Hiện tượng trẻ bị ngứa thường xuyên về đêm đang diễn ra phổ biến. Tình trạng này gây không ít không nỗi lo lắng cho cha mẹ và khó chịu cho trẻ nhỏ. Vậy tại sao trẻ lại ngứa thường xuyên về đêm? Cách khắc phục như thế nào?
Người ta thường khuyên muốn uốn tre thì phải uốn từ khi còn là măng. Với trẻ em cũng vậy, mọi sự phát triển hoàn thiện của trẻ đều xuất phát từ khi còn bé. Mọi bất trắc nào ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng đều bất lợi và nguy hiểm. Trẻ bị ngứa thường xuyên về đêm sẽ sinh ra nhiều tác hại cho da, cho giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, suy dinh dưỡng,chậm lớn, kém thông minh,…
Nguyên nhân trẻ bị ngứa bị ngứa thường xuyên về đêm
Có khá nhiều nguyên nhân làm trẻ em bị ngứa thường xuyên về đêm như:
Trẻ mắc một số bệnh lý ( nguyên nhân chủ quan)
Trẻ bị ngứa về đêm có thể là biểu hiện của một số bệnh lý trẻ đang gặp phải. Phải kể đến những bệnh lý như:
- Chức năng gan mật của trẻ gặp vấn đề: Một khi gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều biến chứng trên cơ thể. Trẻ em bị các vấn đề gan sẽ hay ngứa ngáy, nhất là về đêm, ngứa càng kinh khủng hơn.
- Trẻ bị nhiễm giun: Là nỗi ám ảnh đối với mọi cha mẹ, bởi khi trẻ bị nhiễm giun sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ em bị nhiễm giun rất hay ngứa ngáy mà đặc biệt ngứa hậu môn, ngứa vùng kín về đêm.Đi kèm với triệu chứng ngứa, trẻ còn khó ngủ, bồn chồn, hay đái dầm, biếng ăn, đau bụng, khó thở,…
- Trẻ mắc các bệnh ngoài da như: Một số bệnh ngoài da nấm da, viêm da cơ địa, nổi mề đay,…. đều ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm của trẻ khi cứ gây ngứa ngáy liên tục. Bên cạnh đó, một số bà mẹ có thói quen sử dụng xà phòng mạnh để tẩy tế bào chết trên da cho trẻ, vì nghĩ đó là cách vệ sinh tốt. Tuy nhiên, việc làm này khiến da trẻ em khô hơn do rất nhạy cảm, gây ngứa ngáy, thậm chí là sinh vảy nến. Điều này còn kinh khủng hơn thì về đêm da tiếp xúc với chăn, mền, chiếu, tạo lực ma sát, gây ngứa khủng khiếp.
- Da của trẻ bị mất nước: nước rất quan trọng với chúng ta và đặc biệt là trẻ em. Chúng ta nghĩ rằng ngủ thì cần gì phải uống nước, tuy nhiên cách nghĩ đó hoàn toàn sai. Việc da thiếu nước về đêm sẽ làm cơ thể mất nước, khiến làn da bị ngứa ngáy
Sự tác động của mọi trường( nguyên nhân khách quan)
- Sự tác động từ môi trường: Trong hoàn cảnh nào cũng vậy, môi trường có tác động rất lớn đến cơ thể của trẻ em.
+ Trẻ em rất dễ bị ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, phát ban khi thời tiết thay đổi. Các triệu chứng này còn diễn ra trầm trọng về đêm. Nếu ngày lạnh thì nhiệt độ về đêm càng lạnh, làm chất xúc tác, khiến da chịu đựng quá nhiều bất lợi, gây ngứa kinh khủng. Còn ngày nóng, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch nhau cũng gây ngứa cho trẻ.
+ Chăn, mền, giường, chiếu không đảm bảo vệ sinh, có nhiều vi khuẩn cũng gây ngứa ngáy cho trẻ, khiến trẻ bứt rứt, khó ngủ.
- Sự tấn công của thực phẩm dị ứng: Các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ như hải sản, trứng, đậu phộng,… đều có thể gây ngứa ngáy cho trẻ về đêm. Với các bé còn bú sữa mẹ thì trong sữa mẹ có chứa yếu tố gây dị ứng, khiến trẻ bị ngứa, ngứa nhiều về đêm.
Trẻ bị ngứa thường xuyên về đêm có tác hại như thế nào?
Nhiều người nghĩ rằng việc trẻ bị ngứa về đêm là chuyện bình thường, trẻ con nào cũng vậy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều tổn hại cho sức khỏe cho trẻ. Ngứa về đêm có thể gây ra những hậu quả như sau:
- Ban đầu chỉ là những cơn ngứa ngáy nhưng sau đó sẽ hình thành những nốt mụn đỏ, sần sùi, gây ngứa ngáy khủng khiếp hơn.
- Càng về sau, da trẻ sẽ sưng tấy, đau và nóng rát, trẻ mất ngủ và khóc đêm nhiều hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, thể chất của trẻ.
Cách khắc phục trẻ bị ngứa thường về đêm
Không thể để trẻ cứ rơi vào tình trạng bị ngứa thường về đêm kéo dài như thế được. Chính vài vậy, hãy tìm ngay biện pháp khắc phục để cải thiện càng nhanh càng tốt. Một số cách khắc phục sau đây sẽ giúp ích cho bạn:
1. Vệ sinh cơ thể cho trẻ
Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn trên da và tránh bị nhiễm khuẩn.
- Các mẹ hãy thường xuyên tắm gội cho bé, vệ sinh tai, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ.
- Trước khi đi ngủ, các mẹ có thể tắm hay dùng nước ấm lau người cho trẻ. Lưu ý không được dùng nước quá lạnh, sẽ làm trẻ dễ bị cảm; nếu dùng nước quá nóng sẽ làm da trẻ khô, dễ bong tróc, tình trạng ngứa càng thêm nhiều.
- Có thể sử dụng một số thảo dược tốt cho da, làm sạch mồ hôi, loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhiễm như: lá khế, lá chè xanh, lá bạc hà, lá trầu không,…
- Dùng khăn khô, mềm lau người lại cho bé một cách nhẹ nhàng.
- Không cho trẻ gãi, cọ xát, chà mạnh vùng bị ngứa vì có gây viêm nhiễm nặng hơn.
2. Dưỡng ẩm da cho trẻ
Việc dưỡng ẩm da sẽ giúp da trẻ mềm mại, dịu nhẹ, chống khô da, bóng tróc.
- Sau khi tắm xong cho bé, bạn nên thoa một ít kem dưỡng ẩm lên da bé.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên không kích ứng cho da, phù hợp độ tuổi và có kiểm định chất lượng, an toàn
3. Sử dụng thuốc trị côn trùng cho trẻ
Côn trùng là một trong những tác nhân khiến trẻ bị ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt vào buổi tối muỗi, kiến xuất hiện nhiều, gây hại thêm cho trẻ. Chính vì vậy, các mẹ nên thoa thuốc chống côn trùng cho trẻ trước khi đi ngủ, sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
4. Chườm lạnh
Trước khi đi ngủ, hãy chườm lạnh cho trẻ bằng việc dùng túi chườm hoặc khăn bọc 2-3 viên đá rồi chườm lên vùng ngứa ngáy. Cách này sẽ giúp trẻ bớt ngứa hơn, cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon hơn.
5. Trang phục phù hợp với trẻ
Quần áo chật chội, khô cứng, ẩm ướt sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, ngứa ngáy nặng hơn. Do đó, vào buổi nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có tính hút mồ hôi.
6. Đảm bảo chất lượng phòng ngủ
Chất lượng của một phòng ngủ cũng là yếu tố quyết định giấc ngủ của trẻ có tốt hay không. Việc cần làm để đảm bảo chất lượng phòng ngủ cho trẻ là:
- Chăn, nệm, gối, giường phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Tốt nhất bạn nên giặt hay đem phơi nắng chúng thường xuyên.
- Không cho trẻ dùng mền, gối khi còn ẩm ướt. Điều này khiến nấm mốc, các loại vi khuẩn dễ tấn công trẻ, làm trẻ ngứa kinh khủng hơn.
- Phòng ngủ cũng nên thông thoáng, không quá tối tăm. Đảm bảo mát mẻ ngày hè, ấm áp những ngày lạnh.
7. Cải thiện chế độ ăn uống
Trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nhất là khi đang mắc bệnh như chứng ngứa ngáy về đêm. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng có thể cho bé dùng được, có những thứ nên ăn và phải kiêng ăn.
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu omega- 3, các loại vitamin A, C, E, D,… Các thực phẩm này vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, vừa tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ, nhất là sau khi hoạt động nhiều, trước khi đi ngủ
- Bổ sung nước ép hoa quả cho trẻ cũng rất tốt.
- Kiêng ăn các thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
- Kiêng ăn các thực phẩm có tính gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, đậu phộng,…
Những phương pháp trên chỉ hỗ trợ phần nào cho trẻ bị ngứa về đêm. Nếu muốn trẻ triệt để tình trạng này thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán, chữa bệnh đúng cách. Không tự ý dùng thuốc sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Chúc bé khỏe, ngoan và mau hết chứng ngứa về đêm!
Thiên Bình
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!