Chàm tổ đỉa là gì không phải ai cũng biết?

Chàm tổ đỉa là một chứng bệnh ngoài da khá phổ biến, là biểu hiện của tình trạng viêm lớp nông của da qua các giai đoạn cấp tính và mãn tính, bệnh có khả năng tái phát rất cao. Chứng bệnh ngoài da này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy để hiểu rõ hơn về chứng bệnh chàm tổ đỉa là gì xin mời bạn đọc cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Những tác nhân chính gây bệnh chàm tổ đỉa

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được những nguyên nhân chính gây bệnh chàm tổ đỉa. Nhưng dưới đây là một số yếu tố có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh và khiến cho bệnh thêm nặng nề hơn bạn nên biết:

Tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây bệnh chàm tổ đỉa

Tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây bệnh chàm tổ đỉa

– Do di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm tổ đỉa. Những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, ông bà từng có tiền sử mắc bệnh chàm tổ đỉa thì đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác.

– Do cơ địa: Cơ địa mỗi người khác nhau, đây cũng là yếu tố gây nên bệnh chàm tổ đỉa. Những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm sẽ rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công như nấm, vi rút, vi khuẩn. Những tác nhân này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể và gây các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm tổ đỉa.

– Do một số bệnh gây ra: Những người mắc các chứng bệnh về gan, thận, đại tràng thường có tỉ lệ mắc bệnh da liễu rất cao, một trong những được kể đến đó chính là chàm tổ đỉa.

– Do dị ứng nguyên: Bệnh chàm tổ đỉa do dị ứng cơ địa thường là nguyên nhân chính gây bệnh. Một số thủ phạm thường gặp được kể đến như: Cơ thể tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, dị ứng thức ăn, đồ uống, các vật dụng trong nhà.

2. Nhận biết bệnh chàm tổ đỉa qua những triệu chứng cơ bản sau

Chàm tổ đỉa là căn bệnh ngoài da phổ biến, bệnh có thể gặp ở người lớn hoặc trẻ nhỏ. Đối với bệnh chàm tổ đỉa, bạn có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng điển hình như:

Chàm tổ đỉa gây xuất hiện các mụn nước điển hình

Chàm tổ đỉa gây xuất hiện các mụn nước điển hình

– Xuất hiện mụn nước màu trắng: Triệu chứng đầu tiên của bệnh chàm tổ đỉa đó chính là xuất hiện các mụn nước màu trắng nằm sâu dưới da, chúng rất dày và khó vỡ. Mụn nước thường mọc dày đặc và mọc xung quanh một vùng da nào đó. Sau một thời gian mụn nước thường khô, tạo thành một điểm vàng đục gây tróc da. Chàm tổ đỉa có thể lan rộng ra những vùng da khác khi chúng ta gãi, làm vỡ các mụn nước.

– Ngứa ngáy, khó chịu: Ngoài việc xuất hiện các mụn nước li ti, người bệnh còn phải chịu những cơn ngứa ngáy khó chịu. Những cơn ngứa rát thường kéo dài dai dẳng và hay tái đi tái lại nhiều lần.

– Mụn sưng đỏ: Khi các mụn đỏ xuất hiện cũng là lúc báo hiệu báo bệnh đã bị nhiễm khuẩn nặng. Có thể kèm theo các triệu chứng nặng khác như sốt hay xuất hiện hạch gần vùng bị bệnh rất nguy hiểm.

3. Cách điều trị bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa như: Sử dụng thuốc Đông y, Tây y, phương pháp dân gian. Tuy nhiên, việc hồi phục bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Những phương pháp chữa trị bệnh chàm tổ đỉa thường hay được áp dụng như:

Điều trị chàm tổ đỉa bằng thuốc Tây y

Thường đối với căn bệnh ngoài da này các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số thuốc Tây trị bệnh tổ đỉa đặc trưng như thuốc mỡ bôi ngoài da, hay thuốc uống điều trị chống nhiễm trùng, dị ứng.

∗ Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ:

+ Dùng dung dịch Jarish đắp lên thương tổn cho đến khi hết chảy nước trong mụn ra.

+ Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng thêm dung dịch thuốc castellani xanh metylen bôi lên da tổn thương để tránh trường hợp bội nhiễm.

+ Dùng thuốc uống chống dị ứng như: Thuốc kháng histamin như: loratadin, citirizin, telfast… và còn dùng thêm kháng sinh phòng bội nhiễm.

Thuốc bôi chữa bệnh chàm tổ đỉa

Thuốc bôi ngoài da chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả

∗ Trường hợp bệnh ở mức độ nặng:

Đối với trường hợp bệnh chàm tổ đỉa nặng lan toàn thân thì có thể dùng một số loại thuốc mỡ chứa corticoid như thuốc: Eumovate, dermovate, flucinar, lorinden hoặc bôi thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên thì bệnh nhân còn được chỉ định thêm một số loại thuốc làm ẩm da như: physiogel cleanser, cetaphyl, skincare-U.

Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian: Ngoài cách điều trị bệnh chàm tổ đỉa bằng thuốc Tây y, khi bệnh ở mức độ nhẹ bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như: Chữa bệnh bằng lá ổi, lá trà xanh, dầu dừa, dầu oliu.

Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần chú ý và thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì bệnh mới nhanh khỏi được, cụ thể như: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước. Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất độc hại, thức ăn chứa tính dị ứng cao như hải sản tươi sống, trứng, sữa, thịt gà.

Bệnh chàm tổ đỉa được xem là một trong những chứng bệnh rất dễ mắc phải. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bị bệnh, người bệnh cần đến ngay phòng khám da liễu để điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm và khó chữa.

Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

→ Thông tin hữu ích cho bạn:

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Chàm tổ đỉa là gì không phải ai cũng biết?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *