Bệnh tổ đĩa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa hay còn có tên gọi khoa học là bệnh Dysidrose. Bệnh thường gặp ở vùng lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón tay chân. Bệnh thường gây ngứa ngáy, khó chịu và nổi nhiều mụn nước. Vậy bạn đã biết rõ bệnh tổ đỉa nguyên nhân do đâu cách điều trị như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Từ đó biết cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh hiệu quả hơn.

1/ Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đơn giản và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa vẫn chưa xác định được. Mà những yếu tố sau đây được xem là tác nhân khiến bệnh nặng hơn. Cụ thể như sau:

benh-to-dia-va-cach-dieu-tri-hieu-qua1

– Do nhiễm nấm: Đối với những ai có sức đề kháng yếu, không thể chống lại vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.

– Do dị ứng: Cơ địa mẫn cảm dễ bị kích ứng và dị ứng với các yếu tố như thực phẩm, môi trường bị ô nhiễm, hóa chất hoặc mỹ phẩm.

– Tiết mồ hôi: Đối với một số trường hợp tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nên cơ thể luôn bị ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi rút và nấm phát triển mạnh và gây bệnh.

– Tiếp xúc với hóa chất: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng. Rất dễ bị kích ứng da và gây một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.

– Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn do một số nguyên nhân khác gây ra như người mắc các bệnh về gan, bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông chó mèo.

Bạn cần biết → Người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? ↵ để tránh bệnh nặng hơn.

2/ Biểu hiện của bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một trong những chứng bệnh về viêm da cơ địa, có rất nhiều triệu chứng và biểu hiện giống với các bệnh ngoài da khác. Vì vậy, mọi người cần lưu ý để tránh nhận biết nhầm bệnh. Từ đó có thể khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn và lâu khỏi bệnh hơn. Khi mắc bệnh tổ đỉa thường có một số biểu hiện sau:

benh-to-dia-va-cach-dieu-tri-hieu-qua2

+ Ngứa da, nổi mụn là triệu chứng cụ thể và dễ thấy đầu tiên. Thông thường, cảm giác ngứa bứt rứt, khó chịu và mọc nhiều mụn nước ở vùng tay chân và một số vùng khác trên cơ thể.

+ Khi tổn thương da không khỏi mà bị viêm nhiễm thì bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn. Khi mắc bệnh tổ đỉa mà bạn tự ở nhà điều trị không khỏi, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện điều trị bệnh kịp thời.

+ Khi mắc bệnh thường khiến người bệnh bị nóng sốt và nổi hạch ở vùng cổ khiến người bệnh đau đớn.

+ Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở vùng da chân, tay, các ngón kẽ tay, kẽ chân. Vì vậy, khi thấy ngứa ngáy ở những vùng da đó thì nên chú ý ngay.

3/ Điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

Để điều trị bệnh tổ đỉa chúng ta thường áp dụng những bài thuốc nam hoặc Đông y. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, không thể điều trị bệnh tận gốc. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây y như sau:

benh-to-dia-va-cach-dieu-tri-hieu-qua3

Người bệnh có thể sử dụng cả thuốc uống và thuốc bôi để kết hợp điều trị bên trong lần bên ngoài.

Thuốc mỡ bôi ngoài da: Một số thuốc mỡ thường hay dùng như: flucinar, lorinden, eumovate, dermovate. Khi sử dụng thuốc này bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc có một số tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân có thể kết hợp với một số thuốc làm ẩm da như cetaphyl, physiogel cleanser

Dùng thuốc dung dịch: Thuốc dung dịch có tác dụng làm khô vùng da bị tổn thương, thuốc dung dịch hay được sử dụng đó là dung dịch xanh metylen. Khi bôi dung dịch, người bệnh lưu ý không nên bôi quá nhiều, chỉ cần một lượng nhỏ vừa đủ.

Thuốc uống: Thuốc uống có tác dụng chữa bệnh từ bên trong cơ thể, chủ yếu vẫn là các loại kháng sinh trị bệnh, cụ thể như: citirizin, telfast, loratadin.

⇒ Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh tổ đỉa thường giúp giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều và trong một thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da, mọc lông. Chính vì vậy, khi chữa bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp thêm một số loại vitamin và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để giúp da khỏe mạnh hơn.

→ NGƯỜI BỆNH TỔ ĐỈA CẦN BIẾT:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bệnh tổ đĩa và cách điều trị hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *