Chào chuyên mục! Xin hỏi: Bệnh tổ đỉa có lây không vậy ạ? Gia đình em có con nhỏ mà em lại bị tổ đỉa mấy bữa nay chưa khỏi. Vì thường xuyên chăm sóc con ở cạnh con nên em sợ lây bệnh cho con nữa thì thêm khổ. Tại vì em nghĩ mấy bệnh ngoài da này thường rất dễ lây lan. Vì vậy, chuyên mục có thể tư vấn giúp em câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không? Cần làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh. Cám ơn chuyên mục vì câu hỏi hôm nay.
(Diệp Tuyền – Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng)
Chào bạn!
1/ Bệnh tổ đỉa có khả năng lây nhiễm cho người khác không?
Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh ngoài da rất dễ mắc phải ở tất cả các đối tượng. Thông thường bệnh hay gặp ở một số vị trí như lòng bàn tay, ngón tay, trên hoặc dưới lòng bàn chân. Bệnh tổ đỉa hay còn có tên khoa học là Dysidrose, một dạng thể của bệnh chàm. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh như: Nổi mụn nước, mẩn đỏ trên da, mụn nước ăn sâu vào da làm cho da nổi gồ ghề gây ngứa ngáy, khó chịu, nếu gãi nhiều sẽ bị đau rát.
Bệnh tổ đỉa có thể xảy ra theo từng đợt hoặc cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách, kiêng cử đúng đắn thì bệnh rất dễ tái phát trở lại. Theo các chuyên gia và các bác sĩ nghiên cứu và khẳng định đây là căn bệnh ngoài da dễ mắc phải nhưng lại không có nguy cơ lây lan cho người khác. Vì vậy, bạn cứ yên tâm điều trị bệnh và chăm sóc con cái bình thường.
2/ Bệnh tổ đỉa thường do một số tác nhân chính này gây nên
Bệnh tổ đỉa không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài, là mất thẩm mỹ và gây nên tâm lý ngại giao tiếp. Lo lắng về bệnh tình nhiều có thể gây nên stress. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh tổ đỉa, bạn cần biết để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
+ Hàng ngày tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa, chất hóa học như xà phòng, nước rửa chén bát, xi măng. Những tác nhân này có thể gây kích ứng da gây nên bệnh tổ đỉa, đặc biệt là đối với người có làn da mẫn cảm.
+ Có thể bạn ăn phải một số thức ăn có tính dị ứng cao như đậu phộng, thịt, trứng, sữa, hải sản, nhộng tằm, tép rang…
+ Nhiễm khuẩn, vi trùng gây bệnh trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong nhà máy hóa chất, nhà máy may. Tiếp xúc nhiều với khu vực bị ô nhiễm.
+ Bị bệnh nấm ở kẽ tay, kẽ chân, không được điều trị sớm lâu ngày có thể gây bệnh tổ đỉa.
3/ Bệnh tổ đỉa có thể dùng một số loại thuốc sau
Thông thường, khi bị bệnh tổ đỉa chúng ta thường sử dụng phương pháp dân gian để điều trị như: Sử dụng tỏi, lá lốt, bồ kết, muối. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ giúp điều trị khỏi bệnh tạm thời, chứ không thể cắt đứt bệnh. Vì vậy, chúng ta có thể áp dụng chữa bệnh bằng các loại thuốc sau đây:
Thuốc điều trị tại chỗ:
+ Bôi thuốc BSI 1% – 3% lên vùng bị tổn thương khi chỉ có mụn nước đơn thuần.
+ Ngâm rửa tay chân để hạn chế ngứa ngáy bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000.
+ Khi các mụn nước vỡ ra có thể bôi thuốc chống nhiễm khuẩn Eosine, Milian.
+ Biện pháp hiệu quả hơn đó là chiếu tia tử ngoại Ultra violet lên trực tiếp vùng bị tổn thương do tổ đỉa gây ra.
Thuốc điều trị toàn thân:
+ Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh.
+ Dùng thuốc kháng nấm khi bị nhiễm nấm.
+ Thuốc chống dị ứng có thể dùng như: Cetirizine, Loratadine, Chlopheniramine.
4/ Hạn chế tổ đỉa bằng những thói quen đơn giản hàng ngày
Để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa nhanh khỏi, đồng thời phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúng ta nên tạo cho mình một số thói quen cũng như thực hiện tốt những điều sau đây:
+ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng bệnh tổ đỉa hay xuất hiện như bàn tay, bàn chân. Cắt móng tay, móng chân, giữ cho lòng bàn tay chân luôn khô thoáng.
+ Tránh tiếp xúc nhiều với xăng dầu, hóa chất, chất tẩy rửa đối với người dễ bị dị ứng.
+ Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với chất độc hóa học thì nên đeo găng tay, chân, quần áo bảo hộ khi làm việc.
+ Khi bị bệnh không nên chọt lễ, chích mụn nước. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn, lâu khỏi hơn.
+ Không nên nuôi vật nuôi, thú cảnh trong nhà đối với người có cơ địa thường xuyên bị dị ứng.
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng, có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
+ Nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe cũng như khám da liễu định kì để có thể phát hiện bệnh sớm và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!