Hôm nay chuyên mục chuatrimedaymanngua.com sẽ hướng dẫn mọi người cách chữa bệnh chàm đầu chi. Chàm đầu chi là căn bệnh ngoài da phổ biến và có thể gặp phải ở bất kì trường hợp nào. Những bộ phận thường hay gặp đó là phần đầu ngón tay, ngón chân, kẽ tay chân, bàn tay, cùi chỏ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đối với tính mạng con người. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của bệnh là ngứa ngáy, khó chịu và kéo dài dai dẳng nên ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi mắc bệnh chàm đầu chi cần phải nhanh chóng tìm cách chữa bệnh càng sớm càng tốt!
1/ Đâu là nguyên nhân gây bệnh chàm đầu chi
Như đã nói ở trên, chàm đầu chi là căn bệnh ngoài da thường hay gặp. Bệnh tuy chưa xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh. Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học thì chàm đầu chi thường do 2 yếu tố cơ bản gây nên đó là yếu tố cơ địa và do dị ứng dị nguyên, cụ thể như sau:
+ Đối với yếu tố cơ địa thì có khả năng cơ thể bị lấy nhiễm, rối loạn khả năng nội tạng, rối loạn hệ thần kinh hoặc một vài nguyên nhân khác do bị kích thích ở vùng gan, viêm nhiễm xoang.
+ Dị ứng dị nguyên có thể là do thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, xi măng. Cơ thể mẫn cảm với một số thực phẩm dễ bị dị ứng như thịt bò, hải sản, trứng, nhộng tằm. Ngoài ra, thuốc tây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm đầu chi.
2/ Nhận biết bệnh chàm đầu chi qua những triệu chứng cơ bản sau
Bệnh chàm đầu chi có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhơ. Chứng bệnh này có nhiều triệu chứng rất đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu cụ thể sau:
+ Ngứa ngáy, khó chịu, mọc các mụn nước, có khi mụn tập trung thành từng mảng. Chứng bệnh này thường kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát.
+ Các mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở rìa ngón tay, chân, kẽ tay chân với kích thước nhỏ, về sau các mụn nước phát triển to hơn và mọng nước.
+ Các mụn nước này bong lên và rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ làm chảy huyết thanh. Sau một khoảng thời gian thì khô dần và xuất hiện các vảy. Tiếp theo là hình thành một lớp da mỏng, nhẵn bóng. Khi đó lớp da vừa tái tạo sẽ bị rạn nứt và bong ra thành từng mảng dày.
→ BẠN CẦN BIẾT THÊM: Bệnh dị ứng cơ địa: Dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc và điều trị
3/ Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm đầu chi
Chàm đầu chi tuy là căn bệnh không gây nghiêm trọng đến tính mạng con người. Nhưng nếu để lâu không được điều trị sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý. Đồng thời, bệnh để lâu sẽ nặng hơn và khó chữa. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị chàm đầu chi bạn có thể tham khảo.
♦ Dùng thuốc bôi, rửa: Khi mắc phải bệnh chàm đầu chi ở vùng tay chân, việc đầu tiên cần làm đó là rửa vết thương bằng một số loại dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím 1%, thuốc Jarish. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian như rửa vết thương bằng rau má, lá khế, các loại nước ép hoa quả dưa gang, bí đao.
♦ Dung dịch chống nhiễm khuẩn: Một số loại dung dịch chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, nitrat bạc 0,25%-2%, milian.
♦ Kem bôi: Khi bước vào giai đoạn bán cấp có thể dùng các loại kem như kem corticoide, kem kháng sinh, hồ brocq, dầu kẽm. Còn ở giai đoạn mạn tính dùng: mỡ corticoide, mỡ salycylé, ichtyol.
♦ Thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa: Một số loại thuốc tây giúp chống ngứa như kháng histamin, an thần, thuốc giải mẫn cảm (vitamin C liều cao). Các loại vitamin D2, A, B2, B6, P, PP.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống và bôi. Vì những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Đồng thời, để bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần thực hiện tốt một số điều như: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, tránh uống nhiều rượu bia, thuốc lá. Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, rau sống, đồ hộp. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!