Cách lựa chọn thuốc bôi trị bệnh chàm khô phù hợp

Chàm khô là chứng bệnh ngoài da rất phổ biến hiện nay, ngoài việc điều trị bệnh bằng các thuốc Đông y, bài thuốc dân gian thì việc sử dụng thuốc bôi trị bệnh được rất nhiều người lựa chọn. Vì bôi thuốc sẽ tác động trực tiếp đến vùng da bị tổn thương và nhanh có tác dụng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhiều loại thuốc điều trị bệnh chàm khô, thuốc được điều trị ở dạng uống và dạng bôi rất tiện lợi, tuy nhiên ở dạng bôi vẫn được nhiều người ưu tiên sử dụng hơn. Dưới đây là một số chia sẻ về cách lựa chọn thuốc bôi trị bệnh chàm khô phù hợp, bạn có thể tham khảo để biết cách lựa chọn thuốc hiệu quả hơn.

1. Cách lựa chọn thuốc bôi trị bệnh chàm khô phù hợp

Để lựa chọn thuốc chữa bệnh chàm khô phù hợp, chúng ta không nên tùy tiện tự ý mua thuốc mà cần phải được bác sỹ thăm khám, từ đó mới có thể chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Để lựa chọn đúng thuốc cần dựa vào những yếu tố trên:

cach-lua-chon-thuoc-boi-tri-benh-cham-kho-phu-hop

Cần phải dựa vào mức độ bệnh để lựa chọn thuốc bôi phù hợp

+ Xác định được nguyên nhân gây bệnh do đâu, do cơ địa, do dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thời tiết.

+ Mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh thuộc vào giai đoạn nào.

+ Giới tính và độ tuổi, thông thường trẻ nhỏ và người lớn có làn da khác nhau nên việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng khác nhau.

→ Thuốc bôi điều trị chàm khô thường có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm các triệu chứng ngứa da, khó chịu. Đồng thời, góp phần giảm khả năng mẫn cảm, ngăn ngừa dị ứng và bệnh tái phát. Thuốc có một số ưu điểm sau:

+ Sử dụng bôi ngoài da thuận tiện, nhanh chóng.

+ Thuốc bôi ngoài da có thể mang theo bên mình và sử dụng bất cứ lúc nào.

+ Thuốc bôi tác động trực tiếp lên vết thương và có có hiệu quả nhanh chóng.

→ Có thể bạn đang thắc mắc: Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

2. Một số thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh chàm khô

Như đã nói ở trên, thuốc bôi ngoài da nhằm mục đích kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu nhanh chóng. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Hiện nay, đối với bệnh chàm khô, thường được chỉ định sử dụng một số thuốc sau:

cach-lua-chon-thuoc-boi-tri-benh-cham-kho-phu-hop1

Một số thuốc bôi ngoài da thường dùng

– Hồ nước: Loại thuốc này được dùng trong giai đoạn đầu của bệnh, giai đoạn đầu da mới ửng đỏ, chảy nước ít, khi bôi thuốc có tác dụng làm dịu da và đỡ ngứa ngáy khó chịu.

– Dung dịch: Một số dung dịch chủ yếu như  jarish, natri clorid 0,9%;  vioform 1%; thuốc tím 0,001%. Thuốc được dùng trong giai đoạn bán cấp. Khi dùng bạn chỉ cần lấy bông gòn nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên vết thương. Đối với trẻ em không được dùng khi thuốc có chứa dung dịch axit boric.

– Thuốc mỡ: Thuốc mỡ thường hay dùng đó là cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Thuốc được chủ yếu trong giai đoạn mạn tính,khi bôi chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ, không quá nhiều, không nên bôi những vùng không bị tổn thương, không nên dùng quá lâu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

⇒ Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại thuốc uống theo đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng của bác sỹ như:

– Thuốc an thần, giảm ngứa: Các loại thuốc thường dùng là thuốc kháng Histamin như: allerry, astelong, histalong, hismanal, peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl.

– Thuốc giải mẫn cảm: Chủ yếu là các loại vitamin C liều cao, thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các dị ứng nguyên.

→ Khi sử dụng thuốc ngoài da điều trị bệnh chàm khô, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Vệ sinh vùng da bị tổn thương trước khi bôi thuốc, vì vết thương thường rất dễ bị vi khuẩn, vi trùng trong không khí tấn công. Khi bôi thuốc mà không vệ sinh da sạch sẽ sẽ không phát huy được hết công dụng của thuốc..

+ Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, không nên để thuốc bị hư hỏng, không những không khỏi bệnh mà còn khiến cho bệnh bị nặng hơn.

+ Cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không được tùy tiện tăng giảm lượng thuốc, khi bôi chỉ nên bôi một lượng vừa đủ không nên bôi quá nhiều.

+ Không nên bôi thuốc quá lâu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho da như teo da, khô da.

→ THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ BỆNH CHÀM KHÔ:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (0)

Cách lựa chọn thuốc bôi trị bệnh chàm khô phù hợp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *