Bị bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia về da liễu thì bệnh tổ đỉa hay còn có tên gọi khác là bệnh eczema, là tình trạng viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, bệnh thường tiến triển theo từng đợt và rất hay tái phát. Khi mắc bệnh thường khiến người bệnh chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ của làn da? Vậy thì khi bị bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những mối nguy hại nào? Làm cách nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng chuyên mục chuatrimedaymanngua.com tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một chứng bệnh ngoài ra phổ biến, bệnh có rất nhiều tên gọi khác nhau như eczema, chàm tổ đỉa hay nấm tổ đỉa. Bệnh thường hay xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, rìa bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chủ yếu là do:

– Do cơ địa: Đối với những người từng có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi, viêm da, các bệnh về gan, thận hay cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, người dễ bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.

bi-benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong

Bệnh tổ đỉa do nhiều nguyên nhân gây nên

– Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu và thống kê cho thấy những người có bố mẹ hoặc ông bà từng bị bệnh tổ đỉa thì tỉ lệ mắc bệnh tổ đỉa của người này cao hơn so với những người khác.

– Do sức đề kháng yếu: Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu thường rất dễ mắc bệnh hơn so với những đối tượng khác.

– Ngoài ra, bệnh tổ đỉa có thể do dị ứng với thức ăn, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, sống trong môi trường ô nhiễm…

→ Như đã nói ở trên, bệnh tổ đỉa thường phát triển theo từng đợt, với những triệu chứng cụ thể như:

+ Giai đoạn đỏ da: Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện các đám đỏ da, cộm nhẹ, có ranh giới không rõ ràng, nhìn kỹ sẽ thấy những sẩn tròn lấm tấm như hạt kê, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

+ Giai đoạn xuất hiện mụn nước: Xuất hiện những mụn nước nhỏ có kích thước bằng đầu kim, nông, mọc sát nhau và thành từng đám hoặc riêng lẻ, chúng sẽ tự vỡ.

+ Giai đoạn lên da non: Vùng da bị tổn thương sẽ bị nhiễm chàm đóng bảy, lên da non và da có màu sẫm hơn.

+ Giai đoạn liken hóa: Bề mặt da trở nên sần sùi, dày cộm, các hằn da nổi rõ.

2. Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Tổ đỉa là một chứng bệnh viêm da cơ địa phổ biến, về cơ bản bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và để lâu không được điều trị, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, là ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của làn da, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người khác.

bi-benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong1

Bệnh tổ đỉa kéo dài lâu ngày có thể gây hư móng tay chân

+ Ngoài ra, nếu như bệnh phát triển ở giai đoạn nặng sẽ khiến người bệnh bị loạn dưỡng móng, móng tay chân bị hỏng, mất độ bóng, trở nên sần sùi, dày và có thể đổi màu vĩnh viễn.

+ Với những người thường hay chà xát mạnh hoặc dùng kim chích lễ mụn nươc có thể gây sưng tấy, nổi hạch và kèm theo tình trạng sốt kéo dài.

+ Nếu người bệnh chăm sóc vết thương không đúng cách có thể sẽ bị bội nhiễm và gây mụn mủ, vảy tiết, viêm mô tế bào hoặc viêm hạch bạch huyết.

⇒ Có thể nói bệnh tổ đỉa là một chứng bệnh ngoài da không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời, biết được bệnh tổ đỉa có lây không, cách phòng tránh bệnh như thế nào để có thể giúp bệnh nhanh khỏi và tránh gây ra những hậu quả khó lường.

3. Người bệnh tổ đỉa nên lưu ý những gì?

Khi mắc bệnh tổ đỉa, ngoài việc điều trị bệnh theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý và thực hiện tốt những điều sau để giúp quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.

bi-benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong2

Người bệnh tổ đỉa nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa

+ Để tránh bị nhiễm trùng, bội nhiễm thì người bệnh tuyệt đối không được chọc lễ, nặn mụn nước, bóc vảy, gãi mạnh và cần vệ sinh da một cách sạch sẽ.

+ Nên hạn chế tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh như xăng dầu, xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa.

+ Không nên sử dụng mỹ phẩm vì đây cũng được xem là một trong những yếu tố khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Cần chú ý đến thời tiết, vì một số trường hợp có thể bị sốc khi gặp thời tiết thay đổi thất thường. Khi ra đường nên che chắn cẩn thận, tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, nắng gió.

+ Cẩn thận với những món ăn lạ và có tính dị ứng cao như hải sản tươi sống, các loại thịt đỏ, nhộng tằm. Những thực phẩm này sẽ khiến da bạn bị nổi mẩn đỏ và khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, rau xanh, trái cây tươi. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt, cà phê.

Nếu không may mắc phải chứng bệnh tổ đỉa, bạn có thể áp dụng ngay→ Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt trong vườn ↵ dưới đây để có thể ngăn chặn được những triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi hơn!

Chúc mọi người nhanh khỏi bệnh!

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bị bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *