Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, hôm nay, chuyên mục bacsiviemdacodia.com sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản về căn bệnh tổ đỉa. Cụ thể như nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh tổ đỉa là gì? Để từ đó, người bệnh biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1. Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, thường xuất hiện ở vùng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón tay chân. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào kể cả nam và nữ. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, xin mời mọi người cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả:

nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-to-dia

+ Bệnh có thể do sức đề kháng quá yếu nên các vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể gây bệnh tổ đỉa.

+ Do dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt và công việc hàng ngày như xăng dầu, thuốc kháng sinh, chất tẩy rửa, xi măng môi.

+ Đối với những người có cơ địa dễ bị bị kích ứng thì có thể do dị ứng bởi thức ăn như hải sản, thịt gà, trứng, đậu phộng, các thức ăn lên men hoặc do mỹ phẩm, thời tiết.

+ Môi trường ở xung quanh bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường, khi tiếp xúc dẫn đến dị ứng và gây bệnh.

+ Dị ứng nấm kẽ chân.

2. Nhận biết triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một căn bệnh khá phổ biến và những triệu chứng của bệnh cũng khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác. Vì vậy, bạn cần xác định được đâu là triệu chứng chủ yếu của bệnh, để từ đó không bị chẩn đoán sai bệnh và khiến cho quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn. Khi mắc bệnh tổ đỉa thường có những triệu chứng cụ thể như sau:

nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-to-dia1

– Vị trí xuất hiện bệnh thường ở lòng bàn tay, bàn chân, rìa các ngón tay, ngón chân. Tổn thương thường đối cứng và bệnh ít khi gặp ở những chỗ khác ngoài những vị trí đã nói ở trên.

– Những mụn nước có màu trắng trong, kích thước nhỏ, nằm sâu trong da, chắc và rất khó vỡ. Mụn nước thường tập trung thành từng vùng và gồ ghề trên bề mặt da. Có nhiều trường hợp mụn nước nhiều kết lại với nhau tạo thành một bóng nước lớn.

– Bệnh tổ đỉa thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước vùng da đó rất ngứa. Sau khi nổi mụn nước càng ngứa hơn nữa, sau một thời gian các mụn nước tự khô và vỡ ra, khi mụn nước khô lại sẽ dày sừng màu vàng đục và bị tróc da.

– Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ có màu đục, sưng đỏ và nổi hạch bạch huyết, cơ thể bị nóng sốt cao.

– Tổ đỉa thường gây ngứa da rất nhiều, càng gãi lại càng ngứa và có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.

Để điều trị bệnh, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da và một số loại thuốc uống kháng sinh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ thì bệnh mới có thể nhanh khỏi.

3. Những lưu ý khi mắc bệnh tổ đỉa

Ngay khi mới phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị bệnh tổ bằng các loại thuốc tây y hoặc đông y thì người bệnh cần phải chú ý đến những điều sau:

nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-to-dia2

– Nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất, vì hóa chất tẩy rửa hoặc các loại xăng dầu có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, với những người đã khỏi bệnh có thể khiến cho bệnh tái phát trở lại. Nếu trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo găng tay và đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

– Cần thận trọng khi dùng mỹ phẩm, những người có làn da dễ bị kích ứng không nên trang điểm quá nhiều, trước khi sử dụng một loại mỹ phẩm nào đó lạ thì nên test thử ở những vùng da khác trước khi sử dụng lên mặt hoặc toàn thân.

– Chú ý tới thời tiết, vì nhiều người có da rất dễ bị dị ứng, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ẩm ướt có thể khiến cho da bạn bị dị ứng. Vì vậy, trước khi ra ngoài cần chú ý mặc kín đáo và bịt khẩu trang cẩn thận.

– Với những món ăn như hải sản, đồ tanh không nên ăn trong quá trình mắc bệnh hoặc đang điều trị bệnh tổ đỉa. Vì chúng sẽ khiến cho bệnh thêm nặng hơn.

– Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, rượu bia cà phê mà thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

→ NGƯỜI BỆNH TỔ ĐỈA NÊN BIẾT:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *