Cẩn trọng khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em

Các mẹ cần cẩn trọng khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em. Do hiện nay trên thị trường Việt Nam có khá nhiều loại thuốc tây y dùng để chữa trị bệnh mề đay cho trẻ em như thuốc kháng histamin, leukotrien, Corticoid…. Tuy nhiên, nếu như sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Nổi mề đay là hiện tượng da xuất hiện những mảng  đỏ, sưng phù khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Những mảng mề đay thường biểu hiện ở hình dạng kích thước khác nhau và kéo  dài từ vài giờ cho tới vài ngày tuỳ vào mức độ bệnh của trẻ. Nặng hơn sẽ có một số trường hợp mề đay kéo dài trong vài tháng liên tiếp và lan rộng ra toàn bộ cơ thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.


Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân nào gây bệnh mề đay. Tuy nhiên, dựa vào phương pháp chuẩn đoán và điều trị ở một số ca bệnh các bác sĩ da liễu đã kết luận bệnh dựa trên một số tác nhân sau:

  • Do côn trùng cắn: Kiến, ong, muỗi, gián, rệp…
  • Dị ứng trong ăn uống: Hải sản, thịt gà, bò, các loại nước hoa quả…
  • Tác dụng phụ thuốc tây y: Cho trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh mề đay.
  • Thời tiết: Thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, da trẻ  chưa kịp thời thích nghi với môi trường nên dễ mắc bệnh.

Hoặc do người bệnh mắc các bệnh lây nhiễm virus hay bị cảm lạnh,  dị ứng với môi trường ô nhiễm, hoá chất, lông thú vật nuôi trong nhà… cũng chính là tác nhân gây bệnh mề đay thường gặp nhất.

Thông thường khi mắc các bệnh có liên quan đến da liễu, các bậc cha mẹ thường hay chủ quan, điều trị  bệnh cho trẻ theo cảm hứng. Tức là tự ý mua thuốc về điều trị mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Bởi, nhiều người nghĩ rằng điều trị bệnh mề đay tại nhà bằng tây y, đơn giản dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí không cần phải mất thời gian đến bệnh viện để khám…. nhưng họ lại không biết một điều trị mề đay không phải bất kì ai cũng có thể dùng được nếu dùng không đúng cách, dùng quá liều lượng sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Các mẹ cần quan tâm >>> Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không ?

Khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em cần lưu ý điều này

Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thuỷ (chuyên khám và điều trị các bệnh lí về da liễu cho trẻ em và cả người lớn cho biết:

– Mề đay ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải xử lí như thế nào cho hiệu quả và an toàn nhất. Muốn làm được điều này các bạn cần phải trang bị cho chính mình vốn kiến thức cần thiết để xử lí hiệu quả nhấtLà một bác sĩ chuyên ngành và  có nhiều năm trong  việc khám và điều trị các bệnh về da liễu trong đó có bệnh mề đay Tôi khuyên các bạn khi trẻ có những dấu hiệu bất thường trên da cách tốt nhất cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám (bác sĩ Thuỷ nói).

– Tại đây muốn biết bệnh gây ra do đâu, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm như thực hiện các test trên da , thử phản ứng dị ứng với thực phẩm và thuốc, xét nghiệm máu hay sinh tiết da…. để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều  trị sao  cho phù hợp.

– Một số nhóm thuốc có thành phần và công dụng điều trị mề đay được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh mề đay cấp và mãn tính như:

+ Nhóm thuốc kháng histamin H1: Cetirizin; Levocetirizin; Loratadin; Desloratadin; fexofenadin; chlopheniramin, dexchlophrniramin, diphenhydramine, hydroxyzine.

+ Nhóm thuốc kháng histamin H2: cimetidin, ranitidin; cetirizin, loratadine, fexofenadine….

+ Nhóm thuốc kháng leukotrien: montelukast; zafirlukast khi dùng cần kết hợp với nhóm thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng của bệnh mề đay.

+ Nhóm thuốc corticoid: Dexamethason; Prednisolon; Methylprednisolon…

+ Thuốc glucocorticoide gồm prednisone, methylprednisolon…

+Thuốc kháng sinh azithromycin: Chỉ dùng khi nghi ngờ mề đay do vi khuẩn mycoplazma pneumoniae khi dùng các loại thuốc trên không đạt kết quả.

+ Thuốc bôi ngoài da: porticoide như eumovate, phenergan; Dermovate Cream.

+ Thuốc tiêm:  andrenalin, methylprednisolon, dimedrol…

– Các nhóm thuốc trên được chia làm 3 dạng: Uống, bôi ngoài da và tiêm trực tiếp nhưng cần phải được bác sĩ chỉ định thì người bệnh mới được áp dụng. Việc kết hợp các nhóm thuốc trên để điều trị  bệnh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh kết hợp thuốc một cách tuỳ tiện, dùng không đúng liều lượng, không  đúng bệnh, không đúng thời gian sử dụng… sẽ để lại những biến chứng như:  Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận, nhờn thuốc,  ức chế thần kinh, gây buồn ngủ, ảnh hưởng tới các mạch máu dưới da, gây hại đến chức năng thận, huyết áp  không ổn định…. Ngoài ra, bệnh có thể dễ tái phát trở lại sau một thời gian ngừng thuốc.

– Còn đối với dạng thuốc bôi sẽ gây ra  hậu quả teo da, mỏng da, giảm sắc tố da,  các mạch máu tinh thể trở nên nổi bật dưới da, tăng sắc tố quá mức…. gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ mà bạn không ngờ đến.

Tóm lại,  các bậc cha mẹ nên cẩn trọng khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em để không gây ra những hậu quả đáng tiếc. bên cạnh đó bạn cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn quá béo, hải sản, thịt gà, trứng tươi khi trẻ có dấu hiệu nổi mề đay do ăn uống. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều thực phẩm có chứa lượng vitamin cần thiết như A, C, E để tăng sức đề kháng cho trẻ phòng chống bệnh tật. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng cách  dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ, nước nóng sẽ gây khô bong tróc da. Khi tắm không nên dùng tay cọ mạnh vào vết thương của trẻ sẽ làm cho làn da bị bong tróc khiến cho vết thương ngày trở  nên nghiêm trọng hơn. Lựa chọn trang phục cho trẻ bằng các loại vải mềm, khô thoáng và  hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, hoá chất, bụi bẩn, côn trùng….

Các mẹ nên tìm hiểu ngay :

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bình luận (0)

Cẩn trọng khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *