Bệnh phát ban ở trẻ sơ sinh xử lý như thế nào?

Đối với những trường hợp trẻ lên cơ sốt cao từ 37.5-39 độ, người mệt mỏi lừ đừ, hơi thở mệt, khó thở, da ngứa ngáy nổi các nốt màu đỏ….  đây là những triệu chứng cảnh báo trẻ đang bị sốt phát ban yêu cầu các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà cần phải theo dõi và xử lí đúng cách. Vậy bệnh phát ban ở trẻ sơ sinh xử lý như thế nào? 

Nghiên cứu từ các nhà khoa học, phát ban là bệnh lây nhiễm chủ yếu là do virus sởi và virus rubella gây ra. Con đường lây nhiễm thông qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người bình thường hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Được biết đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất đó chính là trẻ em có độ từ 6-36 tháng tuổi vì trong độ tuổi này cơ thể của trẻ có sức đề kháng rất kém.

Bệnh phát ban tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của trẻ (như vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi…). Khi trẻ bị bệnh cha mẹ có thể điều trị bệnh cho trẻ ngay tại nhà nhưng cần phải có đủ kiến thức thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn, thời gian khắc phục bệnh sớm nhất ( từ 3-4 ngày). Còn ngược lại, nếu các bậc phụ huynh không có đầy đủ kiến thức, thông tin hiểu biết gì về bệnh phát ban nhưng lại tự điều trị cho trẻ tại nhà sẽ khiến cho mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp phải các biến chứng như viêm phổi là rất cao. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp các bà mẹ trẻ chúng ta có cách chăm và xử lí hiệu quả khi trẻ bị sốt phát ban xuất hiện.

Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban

1/  Xử lí các triệu chứng của bệnh phát ban:

Trước tiên các mẹ cần phải quan sát kĩ các triệu chứng mà trẻ đang gặp là gì, nếu trẻ lên cơ sốt kèm theo ho, ngạt mũi thì:

+ Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ: Trường hợp trẻ sốt cao từ 37.5-38 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol, loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg (cân nặng của trẻ). Uống 4 – 6 giờ một lần.

+ Dùng khăn thấm nước ấm, lau mát cho trẻ để tránh trường hợp trẻ lên cơn sốt cao 39-40 độ C khiến trẻ co giật.

+ Trẻ có những biểu hiện ho khò khè thì các mẹ nên dùng các loại thảo dược tự nhiên như mật ong, khế chua, tắc, rau tần, gừng, đường phèn, lá hẹ… để chưng cho trẻ uống. Lưu ý, không được dùng thuốc tây y chữa ho cho trẻ trong tất cả các trường hợp khi chưa có sự  cho phép của bác sĩ.

+ Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm giúp trẻ dễ  dàng hít thở và ăn uống, bú sữa mẹ thuận lợi.

2/ Xử lí triệu chứng bên ngoài da:

Biểu hiện trẻ bị phát ban kèm theo chứng ngứa da, nổi các nốt sần màu đỏ thì cần phải tiếp tục thực hiện các bước sau đây:

+ Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, sử dụng chất liệu vải mềm không gây ngứa ngáy kích ứng làn da.

+ Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng bằng cách tắm rửa vệ sinh cho trẻ 1 lần/ ngày bằng các loại lá tự nhiên như: Lá khổ qua rừng, lá chè, lá khế, lá rau húng, lá lốt… giúp làn da của trẻ luôn được sạch sẽ, bớt ngứa tránh được tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng da xuất hiện. Lưu ý: Khi tắm cho trẻ nên tắm nhẹ nhàng, không được xối ồ ạt hay chà xát vào vùng da của trẻ sẽ gây ra những tổn thương trên da sẽ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng.

+ Để trẻ nghỉ ngơi nhiều trong không gian yên tĩnh, hạn chế môi trường nóng nực, ồn ào, ẩm thấp….

+ Dùng trứng gà ta, đem luộc chín rồi bóc vỏ để nguội một lát (vừa ấm với làn da của trẻ) sau đó lăn trên vùng da của trẻ đang bị ngứa. Thực hiện cách làm này sẽ giúp giảm ngứa, giảm nổi sần trên da nhanh chóng.

3/ Xử lí khi trẻ biếng ăn:

Không chỉ riêng gì các bé, khi bị phát ban bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng… việc ăn uống bị cản trở sẽ khiến cho cơ thể bị yếu đi, hệ miễn dịch trở nên kém hơn, bệnh lâu khắc phục. Do đó, để đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ đồng thời món ăn phù hợp với người bệnh sốt phát ban giúp hỗ trợ và điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau:

+ Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép từ hoa quả tươi như: Cam, dưa hấu, nho, táo, cà chua… để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng. Đặc biệt những trẻ bị phát ban do sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

*** Lời khuyên từ chuyên gia:

Việc kết hợp và thực hiện 3 cách trên như các chuyên gia đã hướng dẫn nhưng tình trạng trẻ bị phát ban vẫn kéo dài trong 7-10 ngày mà không khỏi kèm theo triệu chứng sốt cao, lên cơn co giật hoặc ăn uống quá kém thì các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ theo dõi, xử lí kịp thời để phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Tuyệt đối trong những trường hợp này các bậc cha mẹ không được tự ý xử lí tại nhà sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những kiến thức cần thiết do chuyên trang chuatrimedaymanngua.com cung cấp, sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ linh hoạt và xử lí hiệu quả khi trẻ bị sốt phát.

Chia sẻ thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:49 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (0)

Bệnh phát ban ở trẻ sơ sinh xử lý như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *