Ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mang thai là bệnh gì?

Hiện tượng các mẹ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mang thai thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng  cuối thai kỳ. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này là sự thay đổi các hormone hoặc tâm sinh lý của thai phụ trong giai đoạn mang thai.

Các mẹ bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay bàn chân gây khó chịu nhưng thường chủ quan mà không biết có thể bản thân, cơ thể đang gặp những bệnh lý rất đáng để quan tâm. Cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ ngay bên dưới đây:

I. Ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mang thai là bị bệnh gì?

Mang thai thường xuất hiện tình trạng bị ngứa lòng bàn chân bàn tay, nhưng không nguy hiểm nên nhiều chị em chủ quan. Nhiều phụ nữ mang thai vào mùa hè thường hiểu lầm là sự phản ứng của da đối với hiện tượng thay đổi thời tiết gây ngứa chân tay.

 ngứa lòng bàn tay, bàn chân khi mang thai
Nhiều sản phụ gặp tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân khi mang thai.

Việc ngứa lòng bàn tay, bàn chân không chỉ đơn giản là những biểu hiện dị ứng thông thường, nó đang cảnh báo cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần được quan tâm:

1. Căn bệnh ứ mật thai kỳ

Căn bệnh này còn được gọi là ứ mật sản khoa, hay xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Thai phụ thường có các triệu chứng ngứa và đỏ, hay xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Đôi khi tình trạng ngứa ngáy lan cả sang bụng, đùi.

Hiện tượng này không diễn ra thường xuyên; đôi lúc các mẹ bầu thấy bệnh thuyên giảm, nhưng hôm sau lại ngứa dữ dội, có hôm lại xảy ra vào ban đêm khiến sản phụ mất ngủ. Đi kèm đó là một vài triệu chứng khiến sản phụ vàng da, chất thải sẫm màu và có mùi hôi.

Chứng ứ mật thai kỳ tuy không gây hại nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Nhưng nó khiến mẹ bầu khó chịu vì ngứa ngáy, có khi gãi nhiều gây trầy xước và chảy máu da.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp được ghi nhận do cơ địa của người mẹ yếu nên dẫn đến tình trạng sinh non, thai nhi bị xuất huyết não, thai chậm phát triển hoặc nước ối bị nhiễm trùng…

Đã từng có hơn 5 trường hợp được ghi nhận vào năm 2016 tình trạng ứ mật khi mang thai khiến thai chết lưu, thậm chí là bé bị tử vong sau khi sinh.

Do đó, khi ứ mật thai kỳ thì các mẹ nên đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm để điều trị và ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

2. Chứng sẩn ngứa

Khi thai phụ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân thì đó có thể là dấu hiệu của chứng sẩn ngứa. Các chị em thường nổi những nốt mẩn cỡ hạt đậu và hơi ngứa ngáy, nóng rát. Cá biệt có những trường hợp bị nóng sốt do mẹ bầu chủ quan gây nên chứng mạn tính và tái đi tái lại thường xuyên.

Chứng sẩn ngứa
Chứng sẩn ngứa dễ khiến thai phụ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân khi mang thai.

Khi gặp tình trạng nổi sẩn gây ngứa lòng bàn tay bàn chân, các sản phụ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ,  tắm rửa thường xuyên, tránh ăn đồ cay nóng và thăm khám bác sĩ sớm nhất.

Đọc thêm: Bị ngứa chân tay khi mang thai nên làm gì?

3. Các chứng bệnh ngoài da

Bên cạnh những chứng bệnh kể trên, mẹ bầu còn bị ngứa do bị các bệnh da liễu như mề đay, chàm, vảy nến…

Các mẹ thường bị ngứa dữ dội ở lòng bàn chân, bàn tay, các dấu hiệu da sưng đỏ, bong tróc và khô nứt khiến da tay chân chảy máu.

⇒ Các bệnh lý này thường khó điều trị dứt điểm trong một lần, hơn nữa những triệu chứng của nó khá dai dẳng. Khi mang thai, các mẹ nên thường xuyên đi khám bác sĩ sản khoa và da liễu để được tư vấn cách điều trị thích hợp nhất.

II. Những cách khắc phục chứng ngứa bàn tay bàn chân khi mang thai

Khi bị ngứa lòng bàn tay bàn chân trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bên cạnh việc điều trị với bác sĩ chuyên khoa thì có thể áp dụng những phương pháp giảm ngứa thích hợp tại nhà mà vẫn an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

Tắm rửa sạch sẽ
Tắm rửa sạch sẽ giúp sản phụ giảm ngứa ngáy lòng bàn tay bàn chân hiệu quả.
  • Cần tắm rửa sạch sẽ, không nên dùng nước quá nóng hoặc sử dụng vòi hoa sen để tránh bị khô da.
  • Các sản phụ nên mặc những trang phục thoáng mát và dành cho thai phụ để da được hô hấp tốt hơn và tránh đổ mồ hôi gây bí da.
  • Nên chọn loại sữa tắm lành tính và có độ pH vừa phải để tránh da của bạn bị khô và ngứa. Nên dùng sản phẩm thích hợp với cả da mẫn cảm; và đôi khi hãy tắm bột yến mạch cùng nước ấm để cải thiện tình trạng ngứa da hiệu quả (Phương pháp này xuất hiện nhiều ở các spa, cơ sở làm đẹp).
  • Bạn có thể dùng một cái khăn mềm nhúng sơ qua nước ấm hoặc bọc đá và chườm vào vùng da bị ngứa để giảm kích thích và dịu đi cảm giác khó chịu.
  • Thai phụ hạn chế cào, gãi để không kích thích gây ngứa, xây xước da và để sẹo về sau. Nên cắt móng tay hoặc vệ sinh lòng bàn tay, bàn chân để tránh cho da bị nhiễm trùng.
  • Nên bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin A trong cá, trứng, rau củ màu đỏ, cam… để giảm dị ứng. Bên cạnh đó các mẹ bầu cũng nên uống hơn 2 lít nước mỗi ngày.
  • Có thể dùng thêm một số loại kem chống rạn da và giữ ẩm để thoa lên nhằm làm dịu cơn ngứa.

Với những thông tin được chuatrimedaymanngua chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ điều trị được chứng ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân. Giúp các sản phụ có thời gian thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Lê My

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (8)

Ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mang thai là bệnh gì?

Bình luận (8)

  1. Bùi thị huệ Trả lời

    Em được 6 tháng và em bị ngứa bàn chân với mấy ngón chân và ngứa 2 bên chủ yếu ngứa vào ban đêm. Bác sĩ cho em hỏi em bị ngứa như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không và cách nào hạn chế bớt cơn ngứa không ạ.
    Em xin cảm ơn nhiều ạ.

  2. Bùi thị huệ Trả lời

    Em được 6 tháng và em bị ngứa bàn chân với mấy ngón chân và ngứa 2 bên chủ yếu ngứa vào ban đêm. Bác sĩ cho em hỏi em bị ngứa như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không và cách nào hạn chế bớt cơn ngứa không ạ.
    Em xin cảm ơn nhiều ạ.

  3. Kiều Tiên Trả lời

    Em được 27 tuần 4 ngày em bị ngứa lòng bàn chân, em gãy thì có xuất hiện mục nước. Hiên tượng như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ và cách nào để không con ngứa nữa ạ

    1. Thuý Phan Trả lời

      bạn điều trị bằng bài thuốc này nè trước mình có bầu tháng thứ 2 cunhgx bị giống như bạn đó , uống thuốc tây mãi không hết ngứa sau chuyển qua điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh mới hết được ngứa đó nè bạn .
      >>> https://www.benhmedaymanngua.com/chua-noi-man-ngua-khi-mang-thai-khong-can-thuoc.html

      1. Vân

        chị Thuý cho em hỏi vơi em bị nổi mẩn ngứa đã đi bệnh viện da liễu khám và làm xét nghiệm máu rồi nhưng kết quả vẫn bình thiuongwf không vấn đề gì không biết uống thuốc này được không em đang có bầu sang tháng thứ 6 rồi

      2. Phạm Thị Hồng Ngọc - Hưng Yên

        đang có bầu uống thuốc đông y là yên tâm nhất rồi các mẹ nhé , uống thuốc tây sợ lắm tác dụng phụ đủ các loại . mình đang điều trị chỗ nhà thuốc đỗ minh đường mới được hơn 1 tháng nay thôi thấy tiến triển rất tốt và được cái uống thuốc cảm thấy người ko bị mệt mỏi

  4. Tuyen Trả lời

    Em ngứ toàn thân rồi lan xuống bàn tay bàn chân ngứa nhiều ngứa đã 3 ngày chưa thấy hết

    1. Hoàng Văn Hà Trả lời

      vậy đễ bạn bị nổi mề đay rồi hay ngứa vào buổi tối đúng không bạn ? tôi trước bị giống bạn mãi ko khỏi sau đi khám bác sĩ bảo bị nổi mề đay mới hay đó nè

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *