Bạn nên thận trọng khi dùng cây vòi voi chữa mề đay, vì nếu dùng không đúng cách thì sẽ gây nên những tác dụng phụ, kết quả ngược khiến tình trạng mẩn ngứa của bạn không được khắc phục mà có nguy cơ biến chứng nặng hơn.
Để biết cụ thể hơn về thông tin này, hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu đúng về cây vòi voi, từ đó khi dùng để chữa mề đay cũng đem lại hiệu quả cao và tránh biến chứng nguy hiểm:
I. Công dụng chữa bệnh của cây vòi voi
Cây vòi voi từ xa xưa được người dân xem là cây thuốc quý dùng nhiều trong dân gian có rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây vòi voi còn có tên gọi khác là đại vĩ đạo, cây vĩ trùng, với chiều cao khoảng 30 – 45cm, thân cứng khỏe và phân thành nhiều cành, nhánh; cành cây có lông ráp, lá mọc so le với nhau hình trái xoan và chóp nhọn, hai bề mặt của lá cây đều có lông thô ráp. Hoa cây vòi voi có màu trắng hoặc màu tím, quả có 4 quả hạch con hình tháp.
Cây vòi voi mọc nhiều ở những vùng đất trống, đồng ruộng hoặc đất bỏ hoang nơi có nhiều cỏ mọc dại. Người ta thường thu hoạch thân và lá vào mùa thu tươi hoặc khô để chữa được nhiều bệnh đều có hiệu quả rất công hiệu.
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi trích trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” thì cây vòi voi sở dĩ có tên này vì cụm hoa giống hình vòi con voi, cây thuốc thường có nhiều tác dụng chủ đạo: Chữa những trường hợp viêm da dị ứng hoặc tụ huyết, giúp làm dịu cơn đau, ngứa ngáy, làm cảm giác mát dịu, bớt nhức nhối, làm tan mủ và tránh những tình trạng viêm da không lan rộng hoặc bớt sưng tấy.
Cây vòi voi còn là vị thuốc chữa chứng tê nhức, dị ứng, mụn nhọt, viêm da, nổi mẩn ngứa… và có nhiều tác dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa hay viêm da tiếp xúc.
II. Cách dùng cây vòi voi chữa mề đay
Trong dân gian đã lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa chứng mề đay, nếu bạn muốn dùng cây vòi voi chữa mề đay thì hãy lưu ý đến những bài thuốc được chia sẻ dưới đây:
#Nguyên liệu: Cây vòi voi 300g, vỏ cây và quả ké 200g để chữa chứng mề đay qua bài thuốc tắm nhằm chữa các chứng ngứa ngáy, nổi mẩn và viêm da mang đến.
#Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu nấu cho vào nồi và nấu với 5 lít nước khoảng 15 phút, để nguội rồi tắm ngày khoảng 2 lần, dùng liên tục khoảng 3 ngày thì các tình trạng ngứa ngáy, viêm loét, chốc lở và các tính chất cơ địa giảm hẳn.
Đọc thêm: Các nguyên nhân gây dị ứng da bạn cần lưu ý để phòng tránh bệnh
⇒ Bên cạnh đó, bạn có thể phòng ngừa những nguyên nhân, nguồn gốc gây nên chứng nổi mề đay:
- Bạn cần ghi lại nhật ký về các món ăn hoặc thực phẩm mà bạn đã từng thưởng thức trước và sau khi dị ứng. Việc làm cẩn thận này sẽ giúp xác định được thực phẩm nào gây nên những vấn đề cho cơ thể như: Cá, tôm, cua, tráng, cà chua, đậu phộng, sữa…
- Cần cân nhắc loại bỏ các tác nhân gây nổi mề đay đến từ môi trường xung quanh hư phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà, các đồ vật bằng cao su latex…
- Giảm thiểu tối đa tình trạng tiếp xúc hoặc bị côn trùng cắn đốt do các hóa chất có trong nọc độc mà chúng tiết ra như kiến, muỗi, sâu róm, ong bắp cày, ong vò vè…
- Nên che chắn làn da thật tốt khi có cơ địa mẫn cảm với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như nắng, khói, bụi, nhiệt độ nóng lạnh, nước…
- Cần mặc trang phục rộng rãi, dễ thở để da hô hấp tốt hơn và tránh lưu quá nhiều mồ hôi trên cơ thể khiến da bị bí và chà xát quá nhiều.
- Cần liên lạc với cơ sở y tế nếu gặp các triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng hoặc cơ thể bị khó thở, cổ họng có cảm giác bị chặn lại hoặc các tình trạng sốc phản vệ.
III. Vì sao cần thận trọng khi chữa mề đay bằng cây vòi voi?
Tuy công dụng của cây vòi voi chữa các chứng về viêm da, mề đay, tụ huyết, mề đay, á sừng khá hiệu quả. Nhưng nhiều bệnh nhân cần phải thận trọng khi dùng bài thuốc này vì:
Hoạt chất Alkaloid Pyrrolizidine có trong cây vòi voi rất độc đối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan, gây hủy hoại hoạt động của cơ quan này và khiến cho cơ thể gặp nhiều trục trặc như đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết trong và có thể gây ung thư nếu độc tính lan toả âm ỉ trong cơ thể.
Bộ Y tế Việt Nam đã có những chỉ thị khuyên người dân cần cẩn thận khi dùng cây vòi voi chữa bệnh, nhất là dùng loài cây này sắc nước uống. Người bệnh chỉ nên dùng thảo được này để bôi ngoài da nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khi sử dụng cây vòi voi, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Chọn cây mọc ở những vùng ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân hóa học, để không bị hóa chất cư trú trên cây vòi voi gây tổn thương cho da nổi mề đay khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Chỉ dùng lá để chữa bệnh, tránh dùng hoa hoặc rễ để chữa bệnh để làm tăng độc tính gây ảnh hưởng cho làn da của bạn.
- Tuyệt đối không dùng cây vòi voi chữa cho người già, người đang bị ốm yếu, cơ thể suy nhược, tay chân lạnh và tê bì, tiêu chảy…
- Trước khi dùng cây thuốc này thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Trên đây là những thông tin về dùng cây vòi voi chữa bệnh mề đay, bạn cần hết sức lưu ý với vị thuốc này để tránh gây nên những nguy hiểm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người thân.
Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh, bình phục!
Song Lam
Độc giả tìm hiểu thêm:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!