Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi, nổi ban đỏ… sẽ xuất hiện nếu có những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này.
Hệ miễn dịch trong cơ thể với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và ngăn chặn các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch nhầm lần những tác nhân vô hại là “mối nguy hiểm” cho cơ thể và bắt đầu tấn công chúng. Điều này gây ra phản ứng dị ứng và có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi.
I. Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp
Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết, có nhiều rất nhiều khả năng dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện trên cơ thể bạn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể được tìm thấy ở những người mắc một số bệnh như hen suyễn, viêm da tiếp xúc…
Thời tiết thay đổi có thể là tác nhân chính khiến cho cơ thể giải phóng một chất hóa học được gọi là histamine, kích hoạt phản ứng dị ứng và làm xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể. Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết có thể là điều kiện gián tiếp làm phát triển mạnh mẽ các chất gây dị ứng khác như phấn hoa (mùa xuân), nấm mốc (mùa đông) hoặc bụi bẩn, mồ hôi (mùa hè)…
Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thời tiết phổ biến nhất bao gồm:
1/ Chàm bội nhiễm (Eczema)
Hầu hết các loại bệnh chàm không phải là dị ứng. Nhưng căn bệnh này có thể bùng phát lên khi cơ thể bạn xuất hiện phản ứng dị ứng với các tác nhân bên ngoài, bao gồm cả dị ứng do thời tiết. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng quá mức với sự thay đổi của thời tiết hoặc một số chất gây dị ứng do thời tiết tạo nên và gây ra bệnh chàm bội nhiễm (Eczema).
Các triệu chứng của bệnh Eczema do dị ứng thời tiết là nổi mụn nước và các mẩn đỏ có vảy trắng trên đầu, da khô, ngứa ngáy và sậm màu. Chúng thường xuất hiện ở vị trí mặt, đầu gối và khuỷu tay.
2/ Viêm mũi dị ứng
Sự thay đổi thời tiết có thể làm phát triển mạnh mẽ các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ dại có trong không khí. Điều này thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu. Bên cạnh đó, không khí lạnh vào những ngày mùa đông có thể là tác nhân chính gây phản ứng dị ứng và bùng phát tình trạng viêm mũi dị ứng.
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng do dị ứng thời tiết là:
- Ngứa mũi và mắt.
- Hắt xì.
- Nghẹt mũi.
- Sổ mũi.
- Có đờm ở cổ họng.
Viêm mũi dị ứng do thời tiết là một tình trạng tạm thời có thể tự mất dần sau vài ngày. Tuy nhiên, ở một số người viêm mũi dị ứng có thể là vấn đề mãn tính.
3/ Nổi mề đay
Những nốt mẩn đỏ nổi khắp cơ thể người, kèm theo ngứa ngáy, châm chích khó chịu là triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết nếu bạn gặp phải trường hợp này khi thời tiết thay đổi. Mề đay do dị ứng thời tiết xuất hiện nhiều ở mặt, cổ, tay chân và thân mình.
Nổi mề đay do thời tiết thường là tình trạng nổi mề đay cấp tính với đặc điểm là mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng có thể kéo dài dưới 6 tuần.
4/ Phát ban đỏ
Phát ban đỏ trên da là dấu hiệu thường gặp của tình trạng dị ứng thời tiết với các triệu chứng là nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khắp cơ thể, đặc biệt là những vùng da hở.
Các nốt sẩn của phát ban do thời tiết không tồn tại dưới dạng mụn nước và cũng không có xu hướng kéo dài trong thời gian dài, mà chúng chỉ nổi lên và sau đó biến mất trong khoang 24 – 48 giờ và không để lại dấu vết gì.
Tuy nhiên, phát ban đỏ có thể làm cho người bệnh ngứa ngáy và gãi mạnh dẫn đến đau đớn hoặc xuất hiện vết trầy xước trên da gây nguy cơ nhiễm trùng.
5/ Hen suyễn
Hình ảnh một người ho nhiều trong những ngày đông có vẻ rất quen thuộc đối với chúng ta. Đó có thể là một trong các dấu hiệu bệnh hen suyễn do dị ứng thời tiết.
Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, hệ miễn dịch của bạn sẽ trở nên phản ứng quá mức do mất cân bằng nhiệt độ. Lúc này, các cơ quan đường thở bị thắt chặt, đường hô hấp trở nên bị viêm và xuất hiện bệnh hen suyễn với các triệu chứng sau:
- Ho nhiều.
- Hụt hơi.
- Thở khò khè.
- Thở nhanh, gấp.
- Căng tức ngực.
Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thời tiết là bước quan trọng giúp quá trình chẩn đoán được tiến hành nhanh chóng và việc đưa ra kế hoạch điều trị dị ứng thời tiết có kết quả tốt hơn.
Mặc dù những triệu chứng dị ứng thời tiết có thể tự mất đi, tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những bất thường mà bạn thấy được trên cơ thể mình để ngăn ngừa sự tiến biến phức tạp của bệnh với các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
II. Vì sao các mùa trong năm gây dị ứng thời tiết?
Nếu bắt hắt hơi, ho hoặc chảy nước mắt, ngứa mũi trong thời điểm nhất định trong năm, điều này chứng tỏ rất có thể bạn đang bị dị ứng thời tiết theo mùa. Nấm mốc, phấn hoa và các bụi bẩn là những tác nhân gây dị ứng theo mùa phổ biến. Hãy xem, các mùa trong năm ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng dị ứng của bạn?
- Mùa xuân: Đây là thời điểm co các loại cây cối, cỏ dại bắt đầu phát triển mạnh mẽ và sản sinh phấn hoa. Và phấn hoa có thể là tác nhân chính cho phản ứng dị ứng của bạn, hoặc làm cho tình trạng dị ứng của bạn trầm trọng hơn nếu bạn bị dị ứng vào mùa xuân.
- Mùa hạ: Mùa hạ là thời điểm của những đợt nắng nóng khó chịu, điều này có thể làm tuyến mồ hôi gia tăng hoạt động vào mùa hè và kích hoạt phản ứng dị ứng. Ngoài ra, mùa hè là thời điểm các loại cỏ dại, nấm mốc phát triển định điểm, đây chính là những tác nhân làm cho dị ứng bùng phát hoặc trầm trọng hơn.
- Mùa thu: Nấm mốc có xu hướng phát triển vào mùa thu, chính vì vậy, rất nhiều người có thể phát triển tình trạng dị ứng vào mùa này.
- Mùa đông: Thay vì hạn chế ra ngoài dưới tiết trời lạnh lẽo của mùa đông, bạn sẽ dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, tuy nhiên nó lại làm tăng khả năng bị dị ứng nếu nhà bạn có nuôi thú cưng hoặc không vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
III. Những cách phòng bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả
Bạn không thể tránh khỏi sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả với những điều sau đây:
- Chú ý theo dõi thời tiết: Theo dõi thời tiết và nắm bắt được cơ thể mình trở nên nhạy cảm trong thời tiết nào là cao nhất. Để từ đó bạn đưa ra kế hoạch hành động nhằm phòng tránh dị ứng thời tiết hiệu quả.
- Kiểm soát môi trường sống của bạn: Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm căn nhà vào mùa đông là điều cần thiết đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Bạn có thể sử dụng máy điều hòa không khí để hạn chế những tác nhân phát triển theo mùa như phấn hoa hoặc nấm mốc.
- Thiết lập chế độ ăn uống tốt: Bổ sung nhiều các vitamin và các khoáng chất thiết yếu từ rau xanh, trái cây có thể giúp làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này cho phép cơ thể bạn trở nên mạnh mẽ để chống lại với các tác nhân gây dị ứng, bao gồm dị ứng do thời tiết.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là hoạt động tốt giúp bạn duy trì và bảo vệ sức khỏe cá nhân và ngăn chặn những tác nhân có hại gây nên dị ứng.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Đừng để đến khi bị dị ứng mới đi khám sức khỏe. Hãy nói chuyện với bác sĩ để thử nghiệm mức độ nhạy cảm của da bạn. Kết quả sẽ giúp bạn đưa ra cân nhắc về việc thực hiện liệu pháp miễn dịch, chẳng hạn như dùng thuốc ngừa dị ứng để phòng tránh dị ứng do thời tiết hoặc sự thay đổi của các mùa trong năm.
Không ai khác ngoài chính bạn là người phải chủ động lên kế hoạch để phòng tránh dị ứng thời tiết, đặc biệt điều này càng trở nên quan trọng khi bạn là người có cơ địa mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết.
Từ những thông tin trên cho thấy rằng, dị ứng thời tiết là một vấn đề rất phổ biến hiện nay. Và việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh bao gồm nguyên nhân, triệu chứng dị ứng thời tiết, cách điều trị cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất có thể giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống.
Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe!
BTV: Như Quỳnh
Có thể bạn chưa biết:
Chữa dị ứng da mặt hiệu quả không khó như bạn nghĩ
Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không ? Ảnh hưởng như thế nào ?
XEM THÊM
Em bi di ứng giống như do thoi tiet gio phai uong thuoc gi điều tri
Em bi di ứng giống như do thoi tiet gio phai uong thuoc gi điều tri
E bị hắt hơi nhiều, chảy nưoc mắt ngứa mắt nhiều, và bị nổi mẩn đỏ dưới da mặt chỉ moi mặt thoi a, viêm họng, sưng hong. Vậy e phải làm sao ạ?