Cách nhận biết triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm tuy là chứng bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chàm bội nhiễm thường hay xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này một cách cụ thể nhất. Vì vậy, mọi người nên lưu ý để có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh khỏi bệnh.

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh ngoài da rất phổ biến, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vào mùa lạnh bệnh càng có xu hướng tăng cao và gây nên tình trạng bong tróc da, nứt nẻ gây ngứa rất, khó chịu và đau đớn. Có thể khẳng định chàm bội nhiễm không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng con người nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, cụ thể như:

cach-nhan-biet-trieu-chung-cua-benh-cham-boi-nhiem
Chàm bội nhiễm gây mất thẩm mỹ cho làn da

+ Vùng da bị chàm bội nhiễm sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, làm cho người bệnh mất tập trung vào việc, từ đó chất lượng công việc sẽ bị giảm sút.

+ Bệnh khiến cho người bệnh ngứa ngáy, gây ra tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.

+ Bệnh gây ngứa, khi gãi có thể gây loét da, lây lan sang những vùng da khác, có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm và khiến bệnh nặng hơn. Càng để lâu bệnh sẽ khó chữa hơn.

→ Nguyên nhân chính gây bệnh chàm bội nhiễm có thể là do:

+ Yếu tố di truyền, trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ bị bệnh chàm bội nhiễm thì người đó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những người khác.

+ Do mắc một số bệnh lý trong người như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, các bệnh về thận, viêm dạ dày.

+ Môi trường sống bị ô nhiễm như ô nhiễm khói bụi, thời tiết lạnh, nóng ẩm thất thường khiến cho sức đề kháng không chống chịu được và gây bệnh.

+ Vệ sinh cơ thể kém, bệnh chàm cũng có nguy cơ hay gặp ở những người có làn da khô.

+ Yếu tố tâm lý như lo âu, căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

→ Bạn nên biết: 5 nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm phổ biến nhất

2. Nhận biết chàm bội nhiễm qua những triệu chứng

Chàm bội nhiễm là chứng bệnh gây ra nhiều hậu quả khó lường, vì vậy chúng ta cần phải biết cách nhận dạng bệnh để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp tùy tiện chữa trị bệnh khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng nề hơn.

– Biểu hiện rõ nhất của chứng bệnh chàm bội nhiễm đó là nổi mẩn ngứa, phát ban khó chịu ở vùng cổ, vùng mặt. Hiện tượng này kéo dài khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, gãi nhiều gây trầy xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn.

cach-nhan-biet-trieu-chung-cua-benh-cham-boi-nhiem1
Chàm bội nhiễm gây ngứa ngáy, khó chịu và đỏ da

– Biểu hiện tiếp theo được kể đến đó là xuất hiện các mụn nước li ti trên mặt. Những mụn nước này gây ngứa, khi gãi sẽ gây chảy dịch mủ, viêm lở loét dễ nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

– Cuối cùng da bị bong tróc, sau khi nôi mụ nước li ti và bị vỡ ra, da sẽ khô lại và gây bong tróc da, da khô, tạo thành sẩn mảng có mủ màu vàng.

Khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng nói trên, người bệnh cần phải nhanh chóng để bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, vì nếu để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường trước được.

3. Hạn chế mắc bệnh chàm bội nhiễm bằng cách

Để bệnh không bị nặng hơn và tránh gặp phải những chứng bệnh nói trên, chúng ta nên thực hiện tốt những điều sau đây:

+ Hạn chế ăn muối và những thức ăn quá mặn, nên ăn thức ăn lỏng nhẹ.

+ Tránh dùng rượu bia, cà phê, thuốc lá, các loại hải sản tươi ống, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men, thực phẩm cay nóng.

+ Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da bị bệnh, tránh cọ xát, gãi mạnh vào vùng da bị tổn thương. Vì sẽ khiến cho vết thương bị bội nhiễm khó lành bệnh.

+ Hạn chế sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm có chứa nhiều chất hóa học, nên tắm sữa tắm được chiết xuất từ thiên để tốt cho da và vết thương hơn.

+ Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh vết tổn thương bị cọ xát, gây đau và nhiễm trùng.

+ Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước uống từ trái cây tươi, ăn nhiều rau xanh nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú, hóa chất độ hại, mỹ phẩm.

+ Giữ ấm cho cơ thể, khi ra ngoài nên bịt khẩu trang, mặc áo khoác, che chắn kín đáo vùng da bị bệnh.

→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Cách nhận biết triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *