Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy và cách chữa hoàn toàn tự nhiên

Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và cuộc sống người bệnh. Hiểu rõ và điều trị hiệu quả là cách tốt nhất để tránh bệnh tái phát dai dẳng, biến chứng bội nhiễm. Vậy, triệu chứng chàm khô là gì, chữa trị ra sao? Bài viết này sẽ gửi đến người bệnh và bạn đọc quan tâm đầy đủ kiến thức bệnh chàm khô và liệu pháp điều trị từ thảo dược tự nhiên đến từ đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu.

1/ Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? có lây không?

Theo thống kế tại Viện Da liễu, có khoảng 20% bệnh nhân khám chữa da liễu có liên quan đến viêm da cơ địa, chàm khô. Về cơ bản chàm khô là 1 dạng viêm da do dị ứng cơ địa, có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Bệnh thường gặp ở những người da khô, nhạy cảm, cơ thể thiếu dưỡng chất cấp ẩm cho da.

Hình ảnh bệnh chàm khô tróc vảy
Hình ảnh bệnh chàm khô tróc vảy

Các biểu hiện da khô, bong tróc, ngứa rát là dấu hiệu đặc trưng khi bị chàm khô bong tróc. Trước các biểu hiện ngoài da, nhiều người lo lắng chàm khô có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, chàm khô và hầu hết các bệnh dị ứng cơ địa không lây khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh.

Vấn đề người bệnh cần quan tâm là vùng da bị bệnh sẽ ngày càng lan rộng nếu không được điều trị. Các vị trí thường bị bệnh là chàm khô ở đầu ngón tay, chân hoặc lòng bàn tay, chân, mặt. Chàm nặng hơn thường có xu hướng lan đến các vùng da khác. Nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm da nguy hiểm thường gặp khi bệnh nặng. Đồng thời, chàm da có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái.

2/ Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy khó chịu và dai dẳng

Chàm khô tróc vảy gây ngứa ngáy khó chịu
Chàm khô tróc vảy gây ngứa ngáy khó chịu

Bệnh chàm khô tróc vảy có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở độ tuổi nào. Hầu như các bệnh về ngoài da thường có những triệu chứng giống nhau, nên khiến cho việc nhận biết bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, đối với bệnh chàm khô tróc vảy thường có một số triệu chứng cơ bản như:

+ Vùng da mắc bệnh, cụ thể là ở mặt, tay, chân bị đỏ, xuất hiện chứng ngứa da và nổi mụn.

+ Da khô, dày da và bong tróc thường xuyên. Dưới lớp da bong tróc là vùng da non màu hồng, mỏng và dễ tổn thương.

+ Các đám mụn vỡ ra có hiện tượng chảy dịch tiết, đóng vảy và gây đau.

+ Trường hợp tổn thương nhiễm khuẩn có thể dẫn đến mưng mủ.

+ Vào mùa đông thì da sẽ bị nứt nẻ, bong tróc và có thể bị chảy máu do da quá khô. Mùa hè mồ hôi ra nhiều thường xuất hiện mụn nước, cảm giác xót da, ngứa.

Các triệu chứng trên thường tiến triển dai dẳng, tái phát triền miên và bùng phát theo mùa hoặc khi có điều kiện thuận lợi.

3/ Nguyên nhân gây bệnh chàm khô thường gặp

Bệnh chàm khô tróc vảy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể là do yếu tố cơ địa hoặc các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài môi trường, cụ thể như:

Tiếp xúc với hóa chất có thể là nguyên nhân gây bệnh
Tiếp xúc với hóa chất có thể là nguyên nhân gây bệnh

+ Yếu tố cơ địa có thể do những người này có người thân trong gia đình mắc bệnh chàm. Thì nguy cơ mắc bệnh chàm sẽ cao hơn so với người khác.

+ Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, viêm xoang, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận hoặc về gan cũng rất dễ bị bệnh chàm khô tróc vảy.

+ Do các yếu tố dị nguyên bên ngoài như tiếp xúc nhiều hóa chất, xi măng, thuốc nhuộm, phân hóa học, thuốc trừ sâu.

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc tê, penicillin, streptomycin, sunfamid, clorocid.

+ Sức đề kháng yếu nên các loại nấm, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

+ Cơ thể bị kích ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, nghêu, ốc, nhộng.

+ Thói quen sinh hoạt, vệ sinh thiếu sạch sẽ cũng có thể gây ra các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm khô tróc vảy.

4/ Điều trị bệnh chàm khô tróc vảy

Bệnh chàm khô tróc vảy gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị bệnh chàm khô sau:

∗ Sử dụng thuốc trị chàm khô theo Tây y:

– Có thể sử dụng một số loại kem bôi, thuốc mỡ như Corticoid, hồ Brocq, kem kháng sinh, dầu kẽm

– Các loại dung dịch rửa như nước muối sinh lý, thuốc tím, các loại dung dịch màu để chống khuẩn.

– Thuốc uống an thần, chống ngứa như: trexyl, allergy, astelong, histalong, hismanal, peritol, dimedrol, chlorpheniramine.

– Thuốc giải mẫn cảm thường được dùng như vitamin C liều cao, thuốc có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dùng thuốc mỡ chữa bệnh chàm khô hiệu quả
Dùng thuốc mỡ chữa bệnh chàm khô hiệu quả

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc lạm dụng các loại thuốc bôi da, nhất là thuốc chứa corticoid dễ gây tác dụng phụ như: teo da, rạn da, lão hóa da, giãn mạch… Thận trọng khi sử dụng thuốc uống tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho gan, thận. Nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc khi sử dụng không theo chỉ định.

∗ Phương pháp chữa chàm khô tróc vảy bằng dân gian tại nhà:

Các mẹo chữa chàm dân gian thường được áp dụng như giải pháp tạm thời. Sử dụng thảo mộc dân gian để làm dịu cơn ngứa và giảm bong tróc da. Một số cách được áp dụng bao gồm:

– Chữa chàm khô bằng dưa leo: Chỉ cần lấy quả dưa leo cắt thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 15 phút, thực hiện khoảng 3-4 lần/ ngày và kiên trì để có hiệu quả tốt nhé mọi người.

– Cây đàn hương giảm triệu chứng chàm khô tróc vảy: Lấy một ít bột gỗ cây đàn hương trộn chung với nước tạo thành hỗn hợp đặc sánh rồi bôi lên vùng da bị tổn thương. Để như vậy khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

– Nha đam tăng cường cấp ẩm cho da: Thực phẩm này có tính kháng khuẩn tốt nên được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm. Lấy gel nha đam thoa lên vùng da bị bệnh rồi để khô tự nhiên, khô hết thì rửa sạch lại với nước.

Dùng nha đam chữa chàm khô tróc vảy
Dùng nha đam chữa chàm khô tróc vảy

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ, nhìn chung các mẹo dân gian lành tính khi sử dụng đúng cách. Tác dụng chính là giảm nhẹ triệu chứng bệnh chàm. Tuy nhiên, việc áp dụng theo cảm tính, tự lựa chọn thảo mộc không có tỷ lệ chuẩn, chưa được kiểm chứng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

Nhiều trường hợp vì áp dụng sai cách mà dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nhất là tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tùy tiện chữa trị. Đặc biệt bệnh chàm ở trẻ em, nếu chữa sai cách sẽ rất nguy hiểm với các bé.

* Chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng Đông y xu hướng trị liệu tự nhiên

Y học cổ truyền quan niệm, bệnh chàm xuất phát từ các yếu tố nội sinh như phong hàn, phong nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Đồng thời, các các nhân môi trường, hóa chất, dị nguyên bên ngoài đóng vai trò kích hoạt chàm bùng phát. Vì vậy, các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược cùng lúc tác động cả trong lẫn ngoài đem lại hiệu quả toàn diện.

Bài thuốc thảo dược Đông y Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là lựa chọn số 1 của người bệnh chàm. Bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt như:

# Kết nối tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại:

Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa tinh hoa YHCT, công thức nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền do Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ. Công thức thuốc đặc biệt được hoàn thiện từ công trình nghiên cứu khoa học bài bản, thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng. Bài thuốc được phát triển bởi đội ngũ các nhà khoa học là chuyên gia, bác sĩ YHCT đầu ngành.

# Thanh bì Dưỡng can thang chữa chàm khô tróc vảy hiệu quả toàn diện:

Bài thuốc kết hợp trong 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa, tinh chất bôi. Công thức đặc biệt cùng lúc tác động sâu, rộng đến căn nguyên gây bệnh chàm và loại bỏ triệu chứng, chăm sóc da. Bài thuốc uống giúp tăng cường thể trạng, tăng cường giải độc, phục hồi chức năng gan thận, ổn định cơ địa, kích hoạt cơ chế phục hồi tự nhiên từ trong cơ thể.

Bài thuốc kết hợp uống - ngâm rửa - bôi da 
Bài thuốc kết hợp uống – ngâm rửa – bôi da

Thuốc ngâm rửa và bôi ngoài cùng lúc sát khuẩn, trị ngứa, dưỡng da, làm lành mọi tổn thương. Nhờ vậy, bài thuốc đem lại hiệu quả toàn diện, đẩy lùi bệnh chàm khô tróc vảy từ gốc, ngăn tái phát. Hiệu quả thực tế, 97% bệnh nhân bình phục sau 2-3 tháng điều trị (5% bệnh nhân tái phát sau 1 năm), 3% thuyên giảm chậm do không tuân thủ điều trị.

# Bài thuốc an toàn tuyệt đối với da và cơ thể:

Thanh bì Dưỡng can thang kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam khác nhau. Trong đó, nổi bật là các vị thuốc: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Mò trắng, Lá trầu không, Dâu tằm… Trung tâm Thuốc dân tộc cam kết sử dụng hoàn toàn dược liệu sạch trong điều trị.100% thành phần là thảo dược sạch đạt chuẩn GACP-WHO. Dược liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống các vườn thuốc Nam tại: Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình… do Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch và phát triển.

Công nghệ bào chế khép kín. Dạng thuốc sắc thang và cao tinh chất uống truyền thống được bào chế theo công nghệ hiện đại. Thanh bì Dưỡng can thang chắt lọc trọn vẹn tinh chất thảo dược tự nhiên, chất lượng thuốc hoàn hảo. Nhờ vậy, bài thuốc an toàn tuyệt đối với người sử dụng.

Bài thuốc chữa chàm khô tróc vảy

5. Bệnh chàm khô kiêng ăn gì, ăn gì để bệnh mau khỏi?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: “Hầu hết các phương pháp trị bệnh da liễu đều mất tác dụng nếu người bệnh không có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị. Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp hướng dẫn, tư vấn tận tình bị chàm nên ăn gi, kiêng gì và chăm sóc da tại nhà”.

Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bị bệnh chàm khô tróc vảy bao gồm:

– Bị chàm khô nên kiêng ăn: Thực phẩm, món ăn và gia vị cay nóng. Thực phẩm có tính hàn và dễ kích ứng da từ các loại hải sản tôm, cua, mực… Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm tăng phản ứng viêm, ngứa. Hạn chế ăn đường, đồ ngọt, thực phẩm giàu đạm. Kiêng uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…

– Thực phẩm vàng cho bệnh nhân chàm khô: Nên bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất như: Cà rốt, đu đủ, xoài, rau có màu xanh đậm, rau họ cải, súp lơ xanh, măng tây… Bổ sung các loại dầu cá, thực phẩm giàu omega-3. Uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây. Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường dưỡng chất cho da và cơ thể, giảm ngứa rát, cấp ẩm cho da giảm triệu chứng chàm khô bong tróc.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên dưỡng ẩm cho da, vệ sinh da đúng cách. Không nên tắm nước quá nóng, hạn chế sử dụng sữa tắm, xà phòng. Kiêng tiếp xúc hóa chất, khi tiếp xúc nhất thiết phải mang đồ bảo hộ…

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT. Mọi băn khoăn về bệnh chàm khô tróc vảy và mong muốn điều trị bệnh hiệu quả, an toàn bằng liệu pháp tự nhiên, quý bệnh nhân và bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ: 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Hà Nội: BT B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 –  0983 059 582

Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972 606 773

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599

Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

Xem thêm: Bệnh nhân á sừng – viêm da cơ địa giảm hẳn triệu chứng sau 1 tháng điều trị Tại TT Thuốc dân tộc

→ BẠN ĐÃ BIẾT:

Cập nhật lúc 09:48 - 03/10/2021

Bình luận (1)

Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy và cách chữa hoàn toàn tự nhiên

Bình luận (1)

  1. tvedbta Trả lời

    YlHEVh btdkmyxiahzh, [url=http://tccimxzltvsw.com/]tccimxzltvsw[/url], [link=http://gfevbcsglrya.com/]gfevbcsglrya[/link], http://oowkvvsfyegt.com/

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *