Tìm hiểu chàm khô là bệnh gì?

Có rất nhiều loại bệnh chàm được kể đến như chàm môi, chàm bìu, chàm khô, chàm da…Tuy nhiên, bài viết hôm nay chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh chàm khô. Chàm khô cũng là một trong những căn bệnh ngoài da thường hay xuất hiện. Triệu chứng của bệnh cụ thể là da khô nứt nẻ, nổi mụn li ti gây ngứa ngáy khó chịu. Ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Muốn điều trị bệnh hiệu quả và đúng cách cần phải hiểu rõ về căn bệnh này. Chúng ta cùng tìm hiểu chàm khô là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

tim-hieu-cham-kho-la-benh-gi1

1/ Có những biểu hiện này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh chàm khô

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu – Bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Bệnh chàm khô rất dễ nhận biết và có thể dễ dàng phân biệt được với các loại bệnh chàm khác qua những biểu hiện bên ngoài như:

– Đầu tiên xuất hiện các mảng tấy đỏ, ngứa rát sưng phù trên da, tiếp theo là thấy những hạt nhỏ li ti màu trắng và tạo ra mụn nước trên bề mặt da gây ngứa da.

– Các mụn nước có kích thước nhỏ như đầu đinh hay to như bọng nước từng mảng dày.

– Sau khi mụn nước vỡ ra, da sẽ mỏng hơn, lớp da mới tái tạo sẽ tự nứt bong vảy thành từng mảng dày. Dần dần, nếu không có mụn nước tái phát da sẽ bình thường, không có sẹo. Trường hợp bị tái phát đi tái phát lại nhiều lần có thể để lại sẹo do bị tổn thương của lớp thượng bì ở da.

2/ Những vị trí hay bị chàm khô ghé thăm nhất

Chàm khô là căn bệnh ngoài da, vì vậy có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể chúng ta và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh chàm khô thường xuất hiện ở:

tim-hieu-cham-kho-la-benh-gi2

+ Chàm khô xuất hiện ở mặt.

+ Hay xuất hiện ở tay, ở các ngón tay, kẽ tay.

+ Có thể ở chân, ngón chân hoặc mu bàn chân.

+ Chàm khô ở nang lông.

3/ Bệnh chàm khô thường do hai nguyên nhân chính này gây nên

a. Do cơ địa

  • Người bị nhiễm bệnh chàm khô thường là những người có cơ địa dị ứng, bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh hoặc tiêu hóa.
  • Có một số trường hợp người bị bệnh chàm do tiền sử bị mắc một số bệnh như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Di truyền từ gia đình cũng là một trong những yếu tố chính gây bệnh.

b. Do dị ứng

  • Bị mắc bệnh chàm khô có thể do dị ứng với hóa chất độc hại, xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Cũng có thể do dị ứng với các thức ăn lạ lần đầu ăn như hải sản, tôm, cua, cá, nhộng tằm, dưa cải chua…
  • Với những cô nàng thích trang điểm thì mỹ phẩm cũng có thể gây nên chàm khô đối với chúng ta.

4/ Cách xử lý bệnh chàm khô nhanh nhất và hiệu quả nhất

Khi bị bệnh chàm khô bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như:

– Thuốc bôi toàn thân: Loại thuốc được dùng nhiều nhất đó là thuốc mỡ Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm.

– Các loại dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch màu để chống khuẩn.

tim-hieu-cham-kho-la-benh-gi3

– Các loại thuốc uống toàn thân như thuốc kháng Histamin: peritol, dimedrol,  histalong, hismanal. Chúng có tác dụng an thần, chống ngứa hiệu quả.

– Có thể dùng các loại thuốc giải mẫn cảm như các loại vitamin C liều cao, chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây nói trên, chúng ta có thể sử dụng một số cách chữa bệnh từ thiên nhiên như dùng dưa chuột, cây đàn hương, muối, nha đam, nghệ vàng, dầu dừa cũng rất hiệu quả.

5/ Lời khuyên dành cho người bị bệnh chàm khô

– Khi bị chàm khô người bệnh nên bổ sung nhiều các loại dầu như: Dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo. Vì các loại dầu này có vai trò ngăn chặn sự hình thành yếu tố gây viêm protaglandin, từ đó giảm nhẹ triệu chứng trong bệnh chàm.

– Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như đậu Hà Lan, bột yến mạch, gạo nâu, lạc. Vì chúng giúp ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh chàm. Kẽm giúp cho quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua việc điều hòa sinh sản tế bào và quá trình tổng hợp protein.

tim-hieu-cham-kho-la-benh-gi4

– Cung cấp Vitamin A nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường kháng thể và các tế bào lympho, từ đó điều hòa tiến trình viêm trong bệnh chàm. Cụ thể nên ăn nhiều các loại trái cây và rau quả có màu cam như cà rốt, đu đủ, xoài.

– Uống nhiều nước trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da trong bệnh chàm. Nên uống khoảng 2 lít/ngày để duy trì độ ẩm làn da.

– Một số loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao mà bệnh nhân bị bệnh chàm khô nên tránh như: Đậu phộng, các sản phẩm từ sữa và lúa mì, ngô, đậu nành, các loại hải sản và các thực phẩm có chất bảo quản.

– Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, xà phòng, hạn chế trang điểm và dùng các loại mỹ phẩm khi bị bệnh.

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Tìm hiểu chàm khô là bệnh gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *