Ngứa đầu ngón tay ngón chân – Tuyệt đối không được xem thường

Bị ngứa đầu ngón tay ngón chân thường xuyên vào ban đêm có thể là do cơ địa bị dị ứng, tuy nhiên trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm không ngờ tới.

Triệu chứng này không những gây ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, khi bị ngứa đầu ngón tay ngón chân không được xem thường mà cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả nhất!

1. Bị ngứa đầu ngón tay ngón chân có thể mắc bệnh gì?

Bị ngứa đầu ngón tay ngón chân là một trong những triệu chứng khá phổ biến và thường hay gặp ở người già và phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do dị ứng hoặc mắc các chứng bệnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, muốn biết chính xác và có phương pháp chữa trị hiệu quả thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám. Thông thường, triệu chứng bị ngứa đầu ngón tay ngón chân do những nguyên nhân chủ yếu sau đây gây nên:

∗ Do dị ứng với thời tiết, thức ăn

Nhiệt độ nắng nóng ngày hè cũng là nguyên nhân gây ra chứng ngứa ngón tay, ngón chân khó chịu. Nguyên nhân là vì khi nhiệt độ tăng cao khiến cho các mạch máu trong cơ thể mở rộng để nhiệt thoát ra ngoài qua da, giúp cơ thể mát hơn. Cũng chính vì vậy, khi mác mạch máu bị giãn, một số chất dịch có thể rỉ vào mô mềm của da khiến cho đầu ngón tay, ngón chân bị sưng ngứa rất khó chịu.

Bị ngứa tay chân cũng có thể là do cơ địa mẫn cảm bị dị ứng với một số thức ăn lạ như hải sản tươi sống, nhộng tằm, trứng, sữa. Ngoài ngứa ngáy khó chịu thì có thể da bị nổi mẩn đỏ, phù nề.

Xem ngay: 2 cách chữa bệnh dị ứng thời tiết nhanh khỏi – Đơn giản không ngờ

∗ Hội chứng ống cổ tay

Chứng bệnh này hay còn có một số tên gọi khác như hội chứng chèn ép thần kinh giữa, hội chứng đường hầm cổ tay. Bệnh được hiểu đơn giản là tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, thường gặp nhất là phụ nữ. Ngoài triệu chứng ngứa đầu ngón tay còn kèm theo đau, tê nhức, có cảm giác châm chích ở đầu ngón tay rất khó chịu. Để lâu bệnh có thể lan ra cổ tay, lòng bàn tay, cẳng tay, đau nhức khó chịu nhất là vào ban đêm.

bi-ngua-dau-ngon-tay-ngon-chan-khong-duoc-xem-thuong2
Ngứa đầu ngón tay có thể bạn đang mắc hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu. Nếu không được chữa trị sớm có thể gây teo cơ, liệt cơ rất nguy hiểm. Khi mắc bệnh  ngoài việc đi khám và điều trị bệnh thì bạn cũng cần tìm hiểu và biết được những cách trị ngứa tay chân hiệu quả nhất để giúp giảm cơn ngứa và bệnh có thể nhanh khỏi nhất.

∗ Bị cước

Bị cước là tình trạng xuất huyết, gây phù nề ở đầu các ngón tay, ngón chân và có thể xảy ra ở mũi và tai. Bệnh do chấn thương ngoài do thời tiết lạnh gây nên, chủ yếu thường hay gặp ở những người thường xuyên lao động chân tay, không giữ nhiệt độ đầy đủ cho cơ thể.

Ngoài triệu chứng ngứa ngón tay, ngón chân còm kèm theo hiện tượng sưng đỏ, phù nề, cảm giác đau và ngứa ngáy thường xuyên. Khi ngứa nhiều thì thường gãi ngứa và gây ra trầy xước da, gây viêm nhiễm da. Để giảm ngứa ngáy, khó chịu và khiến bệnh nặng hơn người bệnh nên chú ý mang quần áo đủ ấm, mang tất chân, tất tay trong thời tiết giá lạnh.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, thì hiện tượng ngứa tay chân còn có thể do mắc bệnh phù bạch huyết, mắc các vấn đề về da như bệnh zona, viêm mô tế bào. Vì vậy, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhũng cách chữa ngứa da để từ đó hiểu rõ hơn, biết cách điều trị bệnh hiệu quả hơn.

2. Khi bị ngứa tay chân nên làm gì?

Như đã nói ở trên, bị ngứa ngón tay, ngón chân do rất nguyên nhân gây nên. Chính vì vậy để biết được chính xác bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh sớm. Ngoài việc khám và chữa bệnh, bạn nên thực hiện tốt những điều sau để giúp giảm ngứa và không để cho bệnh nghiêm trọng hơn.

+ Bổ sung thêm một số loại thảo dược có tác dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt cơ thể như nước rau má, chè đỗ đen, bột sắn dây.

+ Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày bằng cách tắm rửa, hạn chế để ra mồ hôi nhiều gây ngứa ngáy khó chịu. Nên mặc quần áo rộng, thoải mái, chất liệu làm bằng vải cotton.

+ Ngâm rửa tay chân bằng một số thảo dược thiên nhiên như lá kinh giới, lá bạc hà, lá lốt, lá gừng, rau răm. Cách làm này giúp kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy rất tốt.

+ Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, các tác nhân gây bệnh như thức ăn dễ gây dị ứng, mỹ phẩm, hóa chất.

+ Không nên tắm bằng những loại sữa tắm, xà phòng, dầu gội có tính kích ứng mạnh.

+ Nếu sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện theo đúng chỉ định để tránh gây ra các tác dụng phụ.

Mọi người cũng nên lưu ý, ngoài đối tượng người già và phụ nữ nói chung thì phụ nữ mang thai cũng là một trong những nhóm người rất dễ bị dị ứng và gây ngứa ngáy chân tay khó chịu. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên tìm hiểu và biết rõ khi mang thai bị ngứa tay chân cần làm gì để có thể nhanh chóng loại bỏ cơn ngứa một cách hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Bài được quan tâm : 

Bị ngứa tay chân về đêm thường xuyên nguyên nhân do đâu?

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

13 cách chữa bệnh ngứa ngoài da giúp bạn “Triệt Tiêu” cơn ngứa

Cập nhật lúc 15:33 - 22/11/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (2)

Ngứa đầu ngón tay ngón chân – Tuyệt đối không được xem thường

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Vũ Tuấn Trả lời

    tôi bị ngứa tay, chân, đầu, đôi lúc cảm giác như kim chít, đau, tê nhức, kiểm tra máu mà không có bệnh nhưng cứ bị triệu chứng vậy hoài, tôi có uống LERTAZIN 5MG thì hết khoảng 4 ngày sau lại bị lại (uống theo dơn bác sĩ). tôi có kiểm tra máu về sán cho nhưng chỉ số cho thấy tôi không bị nhiễm sán chó vậy tôi có khả năng bị bệnh gì????? uống thuốc LERTAZIN 5MG hoài thì có bị tác dụng gì không??? giúp tôi với!!!

  2. Nguyễn Vũ Tuấn Trả lời

    tôi bị ngứa tay, chân, đầu, đôi lúc cảm giác như kim chít, đau, tê nhức, kiểm tra máu mà không có bệnh nhưng cứ bị triệu chứng vậy hoài, tôi có uống LERTAZIN 5MG thì hết khoảng 4 ngày sau lại bị lại (uống theo dơn bác sĩ). tôi có kiểm tra máu về sán cho nhưng chỉ số cho thấy tôi không bị nhiễm sán chó vậy tôi có khả năng bị bệnh gì????? uống thuốc LERTAZIN 5MG hoài thì có bị tác dụng gì không??? giúp tôi với!!!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *