Trẻ bị nổi mề đay và sốt phải làm sao?

Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp chứng nổi mề đay và sốt vì hệ miễn dịch của trẻ chưa ổn định, thường dễ gặp các trường hợp kích ứng từ các tác nhân bên ngoài môi trường gây dị ứng.

Mề đay và sốt thường gây những ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, nếu không điều trị kịp thời dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí là tánh mạng của bé.

I. Tìm hiểu về chứng sốt nổi mề đay ở trẻ

Cũng giống như ở ngời lớn, trẻ có thể bị nổi mề đay, các nốt mẩn gây ngứa ngáy, khó chịu và gây cho trẻ nhiều bứt rứt.

Trẻ rất dễ bị nổi mề đay và sốt
Trẻ rất dễ bị nổi mề đay và sốt vì cơ địa yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Theo bác sĩ Đinh Tuấn thuộc Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng sốt và nổi mề đay ở trẻ. Đây còn là chứng sốt phát ban bởi trẻ bị nhiễm Virus sởi hoặc Virus Rubella… thường thấy ở trẻ từ 5 – 36 tháng tuổi.

Bệnh này thường rất dễ lây nhiễm, nhất là khi trẻ tiếp xúc với những người từng bệnh hoặc các trẻ khác ở tập thể nhà trẻ, trường học…. qua đường hô hấp khi tiếp xúc với tình trạng ho, hắt hơi khiến các giọt nước mang khuẩn bệnh li ti gây bệnh.

Biểu hiện chung của trẻ khi bị nổi mề đay và sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần rồi khiến trẻ gây sốt và nổi mề đay khắp người, gây xuất hiện các ban hồng đổ khắp người, cụ thể:

  • Nổi mề đay do Virus Sởi: Trẻ thường sốt cao từ 38 – 40 độ C. Sau đó tình trạng sốt giảm dần và bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban, sau đó chứng mề đay lan khắp mặt, xuống ngực, bụng và toàn thân. Trẻ bị nổi các nốt sẩn gồ ghề trên da, sau khi khỏi thì để lại các vết thâm vằn vện khắp người. Trẻ còn gặp các chứng sổ mũi, ho, hắt hơi, mắt đỏ và có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não dễ gây nguy hiểm tính mạng.
  • Bệnh do nhiễm Virus Rubella: Trẻ thường phát ban ở mặt, lan dần xuống tới chân, các đốm mề đay kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Các nốt ban do Virus Rubella gây nên thường dày và nhạt màu hơn chứng ban sởi. Trẻ còn kèm theo chứng sưng hạch ở cổ, nách, tai, bẹn… gây đau nhức khớp xương.

Chứng nổi mề đay và sốt ở trẻ có trường hợp sẽ tự biến mất trong vài giờ hoặc vài tuần. Có trường hợp trẻ gặp những biến chứng nguy hiểm thường phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp y tế.

II. Những cách khắc phục chứng nổi mề đay và sốt ở trẻ

Khi trẻ xuất hiện tình trạng sốt phát ban, gây nên những khó chịu thì các bậc phụ huynh nên biết cách xử lý đúng đắn để trẻ giảm nhanh các triệu chứng bệnh phát ban, sốt và nổi mề đay:

đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám
Nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt để khắc phục chứng mề đay và sớm.
  • Nên hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ đắp khăn mát, dùng thuốc Paracetamol với liều lượng 10 – 15mg sau 6 giờ để tránh biến chứng sốt cao co giật.
  • Cho trẻ các loại thuốc thảo dược để giảm ho, viêm họng như rau tần ô, tắc chưng với đường phèn…
  • Dùng khăn giấy thắm nước muối sinh lý để thông mũi, họng cho trẻ dễ ăn uống hoặc bú sữa mẹ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như sữa ấm, cháo, súp… và chia nhỏ khẩu phần ăn nhằm cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và nước ép trái caay để cũng cấp Vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Không nên kiêng gió hoặc nước, nên vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm để trẻ nhanh hạ sốt, giảm nổi mề đay, tránh gây nhiễm trùng da và bị viêm phổi.

Đọc thêm: Bệnh phong ngứa ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

Khi trẻ trở bệnh nặng như sốt cao không hạ, ngủ li bì, hôn mê, co giật, thở dốc… thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc tùy theo thể trạng và mức độ bệnh của trẻ như Acetaminophen, Advil,  Motrin…

Bên cạnh đó, phụ huynh còn phải biết kiêng cử cho trẻ để tránh cho bé gặp nhiều biến chứng, khiến bệnh nặng và nghiêm trọng hơn:

  • Không cho trẻ nằm trong phòng kín, tù túng và ẩm ướt khiến trẻ dễ bệnh nặng hơn.
  • Tránh cho trẻ gãi để khiến cho da bị trầy xước, viêm nhiễm gây bệnh nặng hơn.
  • Trẻ đang sốt phát ban, nổi mề đay thì thể trạng cơ thể còn yếu, nên cho trẻ tắm rửa cẩn thận bằng nước ấm, tránh để trẻ bị cảm cúm để biến chứng thành bệnh khác nặng hơn.
  • Không cho trẻ dùng nước tẩy rửa, sữa tắm, xà phòng, khói ô nhiễm, lông vật nuôi… để tránh bị dị ứng khiến bệnh nặng hơn.
  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, chất liệu dễ thấm hút để tránh gây kích ứng cho da.

Những thông tin trên về chứng nổi mề đay và sốt ở trẻ hy vọng giúp được các phụ huynh biết cách chăm sóc, điều trị để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và lấy lại sức khỏe.

Chúc “thiên thần bé” của bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Song Lam

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bình luận (0)

Trẻ bị nổi mề đay và sốt phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *