Bị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi sinh không nên xem thường

Bị nổi mẩn ngứa sau sinh là một triệu chứng thường xuất hiện ở mẹ bầu, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân để khắc phục chứng nổi mẩn đỏ ngứa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lí và sức khoẻ của các mẹ bỉm sữa.

Theo chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thành Quang chuyên khám và điều trị các bệnh lí về da liễu tại TP HCM, Ngứa da, nổi mẩn đỏ sau khi sinh là hiện tượng da bị dị ứng khiến cho nhiều bà mẹ phải bị ám ảnh mỗi lần chúng xuất hiện. Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được thực ra nguyên nhân nào chính gây ra triệu chứng này. Tuy nhiên, qua kết quả khám và điều trị chứng nổi mẩn ngứa sau khi sinh từ năm 2010 đến nay. Tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu cũng như các phòng khám da liễu ở nước ta xác định có khoảng 20-30% phụ nữ mắc phải tình trạng này và được chuẩn đoán là do một số tác nhân gây ra như:

Nổi mẩn đỏ sau sinh
Nổi mẩn đỏ sau sinh khiến nhiều chị em ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe

I. Tác nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh cần lưu ý

1. Sức đề kháng còn yếu

Trước đó, nhiều chị em đã trải qua quá trình sinh nở nên thường dễ bị mất sức, cơ thể chưa thể lành hẳn. Đặc biệt là những phụ nữ không sinh thường mà mổ. Lúc này sức đề kháng còn rất yếu nên cơ thể khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công.

2. Ảnh hưởng tâm lí

Sau khi sinh bạn vừa lo chăm sóc con vừa lo công việc và chăm sóc gia đình. Lúc này công việc quá nhiều, đôi khi trong cuộc sống gặp phải các vấn đề khó giải quyết, mâu thuẫn gia đình….khiến cho tình trạng căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến da gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.

3. Mắc các bệnh lí về da

Các bệnh thường gây nổi mẩn đỏ ngứa da như dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa, nổi mề đay, bệnh vảy nến, viêm da dị ứng… nếu mắc phải một trong những căn bệnh trên, khi gặp phải các yếu tố bất lợi từ bên ngoài tác động như thời tiết, môi trường sống ô nhiễm, hoá chất, bụi bẩn… thì khả năng các triệu chứng ngứa nổi mẩn đỏ này sẽ xuất hiện.

4. Mắc bệnh dị ứng với thực phẩm

Được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp nhất. Một số loại thực phẩm như: Tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn… thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ

Sau khi sinh nếu không tuân thủ theo nguyên tắc kiêng cử mà bổ sung thường xuyên, liên tiếp thì nguy cơ bị nổi mẩn đỏ ngứa là rất cao.

5. Mắc bệnh lí bên trong cơ thể

Các bệnh thường gặp như giun sán, giun kim, bệnh viêm gan B, C… nếu không được chữa trị sớm về lâu dài bệnh chuyển sang mãn tính, nổi mẫn đỏ ngứa da sẽ là biến chứng đầu tiên khi gặp phải những bệnh này.

Ngoài ra, nổi mề đay ngứa còn do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin, Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod, thuốc cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai…

II. Những cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh

Theo TS – Bác sĩ Lê Phú Lộc, Nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền chỉ ra rằng, nổi mề đay và mẩn ngứa ở phụ nữ sau sinh là căn bệnh khá phổ biến, chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, thời tiết hanh khô làm tăng sự ngứa ngáy, khó chịu lên.

Việc sử dụng thuốc tân dược khiến các chị em sau khi sinh bị ức chế thần kinh trung ương, gây buồn ngủ, cảm thấy stress và mệt mỏi. Bác sĩ Lộc tư vấn một số bài thuốc chữa mẩn ngứa hiệu quả cho các mẹ sau sinh như sau:

1. Kinh giới

Trong Y học cổ truyền, lá của cây kinh giới có vị cay, tính ấm giúp tán hàn, chữa mề đay, dị ứng và mẩn ngứa khá tốt. Tinh dầu bên trong lá kinh giới còn có tác dụng kháng khuẩn làm sạch da, chống viêm, giảm ngứa nên thường được dùng để chữa mề đay rất hiệu quả.

Các mẹ có thể lấy một nắm lá cây kinh giới đem giã nhỏ rồi trộn với 1 cốc rượu gạo trắng khoảng 45 độ và bôi lên vùng nổi mề đay sẽ giảm ngứa ngay sau 5 phút.

2. Mướp đắng

Bên trong mướp đắng là những hoạt chất mang tính hàn, giúp giải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Trong mướp đắng lại có các hoạt chất mang tính kháng khuẩn khá cao, chống virus rất hiệu quả lại khá an toàn nên có thể dùng chữa mề đay cho phụ nữ sau sinh mà không gây hại”.

chứa mẩn đỏ bằng mướp đắng
Mướp đắng là một trong những loại thảo dược thiên nhiên chữa nổi mẩn đỏ khá hiệu quả.

Mướp đắng đem thái thành nhiều lát mỏng, sau đó nấu với nước cho sôi rồi dùng nước rửa lên phần da bị tổn thương, còn phần mướp đắng thì đắp trực tiếp lên những chỗ bị nổi mề đay sẽ giảm ngứa hiệu quả.

3. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa từ xa xưa là vị thuốc được đánh giá cao vì vị ngọt, tính hàn, không độc giúp bổ tạng tâm, tỳ và đại tràng nên có thể dùng để giải độc, hoạt huyết khá hiệu quả.

Dùng 22g Kim ngân hoa nấu với 1, 5 lít nước kèm với ké đầu ngựa 16g, sắc với lửa nhỏ cho cạn còn 200ml nước, uống khi thuốc còn ấm. Ngày dùng 2 lần, dùng liên tục khoảng 1 tuần sẽ giúp giảm triệu chứng nổi mề đay sau sinh.

⇒ Bị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi sinh có thể xuất hiện từ 24 – 48 giờ sau đó tự khắc biến mất mà không hề để lại bất kì ảnh hưởng nào đến sức khoẻ người bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các mảng mề đay sau đó không tự lặn đi mà chuyển nặng hơn, thậm chí có thể gây biến chứng khó thở, suy hô hấp hoặc phù thanh quản đe dọa tới tính mạng.

Trong lúc này bạn chưa thể xác định nguyên nhân bị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi sinh là do đâu vì thế việc điều trị bằng thuốc là điều không nên. Bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và sức khoẻ của trẻ nhất là đang trong thời kì cho trẻ bú.

Thay vì dùng thuốc người bệnh nên khắc phục các triệu chứng trên thông qua các biện pháp an toàn sau đây:

  • Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin C, A, E) và uống nhiều nước trong ngày đặc biệt là nước lọc.
  • Không dùng tay gãi trên vùng da bị bệnh, bạn nên tắm rửa vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm (nấu lá chè để tắm nhé) sau khi tắm xong nếu bạn cảm thấy ngứa nên chờm lạnh vào vùng da bị ngứa bằng đá lạnh (dùng 2-3 viên đá nhỏ cho vào miếng vải sạch chườm lên da).
  • Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hoá chất, mỹ phẩm… tránh gây kích ứng da.
  • Theo dõi tình hình sức khoẻ trong 5-7 ngày nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa vẫn tiến triển mà không được khắc phục tận gốc kèm theo một số triệu chứng như sưng phù, tiết dịch, khó thở… thì phải nhanh chóng đến trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ sẽ tốt hơn.

Qua những chia sẻ mà chuyên trang chuatrimedaymanngua.com cung cấp hi vọng bạn đọc, đặc biệt là các chị em phụ nữ sau khi sinh mắc phải chứng nổi mẩn đỏ ngứa sẽ kiến thức để hiểu hơn về triệu chứng này và có hướng giải quyết mang lại hiệu quả cao.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Song Lam

CHIA SẺ THÊM:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Bị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi sinh không nên xem thường

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *