Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em và cách điều trị

Dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là những đối tượng có làn da nhạy cảm với khí hậu. Vậy bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em và cách điều trị như thế nào để phòng tránh và khắc phục những nguy hại có thể xảy ra cho con em mình. Bài viết hôm nay muốn nhắn gửi cho các bậc phụ huynh một số thông tin hữu ích để có sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em

Hiện tượng phản ứng làn da đối với những thay đổi của thời tiết khi khí hậu trở nên nóng hoặc lạnh. Cơ thể của trẻ chưa thích ứng kịp thời cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu nên sự thích nghi của những thay đổi này còn lạ lẫm. Từ đó hình thành nên các bệnh về da liễu, một trong số đó biểu hiện rõ nhất là bệnh dị ứng thời tiết.

Có thể bạn chưa biết : 3 cách chữa bệnh dị ứng thời tiết đơn giản mà hiệu quả

Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh dị ứng thời tiết

+ Trẻ hắc hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, mắt đỏ.

+ Cơ thể xuất hiện vết sẩn đỏ kèm theo các nốt ban có kích thước không đồng đều.

+ Vùng bệnh có cảm giác ngứa ngáy và có thể lây lan khắp người trẻ nếu gãi hoặc tiếp xúc trực tiếp với một số tác nhân bên ngoài như hoá chất, mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm, khói bụi….

+ Vùng da tay và da chân đều bị nứt nẻ, khô tróc.

Ngoài ra, khi mắc bệnh dị ứng thời tiết trẻ còn có biểu hiện cảm lạnh, mệt mỏi, biếng ăn, uống ít nước, ít vận động, mặt sưng….

Hướng dẫn cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị tận gốc bệnh dị ứng thời tiết kể cả trẻ em và người lớn. Việc người bệnh tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng, đồng thời phòng tránh hạn chế tình trạng dị ứng tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột thông qua các cách làm sau đây:

  •  Chú ý quan sát khi thấy vùng da của bé bị dị ứng như những biểu hiện mà chúng tôi nêu trên thì các mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ, không cho bé cào gãi mạnh. Tránh trầy tróc da khiến cho da bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
  •  Tắm rửa cho bé bằng nước vừa ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho vùng da trở nên khô hơn. Sau khi tắm xong nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng da bé sau đó mặc đồ cho trẻ rồi bôi kem dưỡng ẩm cho da ngay lập tức.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều vào, nên trò chuyện với bé nhiều hơn, tránh để trẻ ở một mình sẽ cảm thấy chán nản, khó chịu và luôn cào gãi trên da….
  •  Có chế độ ăn uống thích hợp cho trẻ đang mắc bệnh dị ứng thời tiết, nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng. Tuyệt đối các mẹ không nên lơ là đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong lúc này. Vì chính điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  •  Nên lựa chọn cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để tránh các vết mẩn ngứa bị hầm bí càng lâu lành hơn.
  • Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa, nguồn nước ô nhiễm, môi trường ô nhiễm, thức ăn gây dị ứng (tôm, cua, cá ngừ, thịt gà, thịt bò…). Các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, thú nhồi bông…

1/ Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em dạng cấp tính:

Thuốc đông y chủ yếu được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính, khi sử dụng người bệnh có thể yên tâm về tính an toàn và hiệu quả của thuốc mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đông y điều trị bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em yêu cầu cha mẹ cần phải cho trẻ kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài thì thuốc mới có thể hấp thu vào cơ thể và cải thiện tình trạng bệnh một cách hữu hiệu.

 Dùng thuốc đông y trị dị ứng thời tiết ở trẻ em

Thành phần của thuốc chủ yếu là Bồ công anh, kim ngân, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, bạch hoa xà thiên thảo, sinh địa, tỳ bà diệp, tang bì, xích nhược, địa cốt bì, thạch cao, đẳng sâm, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, cam thảo….. các thành phần của thuốc chủ yếu có tác dụng tiêu diệt một số tác nhân xâm nhập gây bệnh đồng thời giúp giải độc, mát gan, tạo sức đề kháng điều trị tình trạng da bị tổn thương gây đỏ, ngứa kèm theo tâm phiền, tiêu chảy…

Chú ý: Dùng thuốc đông y chữa trị dị ứng thời tiết cần phải được thầy thuốc đông y bắt mạch và bốc thuốc theo thang. Bệnh nhân không được tự tiện bốc thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc đông y.

Với dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ (giai đoạn cấp tính) chủ yếu biểu hiện bằng các cơn ngứa ngáy khó chịu nên bạn cũng có thể không cần dùng thuốc mà thay vào đó nên sử dụng các mẹo dân gian điều trị ngứa ngoài da để khắc phục như:

  • Dùng dầu dừa, khoai tây, lá chè xanh, lá khế, lá lốt để nấu nước tắm hoặc chế biến thành nước thuốc dùng sau đó thoa lên vùng da bị dị ứng thời thiết giúp làm ẩm da, giảm ngứa, giảm viêm hiệu quả.
  • Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng chanh tươi, nước ép hoa quả từ cam, cà chua, cà rốt, nha đam, mật ong, nước lá chè… uống mỗi ngày giúp hỗ trợ và điều trị bệnh từ bên trong cơ thể.

Lưu ý: Các loại thảo dược này quanh nhà, khi dùng các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kĩ vì đây chỉ là những loại thảo dược lành tính có tác dụng hỗ trợ và điều trị các triệu chứng nhẹ của bệnh chứ không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó khi sử dụng các mẹ không nên quá kì vọng vào phương pháp này nếu như bệnh của trẻ đang ở mức độ nặng.

2/ Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em mãn tính:

Tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc điều có bán một số loại kem bôi ngoài da, thuốc uống điều trị chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù …. do dị ứng thời tiết gây ra. Một trong những loại thuốc thường dùng nhất là  thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm , thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng histamine, corticoid, thuốc bổ B1, B6, B12…

 Dùng thuốc tây y trị dị ứng thời tiết ở trẻ em

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để được tư vấn hướng dẫn sử dụng liều lượng thích hợp giúp bệnh được khắc phục nhanh mà không hề gây ra bất kì tác dụng phụ nào làm ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khoẻ của trẻ. Vì trên thực tế có một số loại thuốc chứa thành phần, dược tính rất cao, nếu không dùng đúng liều lượng có thể  gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến thận, đường hô hấp….

⇒ Bác sĩ khuyến cáo:

Việc điều trị dị ứng thời tiết tại nhà nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn không có phần cải thiện mà tình trạng bệnh càng trở nên nặng thêm và xuất hiện một số biểu hiện lạ như sốt cao, trẻ bệnh lâu không khỏi, sổ mũi nhiều, vùng bệnh lây lan sang các khu vực khác, mắt đỏ, sưng phù mặt…. thì người thân cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và xử lí kịp thời. Tuyệt đối không được để trẻ điều trị tại nhà trong lúc này sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, lên cơn suyễn đột ngột, nhiễm trùng viêm xoang, nhiễm trùng tai hoặc phổi…. ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các mẹ định hướng được cách chăm sóc và xử lí tốt khi con em mình gặp phải căn bệnh này. Chúc các bạn thực hiện thành công!

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:40 - 17/04/2023

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (1)

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em và cách điều trị

Bình luận (1)

  1. Đỗ xuân hưng Trả lời

    Xin tư vấn về thuốc bôi của ngoại

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *