Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô là một trong những chứng bệnh ngoài da phổ biến. Thường hay xuất hiện vào mùa lạnh. Chàm khô gây nên tình trạng da khô, nứt nẻ, bị bong tróc nhiều, gây ngứa da và đau rát. Bệnh có thể xuất hiện ở vùng mặt, ngón tay, kẽ tay… Nếu càng gãi lại càng cảm thấy ngứa, có khi gây ra tình trạng bội nhiễm hoặc nhiễm trùng. Vậy bệnh chàm khô có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh chàm khô. Bạn đọc có thể tham khảo và biết rõ hơn về chứng bệnh này.

1/ Những vị trí bệnh chàm khô thường hay xuất hiện

Bệnh chàm khô là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và ở mọi lứa tuổi. Như đã nói ở trên, bệnh chàm khô thường xảy ra vào mùa đông, lúc thời tiết hanh khô. Khi mắc bệnh thường có một số triệu chứng cụ thể như:

benh-cham-kho-co-nguy-hiem-khong1

+ Vết chàm xuất hiện ở mặt.

+ Ở các ngón tay, kẽ tay.

+ Có thể ở chân, ngón chân, mu bàn chân.

+ Bệnh cũng thường xuất hiện ở các nang lông.

⇒ Bệnh chàm khô có thể do đâu

+ Người mắc bệnh chàm khô thường là những người bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh hay các vấn đề về tiêu hóa.

+ Người có tiền sử mắc một số bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang.

+ Dị ứng với một số thức ăn lạ hoặc tiếp xúc với một số loại hóa chất dễ gây dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, chất hóa học.

+ Trong gia đình có người từng bị bệnh chàm khô thì người đời sau rất dễ mắc phải chứng bệnh này.

2/ Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

Chàm khô là căn bệnh khá phổ biến và là mức độ nguy hiểm cao hơn so với các loại chàm khác. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống và vẻ thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như:

benh-cham-kho-co-nguy-hiem-khong2

Vùng da bị mẩn ngứa khiến người bệnh khó chịu, không thể tập trung vào công việc. Từ đó dẫn đến chất lượng công việc bị sa sút, cũng có thể khiến bạn bị mất ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Gãi nhiều có thể gây nên các vết loét và lây lan ra những vùng da khác, nhiễm trùng và khiến bệnh nặng hơn. Càng để lâu bệnh sẽ càng khó chữa.

3/ Nhận biết bệnh chàm khô qua những triệu chứng cụ thể

Bệnh chàm khô là một trong những dạng của bệnh chàm da. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Tuy nhiên, chàm khô thường  có một số triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết như:

+ Ở giai đoạn đầu trên bề mặt làn da bị tổn thương thường xuất hiện các mẩn đỏ sưng tấy. Những mụn nhỏ li ti này lâu ngày sẽ phát triển thành các mụn nước.

+ Kéo theo đó là hiện tượng ngứa da, càng gãi càng ngứa.

+ Mụn nước xuất hiện với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, đôi khi các mụn nước tập trung lại thành một mảng dày trên da.

+ Khi gãi ngứa các mụn nước này sẽ bị vỡ ra và chảy dịch. Những chỗ bị vỡ mụn sẽ hình thành các mảng chàm lô nhô.

+ Sau đó là hình thành lớp vảy bong tróc, khô da từ các mụn nước trước đó.

+ Để lâu và không chữa trị đúng cách sẽ để lại sẹo lồi lõm cho người bệnh.

4/ Những thói quen hàng ngày giúp hạn chế diễn tiến của bệnh và phòng ngừa bệnh chàm khô hiệu quả

Như đã nói ở trên, bệnh chàm khô là căn bệnh khá nguy hiểm. Khi mắc bệnh ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thì bệnh mới có thể nhanh khỏi. Vì là căn bệnh nguy hiểm nên chúng ta nên phòng bệnh, tránh mắc bệnh là điều tốt nhất. Bạn có thể thực hiện theo một số thói quen đơn giản này để giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời có thể phòng bệnh hiệu quả.

benh-cham-kho-co-nguy-hiem-khong3

+ Không nên tắm quá lâu và tắm bằng nước quá nóng, chỉ nên tắm bằng nước ấm vừa phải.

+ Sau khi tắm xong nên thoa khem dưỡng ẩm.

+ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng chứa nhiều chất hóa học, nước hoa, chất tẩy rửa, đồ trang sức.

+ Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng và dị ứng da.

+ Mặc quần áp rộng thoải mái, không nên mặc đồ bằng vải len, sợi tổng hợp.

+ Đeo gang tay, quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất, do tính chất công việc.

+ Tập thể dục, ngồi thiền để giảm bớt căng thẳng vì đây cũng là một yếu tố kích thích bệnh chàm.

Cập nhật lúc 00:38 - 12/04/2019

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *