Bệnh chàm tổ đỉa là gì: Nguyên nhân và cách điều trị

Chàm tổ đỉa là một chứng bệnh ngoài da gây ngứa ngáy và phiền toái cho người bệnh, chàm tổ đỉa hay còn gọi là Eczema tổ đỉa. Căn bệnh này thường xuyên có tỉ lệ tái phát cao, hay gặp ở độ tuổi từ 20-40. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, hôm nay chuyên mục chuatrimedaymanngua.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về Bệnh chàm tổ đỉa là gì: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Những nguyên nhân chính gây bệnh chàm tổ đỉa

Theo các bác sĩ da liễu, bệnh chàm tổ đỉa hay còn gọi là eczema, là tình trạng viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt và hay tái phát. Bệnh tuy không gây nguy hại đến sức khỏe, nhưng lại gây lở loét, ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ của làn da. Bệnh chàm tổ đỉa thường do một số yếu tố sau đây gây nên:

bệnh chàm tổ đỉa do nhiều nguyên nhân gây ra

bệnh chàm tổ đỉa do nhiều nguyên nhân gây ra

– Do di truyền: Bệnh chàm tổ đỉa có khả năng di truyền, có nghĩa là trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ đã từng mắc bệnh chàm tổ đỉa, thì con cháu cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này rất cao.

– Do cơ địa: Mỗi người có một cơ địa khác nhau với những biểu hiện khác nhau. Những người mắc bệnh hen suyễn, viêm gan, đại tràng, thận thường có tỉ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da cao hơn so với những người khác. Ngoài ra, sức đề kháng yếu, sinh hoạt không khoa học cũng là một trong những yếu tố gây bệnh chàm tổ đỉa.

– Do dị nguyên: Yếu tố dị nguyên là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh xuất hiện có thể là do chúng ta tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại, dị ứng với thực phẩm, đồ ăn, đồ vật trong nhà, thú cưng hay thời tiết nóng lạnh thất thường. Ngoài ra, các loại dầu gội, sữa tắm, nước xả vải, nước lau nhà cũng có thể là những yếu tố khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa hiện nay

Việc điều trị bệnh chàm tổ đỉa chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm và làm giảm thiểu đi sự xuất hiện của những tổn thương mới. Bệnh chàm phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy việc chữa trị từng giai đoạn bệnh cũng khác nhau, cụ thể như:

1. Điều trị bệnh chàm giai đoạn cấp tính

Điều trị bệnh chàm tổ đỉa bằng thuốc tây

Uống thuốc Tây chữa trị bệnh chàm tổ đỉa

+ Sử dụng dung dịch xanh metylen bôi lên vết thương, uống thuốc kháng sinh histamin nhằm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy.

+ Khi mụn nước nhiễm khuẩn, có mủ thì bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Eosine, Milan.

+ Uống thuốc chống dị ứng như Cetirizine, Chlopheniramine, Loratadine. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc làm ẩm da như Cetaphyl, Skincare-U, Physiogel cleanser.

→ Lưu ý: Mặc dù đây là những loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả, đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến cáo rằng, khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Điều trị bệnh chàm giai đoạn mãn tính

Sử dụng ánh sáng sinh học tác động trực tiếp vào vùng da bị nhiễm bệnh chàm tổ đỉa nhằm tăng sản sinh vitamin D trong da, để tiêu diệt mầm bệnh.

Phương pháp điều trị này thường được áp dụng khi bệnh nhân đã điều trị bệnh bằng thuốc nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.

∗ Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm tổ đỉa nói trên, người bệnh cần lưu ý một vài điều cơ bản sau thì bệnh mới có thể nhanh khỏi và tránh trường hợp bệnh nặng hơn:

Người bị bệnh chàm nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh chàm

+ Hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên gây bệnh như chất tẩy rửa, chất độc hóa học, xà phòng, nước rửa chén.

+ Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính dị ứng như hải sản tươi sống, trứng, sữa, thịt gà, nhộng tằm.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, chú ý uống nhiều nước.

+ Không nên gãi mạnh vào vùng da bị tổn thương để tránh trường hợp bị xây xước gây nhiễm trùng.

+ Cắt móng tay, móng chân và giữ cho da luôn khô ráo, thoáng mát.

+ Xây dựng cho mình một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh trường hợp thức khuya.

+ Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Vì đây là những thực phẩm có thể khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm tổ đỉa, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Mọi người có thể tham khảo để từ đó biết cách phòng bệnh và chữa trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bệnh chàm tổ đỉa là gì: Nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *