7 bệnh ngoài da thường gặp và cách chữa trị phù hợp cho từng loại bệnh

Bạn đã biết các bệnh ngoài da thường da thường gặp và cách chữa trị phù hợp cho từng loại bệnh chưa? Những thông tin sau sẽ giúp bạn nhận biết, hiểu rõ hơn và điều trị tốt các bệnh ngoài da nếu không may mắc phải.

bệnh ngoài da
Da là vùng nhạy cảm, rất dễ bị nhiễm bệnh

Có thể nói, khi tiếp xúc với bất cứ một vật thể nào thì da luôn là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp. Da có tính nhạy cảm, cơ địa không tốt, vệ sinh da không sạch sẽ rất dễ gây ra các bệnh ngoài da. Vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, gây phiền toái rất nhiều cho người bệnh.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết 7 bệnh ngoài da thường gặp và cung cấp cho bạn những thông tin làm sao xử lý những căn bệnh cứng đầu này.

Những bệnh ngoài da thường gặp và cách chữa trị

Bệnh ngoài da xuất hiện bất cứ khi nào có điều kiện cũng như trên mọi tượng, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Một số bệnh ngoài da thường gặp là:

1. Bệnh viêm da cơ địa

# Đặc điểm bệnh: Viêm da cơ địa là tình trạng da bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,.. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người lớn ít gặp hơn. Bệnh không được chữa trị sớm sẽ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da.

# Nguyên nhân: Một số nguyên nhân gây viêm da cơ địa là:

  • Yếu tố di truyền
  • Tiếp xúc môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, vật dụng dễ gây dị ứng
  • Cơ địa bị dị ứng bẩm sinh
  • Sức đề kháng yếu

# Triệu chứng: Nhận biết viêm da cơ địa qua những biểu hiện:

♦ Với trẻ nhỏ: 

  • Phát ban bất thường, đột ngột
  • Ngứa ngáy, da khô, nổi vảy
  • Nơi phát ban bị phồng rộp, rất dễ bị chảy nước, lan rộng các vùng khác
  • Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc

♦ Với người lớn: 

  • Ngứa ngáy khủng khiếp, da khô
  • Da bị sẩn, nổi vảy, ban đầu ở khuỷu tay, đầu gối, vai gáy, sau đó lan rộng ra toàn thân.
  • Phần da bị nổi vảy sẽ sẫm màu.
các bệnh ngoài da
Trẻ em mắc viêm da cơ địa nhiều hơn người lớn

# Cách chữa trị: 

♦ Biện pháp tây y 

  • Sử dụng các thuốc bôi, thuốc chống ngứa chứa kem dưỡng ẩm ( các thuốc này đã được kiểm định chất lượng, an toàn) để chống khô da, ngăn ngứa như bôi thuốc corticosteroid
  • Dùng các thuốc kháng histamin

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng lá chè xanh: Lá chè có tính sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy, chống dị ứng rất tốt
  • Sử dụng lá khế: Lá khế rất được tin dùng để chữa các bệnh về da do tính mát, thanh lọc, giải nhiệt rất tốt. Lá khế còn diệt khuẩn, chống ngứa, làm sạch da
  • Sử dụng lá sài đất: Rất thích hợp dùng cho trẻ em bị viêm da cơ địa, rôm sảy. Sài đất lành tính nên an toàn, dễ chịu cho da

2. Bệnh viêm da tiếp xúc

# Đặc điểm bệnh: Viêm da tiếp xúc là tình trạng gây bệnh khi da tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất. Cỏ dại có chứa chất ivy hoặc tố từ gỗ sồi độc cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, loại viêm da phototoxic bị gây ra khi da kích thích với ánh sáng mặt trời.

# Nguyên nhân: 

  • Tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa có tính chất mạnh
  • Tiếp xúc với kim loại như coban hay niken
  • Tiếp xúc với chất độc hóa học
  • Trang sức, nước hoa cũng có thể gây viêm da
  • Viêm da do tiếp xúc cao su
  • Tiếp xúc với cỏ dại, thực vật có chất độc mạnh ‘
  • Tác dụng phụ của các thuốc khử trùng, kháng sinh

# Triệu chứng: 

  • Ngứa ngáy tại vùng tiếp xúc hoặc lan rộng toàn thân
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ, nổi da gà
  • Đau vùng bị nhiễm khuẩn
  • Nặng hơn có thể xuất hiện mụn nước chứa dịch lỏng bên trong
bị bệnh ngoài da
Viêm da tiếp xúc gây ra do tiếp xúc chất độc hại

# Cách chữa trị: 

♦ Biện pháp tây y 

  • Sử dụng Corticosteroid: bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống.
  • Sử dụng thuốc thuốc kháng histamin như chlorpheniramine, hydroxyzine

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng đậu xanh và nha đam: 2 nguyên liệu này giúp da dịu mát hơn, chống viêm nhiễm.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi rất tốt để điều trị bệnh viêm nhiễm, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt

3. Bệnh vảy nến

# Đặc điểm bệnh: Bệnh vảy nến là tình trạng mà các tế bào da tái tạo quá nhanh, các lớp da hư tổn chưa kịp thay đi thì các tế bào da mới lại hiện lên. Từ đó tích tụ và hình thành các mảng óng ánh gọi là vảy nến. Bệnh thường xuất hiện ở da đầu, bàn tay, bàn chân, ngực, mặt, ….

Bệnh vảy nến bao gồm các dạng sau:

  • Bệnh vảy nến thể mảng bám
  • Bệnh vảy nến thể tròn
  • Bệnh vảy nến thể mụn mủ
  • Bệnh vảy nến thể đốm
  • Bệnh vảy nến bàn tay, bàn chân
  • Bệnh vảy nến móng
  • Bệnh vảy nến thể nghịch
  • Bệnh vảy nến viêm khớp
  • Bệnh vảy nến toàn thân

# Nguyên nhân:

  • Yếu tố di truyền
  • Do hệ thống miễn dịch
  • Nhiễm khuẩn từ các tác nhân môi trường
  • Dị ứng với thuốc
  • Stress
  • Sử dụng nhiều rượu

# Triệu chứng:

  • Da bị khô, xuất hiện các mảng đỏ, bong tróc, sần sùi
  • Xuất hiện các vùng vảy óng ánh màu trắng bạc, có nơi các mảng da có màu đỏ
  • Da rất ngứa ngáy và đau rát ở vùng bị vảy nến
  • Da có thể bị nứt nẻ, chảy máu, có người còn bị nổi mụn mủ và khi mụn mủ bị chảy sẽ gây viêm da
  • Móng tay, móng chân dày lên
  • Xương khớp đau nhức và sưng
chữa bệnh ngoài da
Bệnh nhân không được bóc vảy, có thể gây nhiễm trùng

# Cách chữa trị:

♦ Biện pháp tây y 

Sử dụng một số loại thuốc uống và kem bôi sẽ giúp ích trong trường hợp này. Các thuốc có thể sử dụng như: Vitamin D, Kem dưỡng ẩm, Thuốc mỡ, Corticosteroid, Anthralin, Retinoids

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng lá trà không: Lá trầu không có tính chất diệt khuẩn cao nên dùng điều trị dị ứng, mề đay , vảy nến,… rất tốt
  • Sử dụng lá đu đủ đực: Lá đu đủ có tính sát khuẩn cao, chống viêm nhiễm, được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh ngoài da rất tốt.

4. Bệnh nấm da

Đặc điểm bệnh: Bệnh nấm da rất phổ biến, do các loại nấm gây ra mà đặc biệt là nấm dermatophytes. Nấm da thường gặp ở những người hay đổ mồ hôi, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ. Những nơi dễ bị nấm da là các vùng hay ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón tay, ngón chân, da đầu, nách, dưới ngực, bộ phận sinh dục,….

# Nguyên nhân:

  • Sử dụng quần áo, chăn màn, khăn, ngủ chung giường với người bị nấm da
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ dễ khiến vi khuẩn, nấm bệnh sinh trưởng nhiều
  • Bị nấm da do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
  • Không lau sạch người sau khi tắm, để tóc ướt đ ngủ
  • Tiếp xúc với lông động vật

# Triệu chứng: Bệnh nấm da có nhiều dạng với mỗi triệu chứng tương ứng là:

  • Nấm lang ben:

+ Xuất hiện các vết hoặc mảng loang lỗ màu hồng hoặc trắng

+ Xuất hiện vảy cám trên mặt gây ngứa ngáy

+ Bệnh thường xảy ra ở tuổi dậy thì

  • Nấm hắc lào:

+ Xuất hiện những đốm đỏ như đồng tiền, sau đó lan rộng ra thành mảng lớn

+ Những mảng nấm nổi cao lên, có làn ranh

+ Có mụn nhỏ li ti

+ Ngứa ngáy, da bong tróc

+ Nặng hơn có thể gây mụn mủ, chảy dịch, phù nề, da sẫm màu

trị bệnh nấm da
Hắc lào, lang ben là 2 dạng phổ biến của nấm da

# Cách chữa trị:

  • Sử dụng thuốc bôi chống nấm: miconazole, clotrimazole, tolnaftate, terbinafine.
  • Sử dụng dung dịch Burow: Thuốc có thể làm lành vết thương, chống nấm, thích hợp để điều trị cho nấm da dạng mụn nước.

5. Bệnh nổi mề đay

# Đặc điểm bệnh: Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi các nốt sẩn, có màu hồng, đỏ, có kích thước, hình dạng khác nhau, gây ngứa ngáy. Ban đầu chỉ xảy ra một vài vùng nhưng sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

# Nguyên nhân:

  • Do cơ địa, sức đề kháng yếu
  • Do tác động của môi trường, thời tiết
  • Do dị ứng với thực phẩm
  • Do dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Do nhiễm vi khuẩn, vi rút
  • Do ký sinh trùng trong cơ thể
  • Do áp lực, căng thẳng
  • Do yếu tố di truyền

# Triệu chứng:

  • Ngứa ngáy kinh khủng, ban đầu chỉ ngứa một số vùng nhưng sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Tình trạng ngứa kéo dài trong vài giờ, vài ngày
  • Xuất hiện các mẩn đỏ, sần sùi, nổi phù
  • Người bệnh khó thở, ảnh hưởng niêm mạc, suy hô hấp
  • Rối loạn tiêu hóa, sốt, sụt huyết áp
  • Động kinh, ngất xỉu, sốt phản vệ
điều trị bệnh ngoài ra
Nổi mề đay là bệnh rất phổ biến

# Cách chữa trị:

♦ Biện pháp tây y

  • Sử dụng thuốc uống kháng histamin: Cetirizine, Astemizole, Loratadine, Acrivastine
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da:  dung dịch Calamine để bôi hoặc tắm,  sử dụng corticoid dạng bôi

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng lá tía tô: Lá tía tô có vị cay, chống cảm lạnh, nôn ói, điều trị chứng dị ứng, mề đay rất tốt
  • Sử dụng gừng: Trong gừng có chứa chất kháng sinh, chống viêm nhiễm, diệt khuẩn, làm lành vết thương, thích hợp để chữa mề đay.
  • Sử dụng lá khế: Lá khế giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, chữa mụn nhọt, giảm ngứa, tốt cho điều trị nổi mề đay

Xem thêm: Những cách phòng bệnh mề đay vô cùng hiệu nghiệm

6. Bệnh zona thần kinh

# Đặc điểm bệnh: Bệnh zona thần kinh hình thành là do sự tái phát của virut varicella zoster- virut của bệnh trái rạ. Nếu một người khi nhỏ bị bệnh trái dạ đã khỏi bệnh nhưng virut này vẫn còn tồn tại trong tế bào thần kinh. Nhiều năm sau đó, virut này lan theo hệ thần kinh bộc phát lên da, gọi là bệnh zona thần kinh.

# Nguyên nhân:

  • Do sự tái phát của virut varicella zoster
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Do lây nhiễm
  • Do thần kinh lo âu, mệt mỏi
  • Các vùng da nổi ban bị viêm nhiễm

# Triệu chứng:

  • Trước ngày bệnh hiện rõ trên da, người bệnh cảm thấy đau rát một vùng cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt
  • Xuất hiện các mảng đó, nổi gò cao, có hình tròn hay bầu dục, có thể nổi rải rác từng nơi hoặc tập trung một vùng lớn, thành vệt dài
  • Sau 2-3 ngày, các mảng đỏ sẽ căng phồng, chứa dịch mủ bên trong, đóng vảy
  •  1-2 tuần sau đó, các mảng này sẽ xẹp xuống, vỡ ra, dịch mủ chảy ra, vảy rớt xuống, hình thành sẹo.
  • Người bệnh luôn mệt mỏi và sốt cao
khắc phục bệnh ngoài da
Zona thần kinh do virut bệnh thủy đậu tái phát gây ra

# Cách chữa trị:

♦ Biện pháp tây y 

  • Sử dụng thuốc:Thuốc kháng histamin để giảm ngứa ngáy, thuốc kháng virut, thuốc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc bôi giảm ngứa, làm dịu da.

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, ngoài ra còn tăng sức đề kháng
  • Sử dụng bột cam thảo: Cam thảo rất tốt để chống viêm nhiễm, bảo vệ da, tăng cường hệ miễn dịch.

7. Bệnh chàm tổ đỉa ( eczema)

# Đặc điểm bệnh: Bệnh chàm tổ đỉa là một dạng biến thể của bệnh chàm thông thường. Đây là tình trạng viêm da gây ra các mụn nước, sưng ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh rất hay tái phát và thường gặp nhiều ở người có độ tuổi 20-40 tuổi.

# Nguyên nhân:

  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại, tiếp xúc với loại như coban hay niken
  • Dị ứng với thực phẩm, lông thú nuôi
  • Dị ứng với các thành phần trong các mỹ phẩm hay dung dịch tẩy rửa, giặt giũ
  • Do cơ địa dễ mắc bệnh, sức đề kháng yếu
  • Do yếu tố di truyền

# Triệu chứng:

  • Xuất hiện các mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân, trên đầu
  • Mụn nước có màu đục, nổi gò hơi cao, lớp da bọc mụn khá dày, khó vỡ. Các mụn nước tập trung thành mạng lớn.
  • Khi tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, mụn nước sẽ ngứa khủng khiếp
  • Khi gãy, mụn nước có thể bị vỡ, chất dịch chảy da làm da cứng, nứt nẻ, khô da, nổi vảy.
  • Móng tay, móng chân có nguy cơ biến dạng khi bị chàm tổ đỉa
cách điều trị bệnh ngoài da
Chàm tổ đỉa xuất hiện các mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân

# Cách chữa trị:

♦ Biện pháp tây y 

  • Sử dụng Corticosteroid dạng kem hay thuốc mỡ sẽ giúp làm giảm nhanh các mụn nước. Có thể dùng Corticosteroid dạng uống
  • Tiêm botulinum toxin

♦ Biện pháp dân gian 

  • Sử dụng rau răm và lá trầu không: Cả lá trầu không và rau răm đều có tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm cao, được dân gian áp dụng chữa chàm tổ đỉa.
  • Sử dụng muối biển: Muối biển có tính sát trùng cao, giúp loại bỏ vi khuẩn

Xem thêm: Xin hỏi: Bệnh tổ đỉa có lây không?

Những điều cần lưu ý khi bị bệnh ngoài da

Nhìn chung các bệnh ngoài da một phần do yếu tố chủ quan từ chính bản thân có cơ chế dễ bị bệnh thì nguyên nhân cơ bản gây bệnh là do môi trường, thực phẩm, hóa chất,… Chính vì vậy, khi mắc các bệnh ngoài da cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Loại bỏ ngay các dị nguyên gây tổn thương cho da như: 

+ Không ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hay biết mình có cơ địa sẽ mắc dị ứng, mề đay

+ Ngừng lại việc sử dụng các mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm đã gây tổn thương da.

+ Không sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn hay có dấu hiệu bất thường

+ Ra khỏi vùng có nhiều chất độc, côn trùng, không chạm hay sờ vào các đồ vật mà bạn không đảm bảo nó an toàn.

+ Khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng cần mang găng tay

+ Người hay tiếp xúc với hóa chất, cao su, xi măng cần mặc quần áo bảo hộ, mang gang tay dài, mang mặt nạ, khẩu trang lọc khí.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ

+ Luôn giữ cơ thể mình sạch sẽ, tắm gội thường xuyên. Nên tắm với nước ấm và dùng xà phòng diệt khuẩn có chứng nhận an toàn của bộ y tế.

+ Tránh để cơ thể ra quá nhiều mồ hôi là điều kiện để vi khuẩn phát sinh

+ Giữ quần áo luôn khô thoáng, mặc quần áo rộng rãi, có độ mềm. Quần áo ẩm ướt hay quá chật cũng dễ khiến vi khuẩn sinh sôi

+ Vệ sinh chăn màn, gối, nệm, phòng ngủ, nhà cửa thường xuyên

  • Bảo vệ da

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khi ra nắng phải che chắn, dùng kem chống nắng để bảo vệ da.

+ Người vận động nhiều dưới nắng cần uống nhiều nước để bù năng lượng.

+ Giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh giá

  • Có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý 

+ Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục để tăng sức đề kháng

+ Người bị bệnh ngoài da cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể mệt mỏi, quá căng thẳng

+ Bổ sung vitamin A, C khi bị các bệnh ngoài da. Các vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng.

+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để chống khô da, tình trạng bong tróc thêm nặng

+ Không sử dụng các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, không uống rượu, caffein sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

khắc phục tốt bệnh ngoài da
Khi bị bệnh ngoài da phải lưu ý bảo vệ sức khỏe thật cẩn thận

Bên cạnh những phương pháp trên, người bị bệnh ngoài da cũng lưu ý:

  • Không được gãi trong bất cứ hoàn cảnh nào khi ngứa. Gãi có thể làm tổn thương da, bong tróc nặng hơn, da lở loét, nhiễm trùng, thậm chí ngoại tử
  • Khi sử dụng các thuốc tân dược phải hỏi ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng lung tung. Tuân thủ liều lượng, cách sử dụng mà bác sĩ kê toa đã chỉ dẫn. Trường hợp lạm dụng thuốc gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường trên da hay cơ thể, nên đến gặp bác sĩ để được khám, chữa kịp thời và đúng cách.

Trên đây là tất cả những thông tin về 7 bệnh ngoài da thường xuyên gặp phải cũng như cách chữa trị của từng laoi5 bệnh. Các bệnh ngoài ra có thể không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng về lâu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, hãy bảo vệ cơ thể tốt nhất từ bây giờ.

Thiên Bình 

Mời xem:

Cảnh giác với các bệnh ngoài da ở trẻ em

13 cách chữa bệnh ngứa ngoài da giúp bạn “Triệt Tiêu” cơn ngứa

Cập nhật lúc 09:54 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (35)

7 bệnh ngoài da thường gặp và cách chữa trị phù hợp cho từng loại bệnh

Bình luận (35)

  1. sam long Trả lời

    trog cac loai benh ngoai da,co loai benh nao? u benh trong vong 10 nam moi taj pat, bat dau xuat hien cac vay sung o canh tay, vai, ma,k ngua, k dau, k dat, luc thay doj kkj hau thj moi ngua,ban dau thj co mau do dan chuen sang mau trang co lop bot.
    bac sy nao?tu van chuan doan dup toi can benh nay co ten goj la j.
    t xjn cam on

  2. Xin hỏi chuyên gia là: biến chứng của các bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ, eczema để lại là gì ạ.
    Tôi xin cảm ơn

  3. xin hỏi chuyên gia e bị căn bệnh như zona và có một căn bẹnh như hắc lào (lác đồng tiền) nhưng mà nó lại không gây ngứa làm e khó khịu nhưng có những hạt nhỏ li ti kéo dài bên cổ em theo khoảng thời gian như thời tiết thay đổi… co cách nào điều trị không ạ.

    1. Minh cung giong nhu vay.ban da duoc tu van chua.chi minh cach chua tri vs

      1. Thanh

        mấy cái bệnh ngoài da liễu chữa bạn đến chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh điều trị hiệu quả lắm ấy bạn nhé . tôi chữa ở đấy khỏi đó .
        http://www.tapchiyhoccotruyen.com/luong-y-do-minh-tuan-an-nhan-giup-toi-khoi-benh-me-day-man-ngua.html

  4. Lê Đình Ngọc Trả lời

    Tôi năm nay 40 tuổi. cách đây nữa tháng tư dưng ngay cùi chỏ mọc vài vết ngứa tưởng muỗi cắn, sau đó ngay bắp đùi cũng nỗi lên những nốt giống như bọ chéc cắn nhưng sau đó dày đặc và xuất hiện kín hai chân, cổ tay…, ngứa vô cùng. Hiện nay đang xuất hiện dần từ dưới thắc lưng lên. Xin bác sỹ tư vấn làm cách nào giảm sự lây lang của chúng và điều trị như thế nào. xin cám ơn

    1. Pe tu Trả lời

      La benh gi vay

  5. Huỳnh Thị Bích Hợp Trả lời

    Chào chuyên gia. Cho mình hỏi: Trên da tay của mình các lỗ chân lông rất to giống như nổi da già zậy đó. Cho m,ình hỏi mình có đang bị bệnh gì không ạ?

  6. Lê Thanh Hà Trả lời

    Tớ bị bệnh mề đay mà mới đầu không hiểu là mình bị bệnh gì cứ nghĩ là ngứa bình thường một 2 hôm là khỏi nhưng không ngờ mãi không khỏi còn lan rộng sang các vùng khác . sau đi viện khảm mới biết là bị bệnh mề đay do dị ứng thời tiết .

    1. Linh Hoa Trả lời

      t thấy nhiều bạn chữa mề đay á sừng ở đây khỏi nè Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc 132 Ô Chợ Dừa Đống Đa Hà Nội

    2. Linh Hoa Trả lời

      t thấy nhiều bạn chữa mề đay á sừng ở đây khỏi nè Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc 132 Ô Chợ Dừa Đống Đa Hà Nội

  7. Thu Huyền Trả lời

    Em mới đầu cũng như anh đó , sau anh điều trị bằng loại thuốc nào mới khỏi vậy Anh ?

  8. Tôi do đi xe máy bị ngã gẫy chân uống thuốc bogalic nhiều quá lên bị nổi mề đay khắp người . Mà đã uống thuốc giảm dị ứng rồi mà không khỏi .

  9. HƯƠNG GIANG Trả lời

    vayah tốt nhất mọi người thử đến điều trị bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ đỗ minh xem sao . em gái tôi cũng điều trị khỏi bệnh này bằng bài thuốc này đó .

  10. Uh đúng rồi đó bệnh này theo kinh nghiệm của mình lên điều trị bằng bài thuốc của bác sĩ Tuấn hiệu quả điều trị rất hiệu quả mọi người tham khảo xem sao nhé mình cũng đang điều trị ở đây được 2 tháng rồi thấy ổn lắm http://www.chuatribenhviemda.com/thuoc-chua-benh-me-day-man-ngua-di-ung-hieu-qua.html

  11. Hồng Ngọc Trả lời

    các chị cho em xin sddt của bs Tuấn được không ạ ?

  12. Mẹ Bống Trả lời

    đây nhé mọi người >>> Đ/C ; số 37A ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – HN .
    >>> Điện thoại của bs: 02462 536 649 – 0963 302 349.

  13. Thủy Trả lời

    GIÚP EM VỚI ?
    em bị mẩn ngứa 6 tháng nay, bệnh tiến triển nhanh quá sắp mọc lên mặt em rồi, em đang dùng thuốc tây hơn 2 tháng mà mãi không dứt điểm , cứ thế này em chết mất ?

    1. hôm trước mình lên mạng trang tin sức khỏe thấy nhiều bác chữa mề đay mẩn ngứa của trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y việt nam khỏi lắm đấy, em nghe thấy bảo hiệu quả lâu dài nhưng phải kiên trì điều trị

    2. Quang Trả lời

      không biết bị 3 năm như em chữa bao lâu mới khỏi nhỉ? em đang chán bệnh này lắm rồi

      1. Lâm Anh

        cái đấy tùy vào tình trạng bênh của bác và kết quá khám với bác sĩ trung tâm thừa kế chứ, em thấy nhiều người bị nặng uống dài nhất 3 4 tháng là song , hấp thu thuốc nhanh thì nhanh khỏi lắm bác ơi

    3. Mai mai Trả lời

      mình cũng như bạn chữa thuốc tây chán không khỏi , bạn thử tham khảo địa chỉ này xem http://www.chuyenkhoadalieu.net/cach-chua-tri-noi-me-day-man-ngua-nhanh-nhat.html mình đã chữa ở đây 2 tháng khỏi mẩn ngứa rồi đấy

    4. Kiên Trả lời

      theo anh nhiều người chữa trung tâm thừa kế đông y việt nam thế em lên đến thăm khám xem bác sĩ chuẩn đoán sao, trung tâm người ta là trung tâm lớn về đông y lên có hy vọng hơn em à

    5. các bác nói không cho em nó địa chỉ ai biết tầng 5 số 91 nguyễn xiển – thanh xuân – hà nội em nhé

  14. Cho em hỏi là ở bụng e có từng chấm mà đen nó ở bên trog da tay sờ thì như có hạt gì ở trog..cho e hỏi la bệnh đây là bệnh gì..truớc e có 1cái thôy nkưng nửa năm nay thì lên thêm hơn 10cái rôi ak

  15. Cho hỏi ạ. Cách đây khoảng 1 tuần, e phát hiện ngay vùng hông có 1 khoảng da bị xẩm màu đi. Nhìn vào y như bị trồi lên đấy ah. Đụng vào thì hơi đau, ngứa thì ít. Không biết lí do tại sao lại như vậy. Mong các chuyên gia cho e câu trả loief ại. Thanks

  16. Trọng Trả lời

    Cho minh hỏi trên da của mình có nhửng vung đen, ban đầu nó có ít nhưng qua thời gian nó nhiều lên, thi thoảng nó nổi nước, vậy là bệnh gì

  17. Nguyễn An Tâm Trả lời

    Xin chào!
    E cần tư vấn và hỗ trợ cách trị bệnh như sau! Đột nhiên gần đây e bị một vết da khô ở lòng bàn chân ban đầu chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út, e thấy ngứa và có bôi thuốc nấm thì tạm thời thấy bớt…. Nhưng sau một thời gian lại thấy vết thương lan rộng hơn kèm theo là dấu hiệu da bị khô và nứt nẻ có hơi ngứa! Xin dc tư vấn hỗ trợ!
    Trân thành cảm ơn!

    1. chieu Trả lời

      toi cung bi nhu ban chua mai k khoi day

    2. chieu Trả lời

      toi cung bi nhu ban chua mai k khoi day

  18. nguyen quyt Trả lời

    bác sĩ ơi cho em hỏi dạo này em hay bị ngứa khắp người nhất là khi đi tắm, bình thường vẫn bị ngứa, cứ gãi chỗ nào thì chỗ đó nổi mẩm ngứa. xong lai tu lặn di, bac si cho em hoi do la benh gi a. cam on báci

  19. hoài nhơn Trả lời

    mình bị bong tróc xung quanh miệng và ngứa nữa nguyên nhân có thể là do nấm desmore gì đó. xin bác sỹ hãy giúp mình với. cảm ơn bác sỹ

  20. hương Trả lời

    bác sĩ ơi, cháu bị nổi nốt sần trên da ,nốt bé và sát nhau nhiều nhất là chân đùi cách tay,nhưng không ngứa ,,bác cho cháu cách chữa trị dk ko ạ

  21. Bs lam on cho chau hoi la cau cua chau bi viem da kho va rat ngua.thanh tung mang tham tim o tran va quanh vai gay.nhin giong nhu bi to dia nhung lai k bi o chan tay.bs lam on chi giup chau day la benh gi va cach chua tri nhu the nao ah?

  22. Cho em hỏi là da bàn tay em bong vảy rồi ngứa rất khó chịu. Lúc thì thấy da tay mềm rồi nó lại khô sần. Em bị như vậy cũng gần 1 năm rồi. Đã có sử dụng thuốc uống và thuốc mỡ nhưng vẫn không đỡ. Xin bs giúp em. E cám ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *