Bệnh chàm môi và cách chữa trị hiệu quả

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về bệnh chàm khô thì hôm nay chúng ta lại cùng nhau tham khảo về một dạng chàm khác đó là chàm môi. Bệnh chàm môi là một trong những dạng viêm da cơ địa phổ biến, bệnh có tên khoa học là Cheilite Simple. Khi mắc bệnh thường khiến cho người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti vì da bị bong tróc, nứt nẻ. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về bệnh chàm môi và cách chữa trị bệnh hiệu quả.

1. Bệnh chàm môi do đâu?

Theo thống kê của bệnh viện da liễu thì có tới khoảng 80% bệnh nhân mắc bệnh chàm môi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố khiến cho bệnh chàm môi trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể do các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể:

benh-cham-moi-va-cach-chua-tri-hieu-qua1

+ Do chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu cân bằng, thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như vitamin B, sắt, kẽm, ăn ít rau xanh, hoa quả tươi dẫn da khô và dễ mắc bệnh chàm môi.

+ Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn trú ngụ trong răng phát triển mạnh và gây bệnh.

+ Thời tiết khô, cơ thể thiếu nước, kích ứng da cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm môi.

+ Do bệnh nhân dị ứng phấn hoa, mỹ phẩm, bị côn trùng cắn tại vùng môi. Bệnh sẽ nặng hơn khi bệnh nhân vị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

+ Nguyên nhân nội giới có thể là do: Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh chàm, thì tỉ lệ mắc bệnh chàm của người này cao hơn so với những người khác.

+ Do căng thẳng, stress, thay đổi nồng độ hooc môn ở phụ nữ, rối loạn kinh hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.

→ Bạn nên biết: Người bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

2. Bệnh chàm môi có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, chàm môi là một trong những chứng bệnh ngoài da phổ biến. Khi mắc bệnh thường có những triệu chứng như: Môi đỏ bất thường, da khô, nứt nẻ và ngứa da khó chịu. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Ở giai đoạn đầu, môi sẽ có hiện tượng khô, da môi bị bong tróc thành từng miếng gây đau và ngứa da. Đặc biệt là những khi nói chuyện và ăn uống, vào mùa đông bệnh sẽ càng nặng hơn và đau đớn hơn.

benh-cham-moi-va-cach-chua-tri-hieu-qua

Khi ở mức độ bệnh nặng, các khu vực môi, mép sẽ xuất hiện vết lở loét, có kèm theo các mụn nước li ti chứa dịch xung quanh miệng. Môi sẽ khô và nứt nẻ gây chảy máu. Nếu để lâu không điều trị da sẽ bị toác ra gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu như khô môi, lở loét, tróc da ở môi thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh nặng và rất khó chữa. Đặc biệt, bệnh gây lở loét nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3. Cách điều trị bệnh chàm môi hiệu quả

Để điều trị bệnh chàm môi, người bệnh có thể áp dụng theo một số phương pháp đơn giản dưới đây:

– Dưỡng ẩm cho da bằng cách dùng một số loại kem dưỡng ẩm như Eucerin, Lubriderm, Aquaphor. Tuy nhiên, nên tránh những laoin kem dưỡng ẩm chứa nhiều thành phần hóa học và nhiều hương liệu.

– Dùng kem bôi steroid, loại kem này được dùng để điều trị các loại bệnh ngoài da, như chàm, viêm da cơ địa, trong đó có bệnh chàm môi như đã nói ở trong bài. Loại kem này bôi lên da sẽ giúp làm giảm sưng viêm và hết ngứa.

– Uống thuốc kháng histamine, những loại thuốc này nên uống vào ban đêm để giúp kiểm soát ngứa, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, khi uống cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc uống vì rất dễ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

benh-cham-moi-va-cach-chua-tri-hieu-qua2

→ Ngoài việc điều trị bệnh chàm môi bằng thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như:

+ Luôn giữ cho da luôn có đủ độ ẩm và sạch sẽ, khô thoáng, khi bị bệnh chàm môi nên tránh trang điểm, dùng son môi. Thay vào đó nên chăm sóc da môi bằng cách thoa dầu dưỡng ẩm từ thiên nhiên như dầu oliu, dầu dừa đặc biệt là vào mùa đông.

+ Uống nhiều nước để giúp cần bằng độ ẩm cho da tránh bị khô da gây các bệnh ngoài da nguy hiểm.

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không liếm môi, hạn chế cười đùa, nói nhiều khi đang bị bệnh chàm môi.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin B2,6,12, vitamin E, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng sẽ khiến cho vết thương bị sưng tấy và đau đớn.

→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỆNH CHÀM:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Bệnh chàm môi và cách chữa trị hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *