Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở chân là một chứng bệnh ngoài da thường hay gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là trong độ tuổi tinh nghịch, hiếu động. Tay chân và những vùng da thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài nên rất dễ mắc các bệnh, khi bị nổi mẩn ngứa thường khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Hiểu rõ được cách phòng và điều trị chứng nổi mẩn ngứa ở chân cho trẻ sẽ giúp các mẹ phòng ngừa và chữa trị bệnh cho trẻ hiệu quả hơn.
1. Trẻ bị mẩn ngứa ở chân mẹ nên làm gì?
Tình trạng nổi mẩn ngứa khiến cho da bé xuất hiện những vết mẩn đỏ hoặc các sần sùi, sưng nề, gồ ghề cao hơn bề mặt da, có thể xuất hiện từng vùng nhỏ hoặc lan rộng ra khắp chân, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không may trẻ bị nổi mẩn ngứa trên da, các mẹ nên xử lý nhanh theo các bước cơ bản sau:
+ Ngay khi thấy xuất hiện mẩn ngứa ở chân kèm theo ngứa ngáy, mẹ nên dùng một mảnh vải sạch thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, cách làm này sẽ giúp giảm cơn ngứa một cách hiệu quả.
Trẻ bị mẩn ngứa ở chân, mẹ nên hạn chế để trẻ gãi ngứa
+ Các mẹ nên chú ý không để cho bé gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương, vì việc này có thể gây rách da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến cho tình trạng bệnh bệnh trở nên trầm trọng hơn.
+ Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là do thời tiết, thức ăn hay mỹ phẩm thì mẹ nên chú ý cách ly trẻ với những tác nhân nói trên, để tránh bệnh nặng hơn.
+ Không tắm cho trẻ quá nhiều lần, bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng, vì nước quá nóng có thể khiến cho vùng da bị bệnh bị khô, mất nước và bong tróc từng mảng.
+ Mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống lại bệnh tật.
+ Tuyệt đối không nên cho bé ăn các thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, bò, gà.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách xử lý nhanh khi trẻ không may bị nổi mẩn ngứa khó chịu. Để điều trị bệnh dứt điểm các mẹ cần sử dụng các loại thuốc Tây hoặc các phương pháp dân gian chữa trị cho trẻ.
2. Cách chữa trị chứng nổi mẩn ngứa ở chân cho trẻ hiệu quả
Để chữa bệnh một cách hiệu quả, chúng ta phải xác định được nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Nổi mẩn ngứa ở chân có thể là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, côn trùng cắn… Thông thường, khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa các mẹ thường áp dụng các phương pháp dân gian, vì những cách làm này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây. Một số cách làm bạn có thể tham khảo như:
a. Sử dụng lá khế
Lá khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Vì vậy, thường được dân gian áp dụng để chữa các chứng mề đay mẩn ngứa. Các mẹ có thể áp dụng phương pháp sử dụng lá khế chữa nổi mẩn đỏ ở chân cho trẻ bằng 2 cách sau:
Dùng lá khế chữa trị mẩn ngứa ở chân cho trẻ
Cách 1: Chỉ cẩn lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch, đun sôi và lấy nước này rửa vùng da bị bệnh cho trẻ, rửa ngày 2 lần và có thể kết hợp bôi thêm một số thuốc ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
Cách 2: Lấy lá, thân và quả khế khoảng 200g, cây vòi voi 200g, bèo tía 200g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đun sôi với 5 lít nước, cho sôi trong khoảng 10 phút. Để một lúc cho đến khi nước còn ấm thì dùng nước này ngâm chân cho trẻ, hoặc cũng có thể tắm, mỗi ngày tắm 2 lần, thực hiện trong khoảng 4-5 ngày là sẽ khỏi bệnh.
b. Sử dụng cây sài đất
Cây sài đất cũng là một trong những loại thảo dược rất tốt, có tính kháng khuẩn, chống lở loét nên được dùng để chữa trị chứng nổi mẩn ngứa ngoài da hiệu quả.
Cây sài đất có công dụng chữa trị mẩn ngứa hiệu quả
Cách làm như sau: Lấy khoảng 30g sài đất, 15g kim ngân hoa, 10g ké đầu ngựa. Tất cả nguyên liệu đem bỏ vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Để nước còn hơi ấm thì dùng nước này tắm cho trẻ, thực hiện kiên trì trong vài ngày các vết mẩn ngứa đỏ ở chân sẽ thuyên giảm hẳn.
c. Sử dụng mướp đắng
Dùng mướp đắng tắm cho trẻ chữa trị mẩn ngứa
Mướp đắng có tính hàn, nên có thể dùng để chữa chứng nổi mẩn ngứa ở chân cho trẻ hiệu quả. Khi trẻ bị mẩn ngứa, mẹ hãy lấy khoảng 1-2 quả mướp đắng tươi, giã nát rồi lọc lấy nước pha vào chậu tắm cho trẻ. Thực hiện khoảng vài ngày là các nốt sần sùi, mẩn đỏ ngứa ở chân thuyên giảm hẳn.
3. Cách phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở chân cho trẻ hiệu quả
Dị ứng nổi mẩn ngứa ở trẻ không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ bị mắc các chứng bệnh ngoài da các bậc phụ huynh nên lưu ý thực hiện tốt những điều sau:
Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ, phòng ngừa các bệnh về da
+ Luôn giữ gìn, chăm sóc cơ thể, làn da bé sạch sẽ, khô thoáng.
+ Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mại, phù hợp với làn da của bé, nên chọn vải coton để dễ thấm mồ hôi.
+ Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cần có biện pháp điều chỉnh trong việc ăn mặc cũng như chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
+ Hạn chế để trẻ đưa tay lên gãi quá nhiều, gãi mạnh sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
+ Nếu cơ địa bé dễ bị dị ứng thì các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có tính dị ứng như hải sản tươi sống, thịt bò, thịt gà. Nếu trẻ đang bú các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.
+ Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho bé, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng.
+ Để bé luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tránh sợ hãi, lo lắng, vì đây cũng là mọt trong những tác nhân khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
Hy vọng với những phương pháp điều trị chứng nổi mẩn ngứa ở chân và cách phòng bệnh hiệu quả trên đây sẽ giúp các mẹ thực hiện thành công để bé nhanh khỏi bệnh.
Chúc bé luôn có một làn da khỏe mạnh!
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM :
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!