Bị chàm môi bôi thuốc gì? Và bài thuốc uống trong bôi ngoài hoàn chỉnh

Bị chàm môi bôi thuốc gì hiệu quả là vấn đề được người bệnh quan tâm. Trên thực tế việc sử dụng thuốc trị chàm môi cần thận trọng, bởi đây là vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương, bội nhiễm nếu điều trị sai cách. Nội dung bài viết sau, bác sĩ chuyên gia sẽ giúp bạn lựa chọn được liệu pháp điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên.

Băn khoăn về thuốc chữa chàm môi, bạn Vinh (Hà Nội) hỏi: “Chào bác sĩ! Em tên Vinh, năm nay 25 tuổi. Cho em hỏi bị chàm môi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi vậy ạ? Tuần rồi em thấy trên môi mình thường hay bị khô, nứt môi, ngứa ngáy khó chịu. Ăn uống gì cũng khó khăn, thậm chí cả khi nói. Em đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh chàm môi. Em có uống thuốc của bác sĩ kê đơn nhưng bệnh chỉ mới thuyên giảm chút ít. Vậy nên em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bị chàm môi bôi thuốc gì nhanh khỏi. Chứ để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng của em. Cám ơn bác sĩ rất nhiều!”

benh-cham-moi-boi-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi1
Hình ảnh bệnh chàm môi

Để giúp bạn Vinh cùng người đọc quan tâm giải đáp được băn khoăn này, chúng tôi đã nhờ đến sự tư vấn của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ. Thông tin được bác sĩ cung cấp xin được gửi đến bạn đọc như sau:

Bệnh chàm môi là gì? Bệnh chàm môi có lây không?

Chào Vinh và bạn đọc! Chàm môi là tình trạng viêm da xảy ra tại môi. Bệnh có thường tiến triển mãn tính và tái phát theo mùa hoặc chu kỳ khi có điều kiện thuận lợi. Chàm môi thường gây đau, ngứa và tổn thương môi bởi các vết lở, loét, đường nứt xung quanh miệng. Người bệnh thường thấy đau, khó chịu khi mở miệng, ăn uống, nói chuyện gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.

Chàm môi tuy có biểu hiện ngoài da nhưng không có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, chàm môi nếu không được điều trị dễ lây lan sang các vùng da lân cận và tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, bệnh chàm có khả năng di truyền sang thế hệ sau.

Trong trường hợp không điều trị hoặc chữa trị sai cách, tổn thương tại môi dễ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Do đó, người bệnh nên chủ động điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng.

Triệu chứng bệnh chàm môi 

Giai đoạn đầu: Môi đỏ bất thường, khô, bong tróc từng mảng, môi ngứa và đau rát. Đau hơn khi ăn uống, nói chuyện. Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với tình trạng khô nẻ môi vào mùa lạnh.

Giai đoạn chàm môi nặng: Môi và vùng da quanh mép xuất hiện tình trạng lở loét, nhiều mụn nước nhỏ chữa dịch mọc xung quanh miệng. Tình trạng khô và nứt nẻ môi nghiêm trọng hơn. Nhiều trường hợp môi bị nứt toác, chảy máu, mưng mủ khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Biểu hiện khi bị chàm môi
Biểu hiện khi bị chàm môi bôi thuốc gì

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở môi

Nguyên nhân bệnh chàm môi hiện chưa được xác định nhưng những yếu tố liên quan đến tình trạng này bao gồm: Nước bọt, hóa chất có trong son môi, kem dưỡng môi, xăm môi, thực phẩm, phấn hoa, kem đánh răng… Bên cạnh đó, người có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng, thường xuyên căng thẳng… làm tăng nguy cơ mắc chàm môi.

Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh có thể là do chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt chất sắt, kẽm, vitamin nhóm B. Ngoài ra, có thể do chế độ chăm sóc răng miệng kém. Công việc thường xuyên phải tiếp xúc môi với các vật liệu như nghệ sĩ thổi kèn, dị ứng với sự thay đổi của thời tiết… là yếu tố kích hoạt chàm bùng phát.

Bấm xem chi tiết ⇒ Người bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bị chàm môi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Có bệnh thì phải chữa nhưng chữa bằng cách nào, dùng loại thuốc nào hiệu quả và an toàn mới là vấn đề cần quan tâm. Các bệnh lý ngoài da nếu không được điều trị đúng cách thường gây ra những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng đừng tự mua thuốc tự dùng.

Chữa chàm môi bằng thuốc Tây

Tại cơ sở y tế, một số loại thuốc chữa chàm môi được chỉ định như:

  • Các loại Vaseline, son dưỡng, các loại dầu như dầu dừa, dầu oliu để thoa lên môi. Kem dưỡng phù hợp sẽ giúp da môi mềm mại hơn, hạn chế đau rát.
  • Dùng Hydrocortisone 1% thoa môi 1-2 lần/ngày. Đây là thuốc sử dụng phổ biến nhất trong điều trị.
  • Nếu bệnh nặng hơn có thể sử dụng thuốc Éconazole để thoa 2 lần/ngày.
  • Hoặc thuốc diệt vi khuẩn Fucidine thoa 2 lần/ngày.
Chàm môi bôi thuốc gì cần được bác sĩ tư vấn
Chàm môi bôi thuốc gì cần được bác sĩ tư vấn

Các nhóm thuốc kể trên có tác dụng làm giảm tình trạng khô, bong tróc, kháng viêm tại môi rất tốt. Tuy nhiên, việc điều trị triệu chứng bên ngoài khiến bệnh dễ tái phát. Một số loại son dưỡng, kem dưỡng môi có thể là nguyên nhân kích hoạt chàm môi nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Thuốc bôi chàm môi tại nhà bằng mẹo dân gian

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây, các bài thuốc từ thảo mộc tự nhiên được tận dụng. Chàm môi bôi thuốc gì theo dân gian bao gồm 1 số mẹo sau:

Trị chàm môi bằng mật ong: Bôi 1 lớp mỏng mật ong nguyên chất lên vùng môi bị chàm giúp làm mềm, sát khuẩn, kháng viêm tại môi một cách tự nhiên. Thực hiện 2 lần/ ngày vào sáng và tối trước khi ngủ.

Bôi dầu dừa chữa chàm môi: Bôi dầu dừa trực tiếp lên môi 5 – 6 lần/ ngày giúp làm mềm môi, giảm bong tróc, kháng viêm.

Bị chàm môi bôi nước lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước và bôi lên môi. Tinh chất lá trầu không giúp sát khuẩn, giảm triệu chứng ngứa, bong tróc.

Các mẹo này tuy lành tính do sử dụng thảo mộc. Tuy nhiên, cách chữa tại nhà chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng ngoài da, ít có tác dụng điều trị. Trong trường hợp áp dụng sai cách hoặc không đảm bảo vệ sinh, cơ địa không phù hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng, chàm môi nặng hơn.

Cách chữa chàm môi bằng Đông y dứt điểm bệnh từ gốc

Đông y quan niệm, chàm môi là bệnh lý liên quan đến các yếu tố nội sinh bên trong cơ thể bao gồm sự suy yếu của tạng phủ và hệ miễn dịch cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, huyết hư, huyết táo. Các yếu tố ngoại sinh môi trường, thực phẩm, hóa chất… là yếu tố kích hoạt bệnh phát triển.

Do đó, việc điều trị cần tiến hành đồng thời cả trong lẫn ngoài. Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên gốc rễ. Đồng thời, loại bỏ triệu chứng và chăm sóc da mang lại hiệu quả toàn diện, ngăn tái phát.

Dựa trên nguyên tắc Đông y, kế thừa tinh hoa nhiều bài thuốc cổ phương, Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc trị chàm Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc kết hợp trọn vẹn trong 3 bài thuốc nhỏ: Thuốc ngâm rửa, thuốc uống và tinh chất bôi. Với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, Trung tâm Thuốc dân tộc cam kết:

  • Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên là dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO.
  • Được phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành thông qua công trình nghiên cứu nghiêm túc.
  • Được kiểm định kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm và thực tế trước khi ứng dụng điều trị.
  • Bào chế dưới dạng truyền thống cao tinh chất hoặc thuốc sắc uống theo công nghệ hiện đại.
Thành phần trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị chàm môi
Thành phần trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị chàm môi

Nhờ vậy, Thanh bì Dưỡng can thang đem lại hiệu quả cao, trị chàm từ gốc, ngăn tái phát và an toàn với người sử dụng. Bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều vùng da bị chàm. Công thức đặc biệt, bài thuốc kết hợp hàng chục vị thuốc Nam quý trong uống ngoài bôi. Cụ thể:

Bài thuốc uống: Các vị thuốc Nam có đặc tính giải độc, kháng viêm, tăng cường chức năng gan thận, ổn định cơn địa như Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Kinh giới, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa… được kết hợp theo tỷ lệ vàng.

Bài thuốc ngâm rửa: Để sát khuẩn, kháng viêm, làm mềm môi, giảm cảm giác ngứa, bong tróc và đau rát, bài thuốc ngâm rửa kết hợp: Lá trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử và nhiều vị thuốc Nam khác.

Thuốc bôi chữa chàm môi: Kết hợp hoàn hảo các thảo dược dưỡng da như: Mật ong, Bí đao, Tang bạch bì, Dâu tằm, Thiên mã hồ… Tinh chất bôi giúp làm mềm môi, lành tổn thương, đều màu môi, dưỡng ẩm và bảo vệ môi.

Triệu chứng chàm môi thuyên giảm nhanh sau 7 – 10 ngày sử dụng, 83% bệnh nhân khỏi chàm sau 2 tháng, 12% khỏi bệnh sau 3 tháng và ngăn tái phát trong nhiều năm. 5% còn lại thuyên giảm chậm do thuốc mất tác dụng khi không tuân thủ điều trị.

Bài thuốc chữa chàm môi
Bài thuốc chữa chàm môi

Bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Để phòng tránh triệu chứng bệnh chàm môi phát triển mạnh, hỗ trợ điều trị, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết danh sách thực phẩm nên ăn, không nên ăn. Đồng thời những hướng dẫn tận tình trong sinh hoạt và chăm sóc môi hàng ngày cũng được bác sĩ chú trọng.

Đối với bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng, người bệnh nên chú ý các vấn đề trong ăn uống, sinh hoạt như sau:

Chàm môi nên kiêng ăn: Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, gà, vịt, các loại mắm, mực, thực phẩm, gia vị và đồ ăn cay nóng. Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạ miệng dễ gây dị ứng, các loại trái cây có nhiều nhựa… Hạn chế sử dụng chất kích thích : rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống như các loại gỏi…

Bị chàm môi nên ăn: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát, trái cây và rau củ tươi, nhất là các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, súp lơ xanh, rau diếp cá…) trái cây giàu vitamin C, A, E (cà rốt, đu đủ chín, xoài, cam, bưởi….) Bổ sinh thực phẩm chống viêm chứa omega-3. Uống đủ nước mỗi ngày 2-2,5 lít sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. 

benh-cham-moi-boi-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi3
Tuân thủ chàm môi nên kiêng ăn gì, ăn gì theo tư vấn

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý kiêng kỵ trong sinh hoạt và chăm sóc da tại nhà như:

  • Không tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng, ngứa da như hóa chất, mỹ phẩm.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và vùng môi sạch sẽ, thông thoáng.
  • Hạn chế sử dụng các loại son môi, kem dưỡng môi.
  • Sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang và liệu pháp chữa chàm môi bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả, an toàn, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành
  • Hội tụ hơn 100 bài thuốc cổ phương
  • Sở hữu hàng chục ha dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO
  • Dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao
  • Vinh dự đạt được nhiều giải thưởng danh giá (Xem chi tiết)
  • Được nhân dân tin tưởng, đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày

Thông tin liên hệ:

Tại Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội. ĐT: (024) 7109 5599 – Zalo: 0983 059 582

CS TP Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – P. 2 – Q. Phú Nhuận. ĐT: (028) 7109 5599

CS Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long. Điện thoại: 0972606773

Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

Xem thêm Video: Hướng dẫn chữa bệnh chàm (viêm da cơ địa)

Cập nhật lúc 09:47 - 03/10/2021

Bình luận (2)

Bị chàm môi bôi thuốc gì? Và bài thuốc uống trong bôi ngoài hoàn chỉnh

Bình luận (2)

  1. Nguyen thi Nguyet Trả lời

    Mình bị chàm môi 5 tháng đi chữa nhiều BV lớn nhỏ đều không được .Mặc cảm và tự ti trong giao tiếp nhưng
    Uông thuôc tây y lẫn đông y nhiều nhưng không khỏi đươc
    Sau mình đọc trên mạng và tự mình chữa theo phương pháp dân dan như sau
    Nấu lá trà xanh thật đặc lấy bông tẩy trang thấm và rửa vào chổ vết thương .(Thời gian bị chàm không dùng bất kỳ Mỹ phẩm hoặc sửa rữa măt .thì mới khỏi )
    ăn uống thì ăn rau nhiều, hoa quả .Uông nước nhiều kêt hợp bôi dầu dừa và uống thêm viên kẻm vào buổi sang
    Sau 2 tuần mình khỏi hẳn
    Mình biết bị chàm rất là khổ tâm nên mình viết lên đây chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn .Mong bạn nào cũng chữa khỏi như mình

    1. Sau thời gian đã khỏi bệnh hẳn thì có dùng mỹ phẩm lại được không chị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *