Chàm khô là một trong những ăn bệnh ngoài da khá phổ biến, bệnh thường hay xảy ra vào những lúc thời tiết thay đổi thất thường, hanh khô. Khiến cho làn da bạn bị ngứa rát, khó chịu. Chính vì vậy, hôm nay chuyên mục chuatrimedaymanngua.com sẽ bật mí đến với mọi người 5 nguyên nhân gây bệnh chàm khô không phải ai cũng biết. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo để có thể phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.
1/ 5 nguyên nhân chính gây bệnh chàm khô cần biết
Bệnh chàm khô là căn bệnh ngoài da rất dễ xảy ra vào mùa lạnh, vì lúc này thời tiết thường hanh khô làm cho da bạn bị ngứa rát, khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên, dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây bệnh mà chúng ta cần phải lưu ý:
– Do sự rối loạn của một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể như rối loạn nội tiết, thần kinh, nội tạng. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh chàm khô.
– Sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị thay đổi và nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết như thời tiết hanh khô khiến làn da bạn bị thiếu độ ẩm nên dễ mắc bệnh chàm khô.
– Do cơ thể mắc phải một số chứng bệnh ngoài da khác như nấm ngứa, ghẻ lở gây ngứa ngáy. Từ đó người bệnh dùng tay gãi làm trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh chàm khô.
– Làn da bị dị ứng với các loại mỹ phẩm, kem phấn do chị em thường xuyên làm đẹp. Ngoài ra, có thể bị dị ứng bởi một số thức ăn có tính kích thích cao như hải sản, ba ba, nhộng tằm, thức ăn lên men.
– Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều khói bụi, chất độc hại. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh.
2/ Cách điều trị bệnh chàm khô hiệu quả
Chàm khô là căn bệnh tuy không gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Khi mắc bệnh chàm khô, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh sau:
+ Để điều trị bệnh chàm khô, trước hết người bệnh cần phải ngăn chặn được các triệu chứng do bệnh gây ra bằng cách sử dụng một số loại thuốc kem dưỡng ẩm cho da như: Thuốc mỡ Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm, bôi những loại thuốc này có tác dụng chống khuẩn.
+ Sử dụng các loại thuốc uống trong trường hợp bệnh nặng nhằm an thần, chống ngứa như các loại thuốc kháng Histamin: trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal, peritol, dimedrol, chlopheniramin.
+ Ngoài việc bôi thuốc và uống thuốc thì người bệnh cần phải dưỡng ẩm cho da sau khi tắm xong để tránh da bị khô gây bong tróc và khiến bệnh nặng hơn.
+ Để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh nên bổ sung thêm nhiều các loại vitamin C.
+ Trong dân gian có truyền tai nhau một số cách chữa trị bệnh chàm khô bằng nguyên liệu thiên nhiên như dùng dầu dừa, dưa leo, khoai tây, nha đam. Tuy nhiên, đối với những cách làm này chúng ta chỉ nên áp dụng vào thời điểm bệnh mới bắt đầu bùng phát. Khi thực hiện cần phải kiên trì và thường xuyên thì mới đem lại kết quả.
Trong quá trình điều trị bệnh chàm khô, khi sử dụng các loại thuốc nói trên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh tự ý điều trị bệnh vì bệnh sẽ không khỏi mà có thể khiến bệnh nặng hơn.
→ Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa đúng cách ↵ để có thể loại bỏ nhanh chóng những triệu chứng khó chịu do bệnh chàm gây ra.
3/ Chăm sóc người bệnh chàm khô như thế nào?
Khi mắc bệnh chàm khô, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng Tây y, Đông y hoặc kết hợp cả hai. Tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà việc dùng thuốc khác nhau. Ngoài chữa trị thì việc chăm sóc người bệnh cũng là một vấn đề cần quan tâm. Dưới đây là một số giải pháp chăm sóc da an toàn cho người mắc bệnh chàm khô.
+ Người bệnh cần phải tránh được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và thời tiết. Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như mỹ phẩm, hóa chất, trang sức, thuốc nhuộm, đồ ăn dễ gây dị ứng.
+ Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái hạn chế bị căng thẳng, stress.
+ Không rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên pha nước vừa ấm để sử dụng.
+ Da khô cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da, làm mềm da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong.
+ Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị vì điều này rất nguy hiểm. Có thể xảy ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đơn thuốc bác sĩ kê.
- Bạn biết chưa:
- Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
- Nên khám chữa bệnh chàm ở đâu?
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!