Da bị dị ứng do thực phẩm cần biết những thông tin này

Khi có triệu chứng dị ứng do thực phẩm thường khiến bạn gặp những phiền toái về da liễu và gặp những phản ứng sốc phản vệ khiến sức khỏe người bệnh bị đe dọa, có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhiều người bị dị ứng thực phẩm vẫn không biết bản thân mình đang xuất hiện những dấu hiệu không thích hợp để dùng loại thực phẩm đó. Cùng chuatrimedaymanngua.com tham khảo những thông tin về dị ứng thực phẩm qua bài viết sau đây:

Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm gây nổi mẩn ngứa, sốc phản vệ thậm chí là tử vong.

I. Thế nào là dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm là tình trạng cơ thể xuất hiện những phản ứng từ hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả dù chỉ một lượng nhỏ thực phẩm đó cũng gây dị ứng da và có những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban hoặc suy hô hấp…

Ở một số người có cơ địa đặc biệt, dị ứng thực phẩm còn gây ra các triệu chứng sốc phản vệ vô cùng nghiêm trọng. Dị ứng thực phẩm còn được nhiều người nhầm lẫn với tình trạng không thể dung nạp thức ăn. Tuy nhiên triệu chứng không dung nạp thức ăn thì tình trạng sức khỏe sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, không gây ra những phản ứng liên quan đến hệ thống miễn dịch.

II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm

Khi bị dị ứng thực phẩm, cơ thể thường phản ánh những triệu chứng trên làn da, hệ hô hấp… để kháng cự các dị vật xâm nhập như:

1. Da xuất hiện những mẩn đỏ

Khi bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ cảm thấy xuất hiện những cảm giác ngứa ngáy, nổi mề đay, hoặc xuất hiện các vết chàm, khiến da sưng đỏ ở cánh tay, bàn chân và đau nhức các khớp.

Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu như đốm đỏ, sưng, hoặc ngứa trên da sau khi ăn loại thực phẩm nào đó thì rất có thể là cơ thể đang phản ứng lại với một loại thực phẩm nào đó mà bạn nạp vào.

2. Ngứa rát vòm miệng

Dị ứng thực phẩm khiến bạn có cảm giác bị ngứa ở bên trong miệng hoặc có cảm giác ho nhẹ. Điều này thường gặp khi bạn ăn phải các loại trái cây hoặc rau quả có thành phần tương tự như phấn hoa.

Triệu chứng ngứa khi bị dị ứng thực phẩm thường xuất hiện trong vòm miệng và biến mất sau vài phút khi đã nuốt thức ăn gây dị ứng.

3. Nhịp tim đập chậm

Trong một số trường hợp bị dị ứng với thực phẩm nào đó, người bệnh sẽ có những thay đổi bất thường trong huyết áp khiến cho mạch bị suy yếu hoặc giảm đột ngột. Nếu bạn đã dùng thuốc ổn định huyết áp trước bữa ăn, thì lúc này bạn sẽ không có xuất hiện dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mạch đập rất yếu, có thể là ngất xỉu.

nhịp tim chậm lại
Dị ứng thực phẩm có thể khiến nhịp tim của bạn bị chậm lại.

Do đó, nếu sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó mà bạn cảm thấy chóng mặt, thì đừng nên chủ quan kẻo xuất hiện nên những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân.

Đọc thêm: Bị dị ứng hải sản kéo dài trong bao lâu?

4. Đau tức ngực

Nếu sau khi nuốt thức ăn mà bạn có cảm giác đau tức ngực, thì điều này cảnh báo các chất gây dị ứng có trong thực phẩm đã kích hoạt phản ứng miễn dịch, tạo nên một số lượng lớn tế bào bạch cầu đến thực quản, khiến cổ họng bị căng tức và không khí khó khăn khi di chuyển qua khí quản.

5. Gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Nếu sau khi ăn mà bạn cảm thấy buồn nôn, đau dạ dày phải đi vệ sinh thì đó là ngộ độc do dị ứng thực phẩm.

Do đó, khi bạn xuất hiện dấu hiệu kể trên, hãy ngừng ăn lại, xem xét những dấu hiệu mà cơ thể đang gặp phải rồi có những ứng biến kịp thời, tránh gây nên hậu quả nghiêm trọng.

⇒ Đối với những trường hợp sốc phản vệ kể trên, người bị dị ứng thực phẩm cần nhanh chóng điều trị khẩn cấp, tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như hôn mê, ngất xỉu thậm chí là tử vong.

III. Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Sau đây, bạn nên điểm qua một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng nếu không quen ăn:

1. Sữa

Sữa là một trong những loại thực phẩm dễ dị ứng thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Những người bị dị ứng sữa và các thành phần protein có trong sữa hoặc bánh ngọt, kẹo có chứa sữa đều phải tránh.

Dị ứng với protein trong sữa thường gây ban đỏ, mề đay, viêm da, chàm; đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa; gây khó thở và hen suyễn… sau khi sử dụng. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây tử vong.

2. Trứng

Trứng là thực phẩm hay gặp thứ hai gây dị ứng thực phẩm. Phần lớn các protein nằm trong lòng trắng, còn lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein các loại trứng, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngỗng…

Dị ứng trứng thường gây viêm da, mề đay, đau bụng, buồn nôn… Phản ứng ngoài da xuất hiện sau vài phút khi ăn trứng, nếu dị ứng nặng sẽ gây khó thở, ho, lên cơn hen…

3. Cá

Cá là thực phẩm gây dị ứng thường thấy ở người trưởng thành, người bị dị ứng cá thường có các triệu chứng hết sức đa dạng, thường là những biểu hiện ngoài da và vấn đề về đường tiêu hóa.

dị ứng cá
Cá là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà bạn cần lưu ý.

Thành phần gây dị ứng chính trong hầu hết các loại cá là Protein Parvalbumin, nên những người dị ứng với một loại cá thường cũng không ăn được các loại cá khác.

4. Tôm cua

Dị ứng với hải sản như tôm cua cũng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn, người dị ứng với tôm cua cũng thường dị ứng với trai, sò, ốc, hến, mực, bạch tuộc…

Triệu chứng dị ứng thường thấy là ngứa miệng, phát ban trong họng rồi tới phản ứng toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng.

5. Lạc

Thủ phạm gây dị ứng là các protein dự trữ – nguồn dinh dưỡng của cây sau này. Người dị ứng với lạc thường phản ứng mạnh nhất với 2 loại protein Vcilin và Albumin.

Biểu hiện lâm sàng là ngứa ở miệng và họng, khó thở thậm chí là sốc phản vệ. Lạc thường có biểu hiện nặng nề nhất trong các biểu hiện dị ứng thức ăn. Lạc có thể gây phản ứng mạnh trong lần đầu tiên sử dụng. Triệu chứng ngứa ran ở môi chính là dấu hiệu cảnh báo bạn có phản ứng mạnh với lạc.

IV. Những cách điều trị dị ứng thực phẩm kịp thời

Theo PGS – Tiến sĩ Lê Nguyễn Hoàng Lộc – Nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nặng thường nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở dữ dội.

Cấp cứu khi dị ứng thực phẩm.
Cần phải cấp cứu ngay khi có những dấu hiệu của dị ứng thực phẩm.

PGS Lộc cho biết, nếu tình trạng dị ứng nặng hơn có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong nhanh chóng. Do đó, khi bạn hoặc người thân có những biểu hiện dị ứng thực phẩm thì cần nhanh chóng thực hiện những bước sau đây:

  • Dừng ăn ngay loại thực phẩm đang dùng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Lấy hơn một thìa bột Vitamin C hòa với một ly nước và uống. Sau 15 phút nếu vẫn không thấy các biểu hiện dị ứng thực phẩm thuyên giảm thì cần nhanh chóng dùng các thuốc chống acid như kreamin – S.
  • Sau khi uống thuốc mà vẫn không thuyên giảm thì cần di chuyển nhanh chóng người bị dị ứng thực phẩm đến bệnh viện để bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Nên đem theo hoặc liệt kê những thực phẩm người bị dị ứng đã ăn trong ngày để tìm ra thực phẩm dị ứng để điều trị đúng cách, cũng như phòng tránh bệnh tái phát.

Trên đây là một trong những thông tin về dị ứng thực phẩm, hy vọng độc giả sẽ có thêm kiến thức để ngăn ngừa cũng như biết được biểu hiện của chứng dị ứng thức ăn. Từ đó có những các điều trị kịp thời, tránh bệnh tái phát.

Đỗ Phong

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bình luận (2)

Da bị dị ứng do thực phẩm cần biết những thông tin này

Bình luận (2)

  1. nhilê Trả lời

    Mong bác sĩ trả lời giúpvmình. Triệu chứng bệnh của mình là đầu tiên mình bị nóng trong ngừơi , hôm sau mình bị ngứa nổi mề đai, đã mua thuốc sốt uống và giảm nóng, hôm qua mình vừa mới ăn món ăn lạ thì sáng môi bị sưng lên không đau .không ngứa.chỉ có ở môi trên.Bác sĩ tư vấn giúp mình.các triệu chứng trên là gì vậy

  2. Hiền Tâm Trả lời

    Chào Bác sĩ!
    Bác sĩ giải đáp giúp em với, mỗi lần ăn thực phẩm để ở ngăn đá tủ lạnh thì khoảng 2-3 tiếng sau ăn em bị ngứa vùng cổ và lưng nổi đốt như bị con gì cắn. môi trên và dưới sưng căn không ngứa. mặt hơi sưng. mới bị gần đây. Bác sĩ cho em hỏi là em bị gì vậy ạ!
    Em cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *