9 cách chữa trị mẩn ngứa không còn khó chịu khi áp dụng

Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho làn da nhanh chóng bị kích ứng, đau rát, sưng tấy, khó chịu . Tuy nhiên, với 9 cách chữa trị mẩn ngứa vô cùng đơn giản sau đây, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh do căn bệnh này gây ra.

Điều trị mẩn ngứa
Một số phương pháp chữa trị mẩn ngứa trên da hiệu quả nhất

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Thế nào là mẩn ngứa?
II. Bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?
III. Những hậu quả do mẩn ngứa gây ra
IV. 9 Cách điều trị mẩn ngứa hiệu quả nhanh chóng
V. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị mẩn ngứa

Theo một báo cáo của Bộ Y Tế cho biết, cứ trong 100 người đi khám da liễu thì có đến 25 người mắc bệnh mẩn ngứa. Những cơn ngứa da liên tục xuất hiện khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi. Việc bệnh nhân dùng tay gãi ngứa sẽ rất dễ gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng đến da.

Thực tế, căn bệnh này không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị mẩn ngứa. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Thế nào là mẩn ngứa?

Theo BS. Ngô Thị Diệu Tâm (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết:” Mẩn ngứa là tình trạng viêm da, gây tổn thương ở bề mặt da. Làn da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ, khiến người bệnh có dấu hiệu bị ngứa ngáy ở da. Lâu dần, những nốt mẩn đỏ như hạt gạo này sẽ nhanh chóng mọng nước, vỡ ra, chảy nước vàng và đóng vảy.”

Khi người bệnh bị nổi mẩn ngứa, làn da bắt đầu xuất hiện nhiều sẩn đỏ li ti như muỗi đốt khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu. Bạn đầu, các nốt mẩn ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da nhưng càng về sau, các mảng đỏ này nhanh chóng lan rộng. Cơn ngứa bắt đầu xuất hiện khiến cho người bệnh mất ăn mất ngủ. Tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng ngứa xuất hiện toàn thân.

Bác sĩ Diệu Tâm cũng giải thích thêm: “Về bản chất, hiện tượng nổi mề đay sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình gãi ngứa, các loại vi khuẩn sẽ nhanh chóng bám vào da và gây ra tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng ở bề mặt da. Do đó, bệnh nhân nên chú ý đến điều này để tránh ảnh hưởng đến da.”

Bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu?

Nổi mẩn đỏ ngứa xuất hiện trên da xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố bên trong và bên ngoài. Cụ thể, tình trạng nổi mẩn ngứa thường do một số bệnh lý bên trong và bên ngoài da gây ra.

✪ Do các bệnh lý ngoài da

Tình trạng nổi mẩn ngứa trên bề mặt da có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Nổi mề đay: Làn da bắt đầu xuất hiện những sắc hồng với các kích cỡ to nhỏ khác nhau. Người bệnh thường xuyên có dấu hiệu bị phù trên bề mặt da. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Cái ghẻ: Bệnh hình thành tại các tuyến mồ hôi trên da như các kẽ ngón tay, ngón chân, ngực, quầng vú, nách,… Làn da bắt đầu xuất hiện những mảng đỏ, gây ngứa rát sau khoảng 6 – 8 tuần.
  • Vảy nến: Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cũng gây tổn thương ở bề mặt da. Làn da bắt đầu xuất hiện những mảng phấn hồng trắng.
  • Nấm da: Nấm dermatophytes ký sinh trên bề mặt da, gây ra hiện tượng kích ứng da. Những sẩn đỏ bắt đầu xuất hiện nhiều trên da và gây ngứa.
Nguyên nhân gây ra bệnh mẩn ngứa do vảy nến
Vảy nến – Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mẩn ngứa

✪ Do các bệnh lý bên trong cơ thể

Không chỉ các bệnh về da, bệnh nhân mắc bệnh mẩn ngứa còn xuất phát từ yếu tố bên trong cơ thể. Cụ thể, người bị nổi mẩn ngứa do một số bệnh lý bên trong như sau:

  • Nhiễm giun sán: Căn bệnh này gây ra tình trạng tắc nghẽn ống mật, khiến cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ. Bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, đi ngoài ra máu.
  • Suy giảm chức năng gan: Nếu người bệnh mắc phải một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… sẽ đứng trước nguy cơ mắc nổi mẩn ngứa khá cao. Lúc này, các chất độc trong cơ thể không thể đào thải ra bên ngoài nên tích tụ ở bề mặt da và gây ngứa.
  • Tắc nghẽn đường dẫn mật: Bệnh nhân có biểu hiện bị vàng da, nổi những mẩn ngứa đỏ xuất hiện nhiều trên bề mặt da. Nước tiểu sẫm màu và đau quặn ở bụng.
  • Tiểu đường: Bệnh nhân bị tiểu nhiều về đêm, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… Ngứa da liên tục, nổi mẩn đỏ là một trong những biểu hiện thường thấy của căn bệnh này.

Nhiều người chưa biếtDa nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là do đâu?

Những hậu quả do mẩn ngứa gây ra

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà những hậu quả do bệnh nổi mẩn ngứa sẽ ở những mức độ khác nhau. Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn ngứa do dị ứng, kích ứng sẽ không kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nổi mẩn ngứa do nguyên nhân này ở mức độ nặng có thể khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy liên tục trên da.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa do yếu tố bên trong như viêm gan, suy thận thì người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng khôn lường. Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh bị nổi mẩn ngứa bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu do dùng tay gãi quá nhiều.

Một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh ngứa da toàn thân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nhất là tình trạng nhiễm trùng máu rất dễ khiến cho người bệnh đối diện với tình trạng tử vong nếu không được tiến hành và điều trị kịp thời.

9 Cách điều trị mẩn ngứa hiệu quả nhanh chóng

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mẩn ngứa mà người bệnh có thể áp dụng các cách chữa trị khác nhau. Để điều trị bệnh nổi mẩn ngứa trên bề mặt da, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa trị dưới đây để kiểm soát bệnh tình của mình.

1/ Dùng thuốc tây y chữa mẩn ngứa

Sử dụng thuốc tây là một trong những phương pháp được bệnh nhân nổi mẩn ngứa sử dụng nhiều nhất. Vốn dĩ đây là cách chữa trị nhanh nhất và dễ dàng ức chế được cơn ngứa. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được cách chữa trị này. Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh loại thuốc điều trị thích hợp.

Thông thường để điều trị bệnh mẩn ngứa, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi ngoài da và một số loại thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh sẽ giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng kích ứng da, ngứa da. Trong đó, một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng như:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Gồm có Clorpheniramin maleat, Fexofenadin, Promethazin hydroclorid hay Loratadin. Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình bài tiết histamin dưới da, giúp giảm ngứa da hiệu quả.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Ibuprofen, Aspirin, Paracetamo, Diclofenac,… Những loại thuốc này được sử dụng khi người bệnh có biểu hiện ngứa da kèm theo sốt cao.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Thường được sử dụng nhất là corticoid. Thuốc này chỉ được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn ngứa ở mức độ nặng.
Chữa trị mẩn ngứa bằng thuốc Tây
Chữa trị mẩn ngứa bằng một số loại thuốc kháng sinh

Các loại kem bôi ngoài da phổ biến như:

  • Nhóm crotamiton: Thuốc dạng mỡ, có tác dụng giảm ngứa, viêm nhiễm ngoài da. Thuốc có tác dụng sau khoảng 6h sử dụng.
  • Nhóm steroid: Được sử dụng bệnh nhân mắc bệnh mẩn ngứa ở mức độ nặng. Nhóm thuốc này bao gồm các loại như prednisolon, betamethason, hydrocortison,… Thuốc có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, chống phù nề, sưng tấy trên da.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây:

  • Các loại thuốc kháng sinh, thuốc uống có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, viêm gan, suy thận,… Trong khi đó, các loại thuốc bôi là tăng kích ứng, dị ứng, tăng cảm giác ngứa. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên uống thuốc đúng liều lượng và không được lạm dụng thuốc Tây để tránh các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2/ Chườm mát giúp làm dịu cơn ngứa

Trong dân gian, nhiều người sử dụng cách chườm mát để nhanh chóng làm dịu cơn ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da. Người bệnh có thể chườm mát bằng khăn ướt hoặc đá để nhanh chóng kiểm soát được tình trạng ngứa da. Ngay khi gặp triệu chứng nổi nhiều mẩn đỏ trên bề mặt da, người bệnh có thể áp dụng theo cách sau để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

  • Lấy đã cho vào một bọc vải và chườm lên vị trí bị nổi nhiều mẩn đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng khăn để đắp trực tiếp lên da.
  • Mỗi lần, người bệnh nên thực hiện khoảng 15 phút để giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Bạn không nên chườm quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến da. Nhất là những bạn bị kích ứng da do thời tiết thì không nên áp dụng.

3/ Cách trị mẩn ngứa bằng rau mùi tàu

Bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn ngứa có thể sử dụng lá mùi tàu để kiểm soát bệnh tình của mình. Rau ngò tàu rất quen thuộc với nhiều người, được sử dụng để chế biến các món ăn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, rau mùi tàu có chứa protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C,… Những thành phần này có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giúp bệnh nhân nhanh chóng loại bỏ tình trạng nổi mẩn ngứa.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đem lá mùi tàu rửa sạch và để ráo nước.
  • Tiếp đến, cho lá mùi tàu phơi qua nắng cho héo.
  • Tiến hành đem lá mùi tàu cho vào chảo và sao vàng.
  • Cuối cùng, bạn sử dụng lá mùi tàu để đun nước uống.
  • Thực hiện cách làm này trong khoảng vài ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng nổi mề đay sau sinh.

4/ Chữa trị mẩn ngứa bằng cây lô hội (nha đam)

Thực tế, nha đam được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp da. Với thành phần chứa nhiều vitamin C, nha đam giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình hiệu quả. Bên cạnh đó, lô hội có khả năng làm lành vết thương, nhất là những tổn thương ở bề mặt da do gãi ngứa quá nhiều. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lô hội để kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa cho bản thân mình.

Chữa nổi mẩn ngứa bằng nha đam
Nha Đam – Nguyên liệu cải thiện bệnh nổi mẩn ngứa vô cùng hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Sau khi đã gọt bỏ vỏ lô hội, bạn tiến hành rửa sạch.
  • Sử dụng lô hội ép sinh tố lấy nước.
  • Người bệnh vệ sinh làn da sạch sẽ và bôi nước lô hội lên da bị mẩn ngứa.
  • Rửa sạch lại da bằng nước ấm và lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này khoảng 2 – 3 lần, bệnh mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được cải thiện.

5/ Lá khế – Vị thuốc chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Theo đông y, lá khế là một trong những nguyên liệu có vị chát tính lạnh, được dùng để chữa trị các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Đặc biệt, các thành phần trong lá khế có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt. Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng lá khế như một vị thuốc để điều trị bệnh mẩn ngứa.

Cách thực hiện như sau:

  • Trước tiên, bạn phải rửa sạch lá khế (nên chọn lá khế tươi).
  • Cho lá khế vào chảo và tiến hành rang cho héo.
  • Sử dụng lá khế này chà xát lên vùng da bị bệnh ngứa.
  • Thực hiện kiên trì khoảng vài lần triệu chứng ngứa da sẽ nhanh chóng giảm bớt.

6/ Cách chữa bệnh mẩn ngứa bằng lá mướp

Lá mướp lá nguyên liệu khá quen thuộc với nhiều người. Chữa bệnh mẩn ngứa bằng mướp đắng là phương pháp được nhiều người trong dân gian áp dụng bởi sự lành tính và an toàn của nó. Hơn nữa, lá mướp đắng còn có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Người bệnh mẩn ngứa có thể sử dụng lá mướp đắng để giúp giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị nhiễm độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh lấy lá mướp đắng rửa sạch và tiến hành xay nhuyễn lấy nước.
  • Tiếp đến, bạn sử dụng nước lá mướp đắng thoa lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Sau khoảng 20 phút, bạn hãy dùng nước ấm rửa sạch da.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 3 lần, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng ngứa da.

7/ Trị mẩn ngứa đơn giản với gừng tươi

Sử dụng gừng tươi để chữa trị bệnh mẩn ngứa cũng là một gợi ý cho bệnh nhân. Thực tế, gừng tươi có chứa thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Những tinh chất trong gừng tươi sẽ giúp ức chế các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, người bệnh có thể sử dụng gừng tươi để cải thiện bệnh mẩn ngứa cho mình. Bệnh nhân có thể áp dụng theo cách sau để giảm nhanh cơn ngứa, đau rát da do bệnh gây ra.

  • Bạn đem củ gừng gọt vỏ, rửa sạch.
  • Tiếp đến, bạn cắt gừng thành từng lát thật mỏng.
  • Sử dụng từng lát gừng này để chà xát lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
  • Cuối cùng, người bệnh rửa sạch da bằng nước ấm.

8/ Đu đủ nấu giấm – Món ăn chữa trị mề đay mẩn ngứa

Ngoài các cách điều trị bệnh mẩn ngứa bằng các loại thảo dược từ thiên nhiên, người bệnh có thể sử dụng món đu đủ nấu giấm để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình.

Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml

+ Thực hiện:

  • Đem đu đủ và gừng tươi gọt vỏ và rửa sạch.
  • Tiếp đến, bạn tiến hành băm nhuyễn 2 nguyên liệu này thành từng sợi nhỏ.
  • Sau đó, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun nhỏ lửa, trong đó có giấm gạo.
  • Bạn nấu cho đến khi nước sắp cạn thì tắt bếp.
  • Dùng món ăn này khi nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.

9/ Chữa mẩn ngứa bằng bài thuốc đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì nhiều người lại hướng đến thuốc Đông y với mong muốn giúp an toàn cho sức khỏe. Với các loại thảo dược từ tự nhiên, thuốc Đông y có thể hỗ trợ điều trị bệnh mẩn ngứa trong khoảng thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các nhà Đông y, căn nguyên gây ra bệnh mẩn ngứa không chỉ là do yếu tố bên ngoài mà còn xuất phát từ vấn đề bên trong cơ thể. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, bệnh nhân cần phải kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài. Chính vì vậy, thuốc Đông y có thể đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào sử dụng thuốc Đông y cũng giảm nhanh cơn ngứa da ngay tức khắc. Hiệu quả của thuốc Đông y còn tùy thuộc rất nhiều vào từng cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh có thể cân nhắc trước khi sử dụng.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh mẩn ngứa
Chữa bệnh mẩn ngứa bằng các bài thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y thường được sử dụng chữa bệnh mẩn ngứa:

+ Thành phần:

  • Ké đầu ngựa, địa phu tử (mỗi loại 8g)
  • Bồ công anh (15g), cúc hoa (9g)
  • Kim ngân hoa (9g), sinh cam thảo (5g)

+ Cách thực hiện:

  • Người bệnh cho tất cả các nguyên liệu này vào trong ấm với 600 ml nước.
  • Tiến hành sắc thuốc cho đến khi chỉ còn khoảng 300 ml nước thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước thuốc này uống khoảng 3 lần/ ngày.
  • Người bệnh uống số thang thuốc nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng dẫn của thầy thuốc.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị mẩn ngứa

Với tình trạng nổi mẩn ngứa liên tục, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh chóng khỏi. Đây là lời khuyên của bác sĩ dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn ngứa. Để kiểm soát căn bệnh này, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây.

✪ Ăn các loại thực phẩm có tính mát

Nếu người bệnh bị mẩn ngứa do yếu tố bên trong như gan, thận gây ra, việc bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm có tính mát là vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể ăn các loại thực phẩm như đậu xanh, mướp đắng, khoai lang, bí đao, giá đỗ, củ cải trắng,…  Đây là các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể tích cực bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm như khổ qua, cam, chanh, dừa, cà chua và các loại rau xanh,… Với lượng vitamin dồi dào, chúng có thể ngăn ngừa được bệnh ngứa da lây lan sang các vùng da khác.

✪ Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ

Việc vệ sinh da sạch sẽ là một trong những việc làm mà bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa cần phải thực hiện. Trong quá trình vệ sinh da, các loại vi khuẩn sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Bệnh nhân nên tiến hành tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn tích tụ. Đặc biệt, người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát để tránh gây tổn thương đến da.

✪ Tránh các yếu tố gây dị ứng nổi mẩn ngứa

Một số loại mỹ phẩm, thức ăn gây dị ứng, hóa chất,… có thể gây ra tình trạng dị ứng, khiến cho làn da bị ngứa. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng chúng. Việc bạn lạm dụng mỹ phẩm có thể khiến cho tình trạng kích ứng càng trầm trọng hơn.

✪  Sử dụng các loại dầu thực vật

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh có thể sử dụng dầu thực vật để ăn hàng ngày. Dầu hướng dương là một trong những gợi ý rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn ngứa. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh mẩn ngứa nên ăn dầu hướng dương
Dầu hướng dương rất thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh mẩn ngứa

✪ Tránh gãi quá mạnh

Việc người bệnh gãi ngứa thường xuyên cũng sẽ gây ra tình trạng kích ứng da. Lúc này, cơn ngứa sẽ nhanh chóng lan rộng sang các vùng da xung quanh. Đặc biệt, trong quá trình gãi ngứa, các loại vi khuẩn nhanh chóng tích tụ trên bề mặt da, tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển và tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, người bệnh nên tránh gãi ngứa quá mạnh. Tốt nhất, bạn có thể sử dụng chiếc khăn sạch thấm vào một ít nước mát để lau trên da. Cách làm này có thể cải thiện tình trạng ngứa ở bề mặt da tốt nhất.

✪ Cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày

Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể cũng là cách giúp bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa khắc phục được tình trạng ngứa da. Nước là một trong những yếu tố tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cho cơ thể và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Chính vì thế, người bệnh hãy cung cấp cho cơ thể một lượng nước đầy đủ, thường khoảng 2 lít mỗi ngày để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được các cách chữa trị mẩn ngứa hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh có thể lựa chọn một trong các cách trên để cải thiện bệnh tình của mình. Với những trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mức độ nặng, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

BTV Thu Thảo

→ Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (10)

9 cách chữa trị mẩn ngứa không còn khó chịu khi áp dụng

Bình luận (10)

  1. Nguyễn Hữu NGuyên Trả lời

    EM đang đi nhổ cỏ thì Bỗng nhiên có con sâu bu vào tay áo (đúng cái chỗ em bị ngứa) lúc đó em mang áo len dày tay ( vì trời đang trong mùa đông ) thì tự nhiên lúc sau nó ngứa nguyên chỗ cẳng tay gần vai vs chỗ nách .. em ko bik là do con sâu hay là do lúc nhổ cỏ tay nhớp mà em gãi lên nên ms bị như vậy . Em có dùng nc muối pha loãng xoa lên chỗ bị … có cách nào giúp em hết ngứa ko

  2. Ut Vân Trả lời

    bệnh này thì điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh là hiệu quả nhất em nhé . chị trước cũng đi gặt lên mẩn ngứa khắp hai cánh tay sau phải uống thuốc của dòng họ này mới khỏi đó em ah .

  3. Thanh Loan Trả lời

    bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh mà bạn đã điều trị khỏi bệnh đây phải không vậy bạn ?

    http://www.chuatrimedaymanngua.com/thuc-hu-cong-dung-bai-thuoc-duoc-xem-la-duoc-chua-day-cua-dong-ho-minh.html

  4. Minh Quang Trả lời

    đúng rồi đó em anh cũng đang điều trị bệnh ngứa ở đây . thuốc này hiệu quả đó em .

  5. thuốc có dễ uống không vậy bạn gì ơi . tôi uống thuốc ngoài bệnh viện có cả thuốc bôi mà sao ngày càng bị ngứa rộng ra đó .

  6. Quang Dũng Trả lời

    ai có số điện thoại chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh cho tôi xin với nhé ?

  7. Bùi Thị Thanh Trả lời

    thuốc của bác sĩ Tuấn chỉ uống thôi anh nhé , chứ không có thuốc bôi như ngoài bệnh viện anh điều trị đâu ạ . em điều trị 2 tháng mới khỏi được đó .

  8. Lô Thị Lâm Anh Trả lời

    em gửi cả nhà số điện thoại và địa chỉ của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây ạ .

    >>> Đ/C ; số 37A ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – HN .
    >>> Điện thoại của bs: 02462 536 649 – 0963 302 349.

    >>> http://dominhduong.com/

  9. Bùi Huyền Trang Trả lời

    Như em ở TPHCM thì phải đăng ký mua thuốc như thế nào vậy các anh chị ?

  10. JimmiNil Trả lời

    CẢM ƠN BÁC SĨ ĐỖ MINH TUẤN ĐÃ ĐIỀU TRỊ CHO TÔI BỆNH NỔI MẨN NGỨA CẢM THẤY NHẸ NHÕM HẾT NGƯỜI , TRƯỚC KIA TÔI ĐÃ ĐIỀU TRỊ BẰNG RẤT NHIỀU LOẠI THUỐC RỒI NHƯNG KHÔNG KHỎI . RẤT MAY MẮN GẶP THẦY GẶP THUỐC GIỜ TÔI ĐÃ KHỎI HOÀN TOÀN CHÚC BÁC SĨ ĐỖ MINH TUẤN SẼ NGHIÊN CỨU RA NHIỀU BÀI THUỐC HAY ĐỂ CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI DÂN , XIN CẢM ƠN .

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *