Trẻ bị dị ứng nguyên nhân do đâu

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây dị ứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em như:

1. Dị ứng thời tiết

Sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe mọi người. Dị ứng là một trong những hậu quả do thời tiết thay đổi mà trẻ em mắc phải.

Vào những ngày lạnh, có mưa hay ẩm ướt, nấm mốc phát triển, sinh ra nhiều mạt bụi, côn trùng, làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Đồng thời lúc này cơ thể cũng sản sinh ra nhiều histamin ức chế miễn dịch, gây ngứa ngáy, dị ứng, mề đay.

Với tính chất hay vận động, chạy nhảy thì vào những ngày nóng bức, hanh khô, trẻ càng đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng ẩm ướt khiến trẻ bị ngứa ngáy, dị ứng.

2. Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Trẻ con có thói quen rất thích chạm vào tất cả mọi thứ. Điều này vô tình gây ra không ích tác hại cho trẻ. Mặc dù việc tiếp xúc với động vật sẽ làm trẻ yêu thiên nhiên, thân thiên hơn. Tuy nhiên, lông thú nuôi lại là tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Một số trẻ bị dị ứng nặng có thể mắc phải viêm mũi mãn tính.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với phấn hoa cũng gây dị ứng cho trẻ. Trẻ bị dị ứng phấn hoa thường hay chảy nước mắt, mí mắt sưng, tổn thương niêm mạc.

3. Bị côn trùng đốt

Người lớn một khi bị côn trùng đốt đã rất khó chịu và mệt mỏi, thì nói chi đến việc trẻ em cũng mắc phải. Trẻ con rất thích chơi ở những nơi có nhiều cây cối, hoa lá, bụi rậm. Đây là những nơi tập trung khá nhiều côn trùng như ong, kiến, muỗi, rết,… Khị bị côn trùng đốt, trẻ sẽ ngứa ngáy, dị ứng, nổi mề đay,…

4. Dị ứng do thực phẩm

Mỗi năm không biết đã xử lý bao nhiêu trường hợp dị ứng ở trẻ em cũng do thực phẩm mà ra. Sẽ rất khó khăn cho phụ huynh khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, vì có khá nhiều thực phẩm cần phải tránh, nếu không sẽ gây ra dị ứng.

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ như: đậu phộng, trứng, sữa, hải sản, các loại hạt,..

5. Dị ứng với thuốc

Dị ứng thuốc là trường hợp rất phổ biến, thậm chí đã từng có trẻ suýt chết vì dị ứng thuốc mà ra. Thông thường, trẻ em sẽ bị dị ứng nhiều nhất với kháng sinh và các thuốc giảm đau, hạ sốt. Mức độ dị ứng sẽ phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và độ tuổi.

6. Trẻ mắc một số bệnh lý

Trẻ mắc một số bệnh lý cũng là căn nguyên gây ra dị ứng. Trong đó, hen suyễn là một trường hợp điển hình. Hen suyễn khiến trẻ khó thở, ho, viêm phổi, tức ngực.

Bạn có biết, khi trẻ bị loét dạ dày thì nguy cơ dị ứng cũng rất cao. Khi bị loét dạ dày, trẻ sẽ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sụt cân.

7. Trẻ mắc bệnh viêm da, nấm da

Viêm da hay nấm da sẽ khiến bị trẻ bị tổn thương, khả năng bị dị ứng rất cao. Các chất kích thích từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây ra hiện tượng dị ứng. Trẻ bị khô da, ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban.

Biểu hiện nhận biết dị ứng ở trẻ em

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị dị ứng thông qua các triệu chứng như:

  • Dấu hiệu trên da 

+ Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay

+ Phát ban đỏ, sưng và đau

  • Dấu hiệu đường hô hấp 

+ Trẻ hay ngoáy mũi, mũi của trẻ bị ngạt

+ Trẻ hắt hơi thường xuyên, chảy nước mũi

+ Trẻ dùng miệng để thở

+ Trẻ bị ho khan dai dẳng , khó thở, thở khò khè

+ Trẻ bị cảm lạnh trong thời gian dài

  • Dấu hiệu ở mắt 

+ Trẻ thường xuyên chảy nước mắt

+ Trẻ hay đưa tay dụi mắt

+ Mắt trẻ xuất hiện các mạch máu đỏ

+ Vùng da dưới mắt sẫm màu

  • Dấu hiệu hệ tiêu hóa 

+ Đau bụng

+ Đầy hơi

+ Tiêu chảy

  • Dấu hiệu tuần hoàn máu

+ Huyết áp sụt

+ Da xanh xao, nhột nhạt

+ Trẻ chóng mặt, choáng váng

+ Mất ý thức, động kinh, ngất xỉu

Cách phòng tránh dị ứng ở trẻ em

Phòng bệnh vẫn tốt và an toàn hơn chữa bệnh. Do đó, phòng tránh cho trẻ trước những nguy cơ dị ứng là điều cấp bách và cần thiết. Hãy phòng tránh dị ứng ở trẻ em bằng các cách sau đây:

1. Cẩn thận với thức ăn cho trẻ

Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý các tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc biết con mình dị ứng với các thực phẩm đó. Điều lưu ý nữa là bạn cần tìm hiểu thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng của thực phẩm. Một số phụ gia hay sản phẩm hết hạn sử dụng đều có thể gây dị ứng cho trẻ.

Trong quá trình  ăn uống của trẻ, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thì bạn cần ghi nhớ thực phẩm ấy và tránh cho trẻ tiếp xúc lại.

2. Thận trọng khi sử dụng với thuốc cho trẻ

Khi trẻ có bất cứ một vấn đề gì về sức khỏe thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc nếu không biết rõ nguồn gốc, cơ chế của nó. Bác sĩ có chuyên môn sẽ khám, chữa thích hợp cho trẻ. Sử dụng thuốc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc có bất cứ gì bất thường nên báo ngay cho bác sĩ điều trị.

3. Bảo vệ trẻ trước môi trường

Tránh cho trẻ ra nắng trong nhiều giờ liền hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá mạnh. Khi ra ngoài nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, đội nón, mang khẩu trang, kính râm. Vào những ngày lạnh phải giữ ấm cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo dài tay, mang tất, quàng khăn len.

Bên cạnh đó, cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc với lông thú nuôi. Cho trẻ vui chơi ở những nơi thông thoáng, không khí trong lành.

4. Cải thiện chế độ ăn uống của trẻ

Trong chế độ ăn uống của trẻ cần bổ sung thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng như thực phẩm giàu vitamin C, A, D, E,… thực phẩm giàu omega-3,… Bổ sung đủ nước cho trẻ cũng rất cần thiết.

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *