Xin hỏi: Bệnh chàm khô có lây không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi bệnh chàm có lây không vậy ạ? Em bị bệnh chàm ở vùng cánh tay cả 2 tuần nay vẫn chưa khỏi. E nghe nói mấy loại bệnh ngoài da này rất dễ lây lan cho người khác nếu tiếp xúc với nhau. Bị bệnh chàm nhưng em thường xuyên phải chăm sóc con nhỏ, bế cháu nên em sợ lây lan bệnh cho cháu nữa thì khổ. Với lại làm thế nào để điều trị bệnh chàm nhanh chóng và hiệu quả? Mong bác sĩ giải đáp giùm em những thắc mắc trên càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

(Nguyễn Thúy Hường – Tp. Hồ Chí Minh)

1/ Giải đáp thắc mắc bệnh chàm khô có lây không?

Chào bạn! Bệnh chàm là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Chàm hay còn gọi là bệnh eczema, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Chàm là căn bệnh không lây nhiễm, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, người mắc bệnh chàm nếu không biết cách chăm sóc và chữa trị có thể gây lây lan sang các vùng khác của cơ thể. Đồng thời, những ai có người thân như ông bà, cha mẹ mắc phải bệnh chàm thì người đó có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn so với những người khác.

xin-hoi-benh-cham-co-lay-khong

Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn được kể đến như:

– Do cơ địa: Đối với những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, nội tiết thì những người này có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Những người mắc bệnh viêm mũi xoang, hen suyễn, viêm gan, viêm đại tràng, viêm tai, các bệnh về thận cũng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về da trong đó có bệnh chàm.

– Do sức đề kháng yếu: Sức khỏe yếu, sức đề kháng bị giảm sút nên làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài.

– Do ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, ăn ít rau xanh, củ quả, uống ít nước khiến cho bệnh chàm ngày càng trầm trọng hơn.

– Dị ứng dị nguyên: Những thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường bị ô nhiễm, ăn phải các thực phẩm dễ kích ứng như hải sản, trứng, nhộng tằm. Tiếp xúc nhiều với xi măng, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng khiến cho cơ thể dễ mắc phải bệnh chàm và những ai đã bị bệnh thì khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Như vậy, có thể khẳng định bệnh chàm là căn bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. Bệnh chỉ gây lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác trên chính cơ thể người bệnh nếu như không biết cách chữa trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, bạn có thể yên tâm để chăm sóc con mà không lo lắng hay sợ bị lây nhiễm.

2/ Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh chàm, có thể chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì khi bị bệnh chàm người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa bệnh đúng cách, không nên tự ý dùng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, một số thuốc được bác sĩ kê đơn khi chữa bệnh chàm như:

xin-hoi-benh-cham-co-lay-khong1

– Thuốc bôi: Những loại thuốc bôi toàn thân được sử dụng để chữa bệnh chàm được nhắc đến như các dạng kem bôi, thuốc mỡ Corticoide, hồ Brocq, dầu kẽm, kem kháng sinh. Sử dụng thêm một số loại dung dịch khác như dung dịch nước muối, thuốc tím, dung dịch màu để diệt khuẩn, chống khuẩn.

– Thuốc uống: Thuốc uống là những loại thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa. Thường dùng thuốc kháng Histamin: peritol, histalong, hismanal, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong.

– Các loại thuốc giải mẫn cảm: Thông thường thuốc này được kể đến như các loại vitamin C liều cao. Chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các yếu tố dị ứng nguyên gây bệnh.

⇒ Song song với việc dùng thuốc chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý và thực hiện tốt những điều sau đây thì bệnh mới nhanh khỏi và không bị tái phát:

+ Hạn chế kì cọ, gãi ngứa mạnh bằng tay, chỉ nên dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô sau khi tắm xong.

+ Không nên tắm nước quá nóng, cũng không nên tắm thường xuyên để tránh khô da. Mỗi lần tắm lâu nhất khoảng 15-20 phút.

+ Nên giữ ẩm cho da bằng kem giữ ẩm hoặc các loại tinh dầu từ thảo dược thiên nhiên.

+ Chọn những loại xà phòng dịu nhẹ cho da, không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, dầu nhớt, xăng xe, thuốc trừ sâu, nước rửa chén…

+ Không nên ăn những thức phẩm có chứa tính dị ứng cao như thịt bò, hải sản. Điều này sẽ giúp bạn giảm cơn ngứa đáng kể và hạn chế mắc bệnh ngoài da phiền phức khác.

→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (0)

Xin hỏi: Bệnh chàm khô có lây không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *