Coi chừng các biến chứng của bệnh mề đay gây ra

Biến chứng của bệnh mề đay khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng. Bởi sự nguy hiểm và sự ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống hàng ngày. Vậy cụ thể từng biến chứng đó là gì? Cách phòng chống như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Xin chào chuyên mục chuatrimedaymanngua.com!

Tôi bị chứng mề đay mãn tính đã khoảng 1 năm nay, cứ khi thời tiết thay đổi, nóng quá hay lạnh quá thì da tôi bắt đầu khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Tôi cũng gặp vấn đề khi ăn các loại hải sản, lúc đó trên người tôi xuất hiện rất nhiều mẩn đỏ dần dần ra thành các mảng lớn, ngứa rát kinh khủng. Chứng mề đay gây ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của tôi rất nhiều, nửa đêm ngứa ngáy cứ phải gãy, thế là không ngủ được. Tôi muốn hỏi chuyên mục là chứng mề đay của tôi như vậy có ảnh hưởng cũng như nguy hiểm gì đến sức khỏe không và có để lại các biến chứng gì không? Tôi xin cảm ơn!

( Thu Hà- 35 tuổi- Cà Mau) 

Biến chứng bệnh mề đay
Mề đay có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Giải đáp: 

Chào bạn Thu Hà! Bệnh mề đay tuy không phải là một căn bệnh gây chết người nhưng những biến chứng lâu dài của mề đay có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nhiều người vẫn rất chủ quan về bệnh mề đay và để lại những hệ lụy đáng tiếc. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy hiểm cũng như biến chứng của bệnh mề đay hãy cùng nghe ý kiến của bác sĩ Lý Hữu Đức- Bệnh viện Da Liễu TP.HCM sau đây:

Bệnh mề đay nguy hiểm như thế nào?

Theo các thống kê cho thấy mỗi năm tình trạng người mắc chứng mề đay ngày càng tăng nhanh và không có dấu hiệu thuyên giảm. Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 20-25% dân số mắc phải bệnh mề đay. Đã có nhiều trường hợp suýt thiệt mạng cũng vì mề đay mà ra.

Ngày 29/12 Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận ca cấp cứu của em T.T.Th.Ng 11 tuổi-  Hóc Môn vì bị ong đốt suy hô hấp cấp độ nặng.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân thì trong khi đang tắm có một con ong trong khăn tắm bay ra đốt vào bàn tay phải của em Ng. Sau đó em bị ngứa, nổi mề đay toàn thân, tay chân lạnh ra rất nhiều mồ hôi, buồn nôn, than mệt.

Gia đình sợ quá nên em lên bệnh viện đại phương và được chuẩn đoán là em bị sốc phản vệ, môi tái, da xanh, mạch đập yếu, huyết áp sụt. Các bác sĩ điều trị cho em theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, tuy có cải tiến về huyết áp nhưng tình trạng suy hô hấp rất nặng nên phải chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây các bác sĩ cho thấy em bị hội chứng nguy kịch hô hấp cứ li bì, lơ mơ, khó thở. Em được điều trị sốc phản vệ và sau 2,3 ngày tình trạng của em Ng. đã dần được cải thiện, thoát qua cơn nguy kịch.

Qua trường hợp của em Ng. có thể thấy một phần nào đó sự nguy hiểm của chứng mề đay gây ra.

Biến chứng của bệnh mề đay gây ra là gì?

Như chúng ta đã biết, khi bị mề đay ai cũng có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát, buồn nôn,… Bệnh mề đay có thể xảy ra tức thì, trong 1 ngày hoặc kéo dài tầm 4-6 tuần, đó là mề đay cấp tính. Nhưng cũng có loại mề đay kéo dài hnag2 tháng, thậm chí cả năm, đó là mề đay mãn tính. Mề đay mãn tính khó xác định nguyên nhân chính xác nên rất khó trong quá trình điều trị. Do đó, nếu trong điều trị mề đay sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Chứng phù mạch 

Chứng phù mạch là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh mề đay. Đây là hiện tượng mà các mạch máu dưới da bị sưng lên, biểu hiện ở vị trí có làn da mỏng như mắt, môi, bộ phận sinh dục,…

Phù mạch - Một biến chứng của bệnh mề đay
Phù mạch thường xảy ra ở những vùng da mỏng như mí mắt, môi, bợ phận sinh dục,…

Phù mạch sinh ra do hiện tượng tích tụ chất dịch trong cơ thể lâu ngày gây ra. Hiện tượng này thường xảy ra đột ngột, có mức độ nguy hiểm hơn phát ban bình thường, thường kéo dài 2-4 ngày.

Khi bị chứng phù mạch, người bệnh sẽ có những triệu chứng:

  • Có cảm giác bỏng rát hoặc đau ở khu vực bị phù
  • Phía trong họng bị sưng, không khí vào phổi không được lưu thông tốt dẫn đến khó thở.
  • Sưng kết mạc ảnh hưởng đến thị lực, gây nguy hiểm đến mắt.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mề đay phù mạch là gì? Thông tin và cách điều trị bạn nên biết

2. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng/Sốc phản vệ 

Sốc phản vệ là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, cực nghiêm trọng liên quan đến tim và phổi. Nếu phổi có vấn đề, ống phế quản bị hẹp lại gây khó thở, huyết áp sụt một cách đột ngột. Lúc này người bệnh sẽ chóng mặt, mất ý thức, ngất xỉu và có thể dẫn đến tử vong. Đây là biến chứng xảy ra rất đột ngột, vì thế cần chuyển ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, tránh để nguy hiểm đến tính mạng.

3. Suy nhược cơ thể 

Làm thế nào mà có thể ăn ngon, ngủ yên khi lúc nào cũng ngứa ngáy, buồn nôn, khó chịu. Với những người bị mề đay mãn tính thì tình trạng ngứa thường xuyên và liên tục cả ngày lẫn đêm. Mất ngủ, thiếu ăn sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức đề kháng yếu đi, là điều kiện cho các tác nhân có cơ hội hoành hành nhiều hơn, khiến bệnh trầm trọng hơn.

4. Nguy cơ nhiễm trùng da

Bệnh mề đay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da dễ khiến nhiều vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng mề đay nặng hơn

Bạn sẽ làm gì khi bạn bị ngứa ngáy, đương nhiên câu trả lời là gãi cho đến khi hết ngứa. Nhưng bạn có biết việc bạn cố chấp gãi lên các vùng da mề đay đó không những không có tác dụng mà còn gây tổn thương da. Trong tình trạng vết thương trên da bị hở, cộng thêm yếu tố sức đề kháng bị suy giảm sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng, dẫn tới bệnh càng nguy hiểm hơn.

5. Lupus

Đây là một bệnh tự miễn dịch, có nguy cô tấn công các mô khỏe mạnh, gây viêm và hủy hoại mô. Lupus gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh. Theo nghiên cứu thì có khoảng 8-12% người mắc bệnh lupus sẽ bị nổi mề đay.

6. Ảnh hưởng đến tinh thần 

Mề đay không đơn thuần chỉ gây ra tác hại về mặt hình thức mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tình thần. Sống chung với bệnh mề đay mạn tính sẽ khiến người bệnh luôn chán nản. Luôn sống trong tình cảnh căng thẳng, lo lắng, tự ti sẽ làm tâm lý người bệnh ảnh hưởng không nhỏ. Mất ngủ thường xuyên và liên tục làm người bệnh luôn khó chịu, thần kinh suy nhược, dễ khiến tính cách của bệnh nhân trở nên nóng nảy, cáu gắt và nếu để lâu dài có thể bị trầm cảm

7. Bệnh tuyến giáp 

Bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp thường gặp nhiều ở trẻ em mắc bệnh mề đay mãn tính. Trẻ em mắc bệnh mề đay mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp rất cao.

8. Một số biến chứng khác của bệnh mề đay

Với những người mắc chứng mề đay mãn tính mà có mắc chứng tiểu đường thì nguy cơ tiến triển nặng hơn. Với phụ nữ mắc chứng mề đay mạn tính sẽ có nguy cơ mắc phải các hội chứng Sjogren, bệnh Celiac hoặc SLE cao hơn hẳn so với những người không bị bệnh.

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh mề đay

Bệnh mề đay tuy nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng là vậy nhưng không có nghĩa là không có cách phòng tránh. Hãy lưu ý đến những điều như sau:

  • Nếu biết mình có nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm, thức uống hoặc các loại thực phẩm đó đã từng làm bạn bị dị ứng, mề đay thì tốt nhất không nên sử dụng lại. Trước mua sản phẩm hay trước khi chế biến, lưu ý thành phần, xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng ghi trên bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Nếu phát hiện có vấn đề hay hư hỏng thì bỏ ngay và không được sử dụng.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, chất hóa học, phấn hoa. Che chắn khi tiếp xúc trời nóng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Vệ sinh nhà cửa, khu vực sống thật sạch sẽ để tránh bị côn trùng cắn, đốt gây mề đay.
Cách phòng chống biến chứng bệnh mề đay
Vitamin C có nhiều trong trái cây sẽ giúp ngăn chặn mề đay rất tốt
  • Ăn uống điều độ, tốt nhất nên ăn các thực phẩm tươi, có nguồn gốc tự nhiên, ăn nhiều rau xanh và các loại thực phẩm có nhiều vitamin C. Tránh ăn các thực phẩm đã chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch bằng cách siêng năng tập luyện thể dục, thể thao
  • Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch bằng cách siêng năng tập luyện thể dục, thể thao
  • Muốn sử dụng một loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của y bác sĩ để tránh dị ứng với các tác dụng phụ của thuốc.

Qua những gì vừa chia sẻ, chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc của bạn Thu Hà về biến chứng của bệnh mề đay. Hi vọng bạn Hà và nhiều độc giả đã biết cho mình cách ngăn chặn bệnh mề đay cứng đầu này. hãy bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt. Thân chào!

Thực hiện: Thiên Bình 

Mời tham khảo thêm:

Thực hư công dụng bài thuốc được xem là thần dược chữa bệnh mề đay dòng họ Đỗ Minh

Bệnh mề đay có chữa được không?

Người bệnh mề đay nên và không nên ăn gì? [Thông tin chi tiết]

Cập nhật lúc 15:32 - 22/11/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Coi chừng các biến chứng của bệnh mề đay gây ra

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *