Ở trẻ em thường sức đề kháng còn yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài nên rất dễ gặp phải các bệnh ngoài da như dị ứng thời tiết, dị ứng mạt bụi, dị ứng thực phẩm, bệnh chàm, bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, trong bài viết hôm nay chúng tôi chỉ xin đề cập đến bệnh chàm khô ở trẻ em, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm khô ở trẻ
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các chứng bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm. Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ em, tuy nhiên những nguyên nhân thường gặp nhất thường liên quan đến hai yếu tố đó là cơ địa và dị ứng nguyên:
+ Đối với trẻ em, thường sức đề kháng của trẻ rất yếu không đủ sức chống lại vi rút, vi khuẩn gây bệnh, nhất là những bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm khô.
+ Những trẻ em có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ đã từng mắc bệnh chàm khô thì cơ hội mắc bệnh chàm khô ở bé sẽ cao hơn so với những đứa trẻ khác.
+ Thời tiết thất thường, da không thích nghi kịp khiến da bị khô và rất dễ mắc bệnh chàm khô.
+ Do dị ứng với hóa chất độc hại, đối với trẻ thường bị kích thích bởi hóa chất có trong bột giặt, vì vậy cha mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phù hợp với những bé có làn da nhạy cảm.
+ Khi trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với lông vật nuôi, chơi thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm.
+ Đôi khi trẻ bị dị ứng thực phẩm bởi các món ăn được làm từ trứng hoặc từ sữa bò.
+ Với những trẻ có làn da mẫn cảm thì khi mặc một số quần áo có chất liệu len hoặc tổng hợp sẽ rất dễ gây kích ứng da. Vậy nên, cha mẹ cần chọn quần áo cho trẻ được làm từ chất liệu cotton để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhất.
→ Khi bé không may mắc phải bệnh chàm, thường có những dấu hiệu và triệu chứng như sau:
+ Làn da của bé thô ráp và có những vảy nhỏ li ti, bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa da và khiến cho bé gãi thường xuyên. Tuy nhiên, càng gãi thì lại càng ngứa và có thể gây rách da, nhiễm trùng nguy hiểm.
+ Ngoài ngứa ngáy khó chịu, còn kèm theo dấu hiệu của hen suyễn hoặc viêm mũi.
+ Những mảng da khô và mẩn đỏ thường xuất hiện ở một số vùng da đặc biệt như: Khuỷu tay, cổ, sau đầu gối, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
+ Ngứa ngáy và đau khiến cho trẻ quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ, biếng ăn và suy giảm sức khỏe của bé.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm khô ở trẻ
Khi thấy những triệu chứng như ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da kéo dài mà không biết nguyên nhân gây bệnh thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, đơn thuốc của bé sẽ có những loại thuốc cơ bản sau:
– Kem dưỡng ẩm: Khi da khô, điều đầu tiên cần phải làm đó là bổ sung độ ẩm cho da. Tốt nhất, nên bôi kem lên da cho bé sau khoảng 3 phút sau khi tắm xong.
– Sử dụng thuốc steroid: Thuốc steroid là một dạng thuốc bôi, khi trẻ mắc bệnh chàm ở mức độ nhẹ, các mẹ cũng có thể dùng thuốc steroid để bôi lên da cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể như:
+ Chỉ nên dùng thuốc steroid ở vùng da đỏ, ngứa, thô ráp và bôi một lượng vừa phải, không nên bôi lan rộng ra những vùng da lành.
+ Không nên sử dụng thuốc trong một thời gian vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, khô da.
+ Không dùng thuốc ở vùng mí mắt.
+ Nếu điều trị ở mặt nên dùng thuốc steroid nồng độ nhẹ để bôi.
+ Không dùng quá 2 lần/ ngày.
– Sử dụng thuốc kháng histamine: Đây là một trong những loại thuốc điều trị bệnh dị ứng phổ biến. Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng theo toa thuốc bác sĩ kê, không được tự ý sử dụng thuốc rất nguy hiểm.
Khi sử dụng thuốc có hiệu quả nhanh hay chậm thì còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người khác nhau, chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào. Chính vì vậy, ngoài việc điều trị bệnh, để nhanh khỏi bệnh và phòng ngừa bệnh hiệu quả ở những người chưa mắc bệnh, chúng ta cần thực hiện tốt những điều sau:
+ Uống đủ nước mỗi ngày, nước không chỉ giúp con người thỏa mãn cơn khát mà còn giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ chất độc ra ngoài. Mỗi ngày cần uống ít nhất 2-2,5 lít nước.
+ Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Nên cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm có tính mát như bí đao, rau má, bí đỏ, đậu xanh. Bổ sung nhiều trái cây tươi bằng cách ăn hoặc ép nước, làm sinh tố.
+ Không nên ăn những thực phẩm cay nóng và thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản, mắm nêm, mực.
+ Đối với người lớn có thể sử dụng thêm các loại viên uống chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan cho cơ thể.
+ Khi có những dấu hiệu ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
→ MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!