Nguyên nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp

Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra những nguyên nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa mà chúng ta thường gặp, vì có rất nhiều tranh luận xung quanh chủ đề này, còn phải xét rất nhiều về cơ địa, lối sống, thoái quen sinh hoạt… của bệnh nhân.

Để tìm hiểu những thông tin về các nguyên nhân tiêu biểu gây nên chứng nổi mề đay mẩn ngứa, các chuyên gia xin tổng hợp các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây:

I. Những nguyên nhân thường thấy gây nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng ở mọi lứa tuổi, đây là những phản ức khá phức tạp của hệ miễn dịch kháng lại Histamine diễn ra dưới mạch máu, người bệnh thường khởi phát ra các triệu chứng ngoài da.

nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Bị nổi mề đay mẩn ngứa thường gây nổi sẩn phù, gây thay đổi thẩm mỹ trên da khi xuất hiện các mảng đỏ tấy, mất thẩm mỹ… và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay rất dễ dàng nhận biết như:

1. Dị ứng thức ăn

Đây là một trong những nguyên nhân điển hình và khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Người bị nổi mề đay thường dị ứng bởi hải sản như tôm cua, sứa, mực, cá…

Ngoài ra, người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay còn gặp rắc rối với thịt bò, thịt dê, thịt trâu, nấm, dứa gai, mít… gây nổi mề đay sau khi ăn khoảng vài giờ.

Các nốt mề đay thường xuất hiện ở tay, cổ, lưng, chân hoặc có khi là toàn thân gây ngứa ngáy, khó chịu và gãi đến trầy xước cả da và toàn thân.

2. Do tác dụng phụ của thuốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng nổi mề đay. Các loại thuốc dùng để uống hoặc tiêm truyền đều có thể gây dị ứng sau vài giờ hoặc vài ngày.

Những trường hợp dị ứng thuốc còn bị sưng hạch, đau nhức khớp xương và sốt nhẹ. Các loại thuốc thường gây tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay như nhóm Beta – Lactam, các thuốc chống viêm, các vitamin, các loại Vắc -Xin, thuốc kháng histamin…

3. Do côn trùng cắn đốt và các dị nguyên khác

Chứng mề đay mẩn ngứa xuất phát còn là do cơ thể gặp chứng côn trùng cắn đốt. Các nọc độc của ong, kiến, muỗi, bọ chét, sâu róm… Các vết cắn kèm ngứa thì khiến người bệnh đau nhức, sưng đỏ, có khi còn bị tê liệt vùng bộ phận bị cắn đốt.

Côn trùng cắn đốt
Côn trùng cắn đốt là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nổi mề đay.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng bởi phấn hoa, rơm rạ, bụi bẩn, nấm mốc, lông vũ của chim chóc, lông chó mèo, khói thuốc lá, hương liệu…

Đọc thêm: Cách chữa dị ứng côn trùng cắn đốt cực đơn giản

4. Do nhiễm ký sinh trùng

Theo thống kê từ Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương thì cứ 10 người thì có 6 – 7 người bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng. Nguyên nhân chủ yếu là ăn gỏi cá, phở tái, gỏi cuốn, rau sống… là những món chứa khá nhiều trứng và ấu trùng giun sán.

Khi nhiễm giun sán, nhất là giun đũa chó thì cơ thể người thường bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Ngoài ra dưới da của người bệnh còn xuất hiện các tình trạng nỏi u sần hoặc những đường chỉ gây u nề và ảnh hưởng cấu tạo của da.

5. Nổi mề đay khi thời tiết thay đổi

Tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa còn có thể do thời tiết thay đổi, xuất hiện triệu chứng khoảng 1 vài ngày, hoặc vài tuần, thậm chí là kéo dài hết mùa.

Khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh thường ngứa ngáy, viêm da, nổi mẩn. Có những trường hợp nặng thì gây khó thở, tụt huyết áp, gây nguy hiểm tính mạng khiến con người mệt mỏi, chán ăn…

⇒ Có khá nhiều nguyên nhân gây nên chứng nổi mề đay và mẩn ngứa. Nhưng dù cho bản thân mình có gặp phải nguyên nhân nào thì chứng mề đay mẩn ngứa đều gây những khó chịu cho sức khỏe của chính bạn.

II. Những cách phòng chống chứng mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay mẩn ngứa thường gặp ở người có cơ địa khá nhạy cảm khi gặp những biến đổi bất thường từ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng…

tăng cường chế độ ăn uống
Việc tăng cường chế độ ăn uống hợp khoa học giúp giảm thiểu chứng nổi mề đay hiệu quả.

Để tránh biến chứng của căn bệnh mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần lưu ý đến những biện pháp phòng ngừa tích cực càng sớm càng tốt:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, ốc, sò nghêu, mực, tôm, thịt bò, thịt gà, thức ăn cay nóng, các chất kích thích như bia, rượu… và nên căn nhiều hoa quả, rau củ chứa các vitamin và khoáng chất cao để phòng bệnh hiệu quả.
  • Tránh dùng mỹ phẩm hoặc những sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng hoặc không phù hợp với bản thân. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm phương pháp thích hợp cho bản thân.
  • Nên vệ sinh thân thể hàng ngày để da không tích tụ bãn nhờn, vi khuẩn gây ngứa ngáy, nổi mề đay.
  • Tránh gãi hoặc chà xát quá mạnh khiến da trầy xước, bị tổn thương và viêm nhiễm…
  • Nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh cho cơ thể gặp áp lực.
  • Cần giữ ấm và che chắn cho cơ thể cẩn thận để không bị gió lạnh lùa vào gây nổi mề đay.

Trên đây là một vài chia sẻ về nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa cũng như những cách phòng ngừa được khuyên dùng từ các chuyên gia. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn đọc khi điều trị bệnh mề đay.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Đỗ Phong

Bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Nguyên nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *