Nguyên nhân và cách chữa bệnh chàm dị ứng

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh chàm môi, chàm khô… Thì hôm nay chúng ta lại cùng tìm hiểu một thể loại khác của chàm đó chính là chàm dị ứng.

Chàm dị ứng hay còn gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở da, đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đây là căn bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian dài. Chàm dị ứng khiến cho da trở nên khô, cứng, tróc vảy, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

1. Cách nhận biết chàm dị ứng đơn giản

Như đã nói ở trên, chàm dị ứng là một căn bệnh ngoài da phổ biến, có thể gặp ở bất kì ai kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh chàm dị ứng bạn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

+ Bị ngứa nhiều vào buổi tối, càng gãi càng ngứa và có thể gây tróc da, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

+ Mảng da bị tổn thương có màu đỏ hay xám nâu, thường xuất hiện ở vùng tay, chân, cổ, ngực, mí mắt, bên trong khuỷu tay hoặc đầu gối.

+ Nổi các sẩn nhỏ, nhạy cảm và sưng lên do cào gãi.

+ Da dày, khô và bóng tróc vảy gây mất thẩm mỹ cho làn da.

Chàm dị ứng gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu

→ Chàm dị ứng là một chứng bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, khi mắc bệnh và nếu gặp những triệu chứng sau đây thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

+ Những cơn ngứa ngáy khó chịu gây mất ngủ thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

+ Cảm thấy đau ở vùng da bị tổn thương do chàm dị ứng gây ra.

+ Da bị nhiễm trùng, có vệt đỏ, mưng mủ hay có vảy vàng.

+ Người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân mình.

+ Bệnh gây ảnh hưởng đến thị giác, gây mờ mắt.

Có nhiều người thắc mắc, muốn biết: Bệnh chàm có lây cho người khác không?

2. Nguyên nhân chính gây bệnh chàm dị ứng

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm dị ứng chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu thì dưới đây là một số yếu tố gây bệnh chàm dị ứng thường hay gặp nhất. Mọi người có thể tham khảo và biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

– Do cơ địa: Chàm dị ứng có thể do di truyền từ người thân, những ai có người thân từng bị chàm dị ứng hoặc hen suyễn thì họ có khả năng mắc bệnh này cao hơn so với những người khác. Những người bị rối loạn chức năng gan, thận, thần kinh, nội tiết, mắc các bệnh về viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng thường dễ mắc bệnh hơn những người bình thường.

Mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây bệnh chàm dị ứng

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây bệnh chàm dị ứng

– Do dị ứng thuốc điều trị bệnh: Một số thuốc hay gây phản ứng như thủy ngân, lưu huỳnh, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.

– Dị ứng hóa chất: Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với xi măng, thuốc nhuộm, dầu mỡ, sơn de, phân hóa học, thuốc trừ sau thường rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có chàm dị ứng.

– Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng được kể đến như: Vi khuẩn, nấm, siêu vi.

– Các yếu tố vật lý gây dị ứng da như: Ánh sáng, độ ẩm không khí, cào gãi da.

– Dị ứng mỹ phẩm hoặc các loại quần áo len, khăn len, giày dép cao su, thuốc nhuộm tóc, nylon, dị ứng phấn hoa, cây cỏ hoang.

– Dị ứng thức ăn: Những loại thức ăn dễ gây dị ứng mà bạn nên thận trọng đối với những người có làn da mẫn cảm như hải sản tươi sống, nhộng tằm, trứng, sữa, thịt gà.

– Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu không may mắc phải chứng bệnh này mọi người không nên lo lắng, mà nên bình tĩnh, thoải mái tìm cách chữa bệnh, tránh để bệnh nặng hơn.

3. Phương pháp điều trị bệnh chàm dị ứng hiệu quả

Nếu không may mắc phải bệnh chàm dị ứng, người bệnh không nên quá lo lắng mà nên bình tĩnh đến bệnh viện thăm khám, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh không nên tự ý điều trị bệnh. Vì không những không khỏi bệnh mà còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh chàm dị ứng triệt để, mà việc điều trị nhằm mục đích giảm đau ngứa, khó chịu, giúp da không bị dày lên, ngăn cho bệnh không bị diễn tiến xấu đi hoặc bùng phát. Thông thường, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám và kê một số loại thuốc cơ bản như sau:

Thuốc mỡ chữa bệnh chàm dị ứng hiệu quả

Sử dụng thuốc mỡ chữa bệnh chàm dị ứng hiệu quả

+ Dung dịch chống nhiễm khuẩn như và giảm xuất tiết như: Eosin, milian, nitrat bạc 0,25%-2%.

+ Giai đoạn bán cấp dùng kem như corticoide, kem kháng sinh, hồ brocq, dầu kẽm.

+ Giai đoạn mạn tính dùng: mỡ corticoide, mỡ salycylé, ichtyol, tuy nhiên bạn cần biết cách lựa chọn thuốc bôi bệnh chàm phù hợp để bệnh nhanh khỏi và hiệu quả nhất, tốt nhất nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Sử dụng một số thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa như Kháng histamin, an thần, thuốc giải mẫn cảm (vitamin C liều cao), các loại vitamin D2, A, B2, B6, P, PP… thuốc Đông y; dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.

∗ Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh chàm dị ứng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống sau đây:

+ Nên tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như chất tẩy rửa, xà phòng, thức ăn dễ gây dị ứng.

+ Giữ ẩm cho da ít nhất ngày 2 lần sau mỗi lần tắm xong, để giúp da mềm mại, tránh khô da gây nứt nẻ khiến bệnh nặng hơn.

+ Tránh để cho da bị trầy xước bằng cách hạn chế cào dãi, nếu ngứa quá bạn có thể bôi chất chống ngứa thay vì cào gãi liên tục.

+ Không nên tắm nước quá nóng, chỉ nên vừa ấm là được. Cũng không nên tắm bằng các loại sữa tắm, xà phòng có chứa nhiều chất hóa học sẽ khiến cho da bị khô và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm sạch.

+ Nên để tinh thần thoải mái, vui trẻ, tránh bực bội, khó chịu và stress, vì đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mong rằng, với những chia sẻ về một số thông tin cơ bản về bệnh chàm dị ứng trên đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ được chứng bệnh này hơn. Đồng thời, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Chúc mọi người nhanh khỏi bệnh!

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Nguyên nhân và cách chữa bệnh chàm dị ứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *