Mặc dù bệnh chàm bội nhiễm không được xem là những bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Nhưng loại chàm này thường gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chàm bội nhiễm là tình trạng dị ứng gây viêm ở biểu bì da xuất hiện bên ngoài cơ thể. Thường hay xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh chàm để từ đó biết cách phòng tránh bệnh tốt hơn. Mọi người hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh chàm bội nhiễm qua bài viết 5 nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm phổ biến nhất dưới đây nhé!
Chàm được phân ra làm nhiều loại như
– Chàm ở tay: Loại chàm này thường do sự kích thích của hoá chất như bột giặt, chất tẩy rửa, găng tay cao su gây ra. Đôi khi cũng không rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi mắc loại chàm này triệu chứng thường thấy đó là nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất.
– Loại thứ hai đó là chàm đồng tiền: Gọi là chàm đồng tiền vì vết chàm có dạng tròn như đồng tiền, thường gặp ở người lớn. Chỗ bị chàm thường rất ngứa, da bị bong vẩy từng mảng.
– Chàm thể tạng: Loại chàm thể tạng thường hay gặp ở những người có cơ địa dãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích thích, viêm và chân bị phù.
– Viêm da dị ứng: Thường hay xảy ra ở người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền. Bệnh hay gặp ở trẻ em nhỏ. Triệu chứng chủ yếu là ngứa ở mặt, trong khuỷu tay. Chỗ bị ngứa có nhiều mụn nhỏ màu đỏ vỡ ra và chảy nước.
Có thể bạn chưa biết: Bệnh chàm bội nhiễm là gì?
5 nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm phổ biến nhất
Ông cha thường có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả cần phải hiểu rõ được bệnh bắt nguồn từ đâu? Lúc đó mới có thể chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm phổ biến nhất thường gặp.
1/ Yếu tố di truyền: Trong gia đình từng có người mắc căn bệnh chàm bội nhiễm như bố mẹ, ông bà thì đời con cháu rất dễ bị di truyền. Đặc biệt là đối với những người có cơ địa dị ứng.
2/ Do bệnh lý trong người: Một số bệnh lý trong cơ thể như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm dạ dày, bệnh thận. Lúc này bệnh chàm bội nhiễm rất dễ khởi phát.
3/ Các yếu tố môi trường sống: Môi trường có nhiều khói, bụi, thời tiết lạnh, nóng, ẩm thất thường. Mặc trang phục có chất liệu như len, vải được dệt không mịn màng. Tất cả những yếu tố trên đều là nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm.
4/ Yếu tố tâm thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh này. Vì thế với một số người bị chàm bội nhiễm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.
5/ Điều kiện vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi để căn bệnh này xuất hiện. Những người ít tắm rửa, ít vệ sinh tay chân rất dễ bị viêm da, bệnh chàm bội nhiễm. Bệnh chàm bội nhiễm cũng thường xảy ra ở những người có làn da khô, người có sức đề kháng yếu.
Nhận biết bệnh sớm tránh nguy hiểm
Khi bị chàm bội nhiễm người bệnh có rất nhiều triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là một số biểu hiện nhận dạng chàm bội nhiễm:
– Da bị nổi mẩn ngứa và khó chịu
– Da có thể bị trầy xước và nứt do cào gãi nhiều
– Vùng da bị bệnh có thể khô lại rồi bong ra hoặc là chảy dịch nước, một số vùng da bệnh trông rất khô cằn
Cách xử lý khi mắc bệnh chàm bội nhiễm
Việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm chủ yếu giúp làm giảm các triệu chứng là chính. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng như:
– Bôi kem có chứa steroid trực tiếp bên ngoài vùng da bị bệnh
– Nếu vết chàm có chảy dịch thì có thể vệ sinh, sát trùng vùng da bị bệnh bằng dung dịch thuốc tím pha loãng. Sau đó bôi các loại thuốc như xanh Methylene, màu đỏ Eosine, màu tím Gentian.
– Trường hợp vùng da bị chàm khô, nứt nẻ. Lúc này cần bôi thêm kem dưỡng ẩm để làm mềm vùng da này. Một số nguyên liệu tự nhiên được ưu tiên nên dùng như dầu dừa, dầu ô liu. Những loại dầu này có khả năng dưỡng ẩm cho da an toàn.
– Một số loại thuốc giúp giảm đau, giảm ngứa, xoa dịu thần kinh, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng…cũng được chỉ định cho bệnh nhân bị chàm. Tuy nhiên, còn tùy vào triệu chứng người bệnh gặp phải, tình trạng bệnh và tuổi tác của họ.
Một số lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh chàm
- Trong quá trình điều trị bệnh, cần nên tránh không để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột.
- Kiêng các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, hải sản.
- Hạn chế các loại đồ uống có tính kích thích như cà phê, đồ uống có cồn.
- Tuyệt đối không sử dụng mỹ phẩm, đeo trang sức.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa.
- Giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, tránh stress, căng thẳng, mệt mỏi.
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên. Đồng thời kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ đến khi trị dứt điểm bệnh.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh chàm bội nhiễm và 5 nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm cần biết. Mỗi chúng ta cần phải biết rõ về căn bệnh này để phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!
Bạn cần biết: Bệnh chàm bội nhiễm có lây không?
aWoNbP http://www.LnAJ7K8QSpfMO2wQ8gO.com