Bị dị ứng uống thuốc gì để điều trị nhanh chóng?

Bị dị ứng uống thuốc gì để điều trị là một trong những vấn đề mà nhiều người bệnh hiện nay đang quan tâm. Bởi việc sử dụng thuốc để điều trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị nói riêng và sức khoẻ của người bệnh nói chung.

Do đó, để tìm hiểu và sử dụng thuốc trị dị ứng nhanh chóng mang lại kết quả cao giúp bệnh được khắc phục hoàn toàn thì bạn nên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dị ứng uống thuốc gì
Khi bị dị ứng cần uống thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc là điều mà nhiều người quan tâm

Bị dị ứng uống thuốc gì để điều trị nhanh chóng

Dị ứng là hiện tượng phản ứng quá mức của cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài tác động (như thức ăn, nguồn nước ô nhiễm, hoá chất, bụi bẩn, công trùng cắn, thời tiết, mỹ phẩm..) hay những kháng thể từ thuốc chữa bệnh. Khiến cho cơ thể bị mẫn cảm với các phản ứng trên hình thành nên những triệu chứng xuất hiện bên ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khiến bạn cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người….

Khi phát hiện tình trạng dị ứng dù ở bất kỳ tác nhân nào gây ra đi chăng nữa, phải ngừng ngay việc tiếp xúc với các loại tác nhân nghi ngờ có khả năng gây dị ứng như đã kể trên. Quan sát và theo dõi biểu hiện sức khoẻ nếu bị dị ứng nhẹ như: nổi ban đỏ, nổi mày đay, mẫn ngứa; ngứa lòng bàn tay, bàn chân; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…bạn chỉ cần nghỉ ngơi và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh thì tình trạng dị ứng sẽ giảm đi một cách nhanh chóng. Ngược lại, nếu bị dị ứng nặng (tức là các triệu chứng này kéo dài mức độ tăng lên) phải xử trí điều trị bằng thuốc chống dị ứng, phổ biến các loại thuốc thường dùng để điều trị dị ứng như:

Có thể bạn chưa biết : Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị tốt nhất, an toàn nhất

1/ Uống thuốc Histamin trị dị ứng:

Histamin là loại thuốc kháng sinh trong cơ thể, được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị dị ứng hiện nay. Ngoài ra, thuốc còn đóng vai trò làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và có khả năng đối kháng lại hoạt động của các thụ thể histamin trong cơ thể. Các loại thuốc histamin đường uống dùng để điều trị dị ứng chủ yếu là thuốc kháng như: Citirizine, Desloratidin, Loratadine,Terfenadine … và một số thuốc kháng histamin thế hệ 1 như: Diphenhydramin, chlorpheniramin…

Bị dị ứng nên uống thuốc gì
Thuốc kháng Histamin được dùng phổ biến hiện nay khi bị dị ứng

+ Citirizine: Dạng viên 10mg dùng 1 viên/ngày. Chỉ định thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.

+ Terfenadine: Dạng viên 60mg và 120mg, có dạng hỗn dịch cho trẻ em dưới 12 tuổi.

 +Loratadi ne: Viên 10mg uống một viên/ngày vào bữa ăn sáng.

+ Desloratidin: Liều khởi đầu: 5 mg, uống mỗi ngày một lần lúc đói hoặc no: Uống trong/ngoài bữa ăn.

2/ Uống thuốc corticosteroid trị dị ứng:

Corticosteroid được sử dụng để làm giảm các vùng da bị viêm của cơ thể, thuốc sẽ làm giảm sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề về da bị ảnh hưởng…Corticosteroid đường uống điều trị dị ứng bao gồm thuốc viên và dung dịch như: Betamethasone, cortisone, dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone, prednison.

Dị ứng nên uống thuốc gì
Thuốc bôi Corticosteroid cũng được nhiều người sử dụng khi bị dị ứng

+ Betamethasone: Liều dùng đối với người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 0,25- 7,2 mg  mỗi ngày, dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

+  Cortisone: Từ 25-300 mg mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.

+ Dexamethasone: Từ 0,5-10 mg được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.

 + Hydrocortisone: Người bệnh có thể dùng 20-800 mg/ 1 hoặc 2 ngày.

Corticosteroid trong quá trình sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, Corticosteroid đường uống thường được quy định đối với khoảng thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày, huyết áp và chậm phát triển ở trẻ em. Do đó, khi sử dụng nhất thiết phải có đơn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc này vì bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại nguy hiểm cho người sử dụng.

Những lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng:

  • Một số loại không nên dùng ban ngày:Với thuốc histamin thế hệ 1 gồm: Diphenhydramin, chlorpheniramin thì không nên dùng vào ban ngày. vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, có nguy cơ gây buồn ngủ không tốt cho những người đang làm công việc như lái xe, đang đi đường… Bạn nên uống vào buổi tối, khi không phải làm việc.
  • Chống chỉ định với người mắc bệnh tim mạch:Ở các loại thuốc histamin thế hệ 2 vẫn được xem là thuốc an toàn ít gây ra tác dụng phụ cho người dị ứng sử dụng. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch có thể gây ra biến chứng xoắn đỉnh (tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ). Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim. Chính vì thế, với những bệnh nhân có rối loạn tim mạch thì không nên dùng một số thuốc chống dị ứng thế hệ hai như astemizol.
Bị dị ứng uống thuốc gì
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nên nhiều thuốc không dùng ban ngày, không dùng cho trẻ em hay không dùng cho người bị tim mạch hoặc đang dùng thuốc dị ứng khác
  • Không dùng chung với các loại thuốc chống dị ứng khác: Các thuốc chống dị ứng dù có các loại loại khác nhau thì đều có chung một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hóa học gây dị ứng histamine. Việc tranh chấp với histamine chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều loại thuốc hay ít loại thuốc. Dùng nhiều loại thuốc đã không mang lại hiệu quả mà lại còn làm bệnh trở nên trầm trọc hơn, gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
  • Không uống chung với thuốc trị nấm: Thuốc chống dị ứng không nên dùng với thuốc trị nấm. Vì thuốc chống dị ứng ức chế hoạt động của enzyme chuyển hóa thuốc chống nấm tại gan nên thuốc chống nấm sẽ chậm được chuyển hóa và chậm bị đào thải ra ngoài gây ứ đọng trong gan.
  • Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em: Thuốc chống dị ứng, đặc biệt thuốc histamin dạng thế hệ 1 như clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ.

Tóm lại khi bị dị ứng bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị trên nhưng cần phải tham khảo kĩ liều dùng cũng như thành phần của thuốc và cách sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả cao, bệnh được điều trị dứt điểm.

Bạn nên xem thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:54 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (0)

Bị dị ứng uống thuốc gì để điều trị nhanh chóng?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *