đường tại Hưng Yên và Hòa Bình.

Đặc biệt, thuốc được bào chế dạng cao đặc, sánh mịn, đựng trong lọ thủy tinh sạch sẽ có nắp. Vì vậy người bệnh dễ sử dụng, dễ bảo quản, không tốn thời gian đun sắc như các thang thuốc nam trước đây. Bên cạnh đó, thuốc thơm vị thảo dược, không đắng gắt nên dễ uống, không gây nôn trớ.

Những lý do nên chọn bài thuốc chữa mề đay của Đỗ Minh Đường

Lưu ý

+ Không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng cùng lúc 3 phương thuốc. Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh mà các lương y sẽ gia giảm phù hợp.

+ Sử dụng đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là lời giải đáp của chuyên gia về vấn đề bệnh mề đay có tự khỏi không mà chị Thảo và nhiều độc giả quan tâm. Chị nên đưa cháu đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn bệnh chính xác, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Chúc con gái chị sớm khỏi bệnh.


Sau khi đăng tải bài viết, có rất nhiều độc giả hỏi về thông tin nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường. Vì vậy, chuyên mục xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc để người bệnh tiện liên lạc và đặt lịch khám:

  • Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

         Hotline/zalo: 024 6253 66490963 302 349

  • Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh

         Hotline/zalo: 0938 449 768028 3899 1677


Hà My

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Lắng nghe chuyên gia da liễu giải đáp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *