Cách chữa dị ứng côn trùng cắn đốt cực đơn giản

Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để chữa dị ứng côn trùng cắn đốt, nhằm có thể điều trị kịp thời cho mình và người thân, hạn chế sự phát triển theo chiều hướng xấu của vết cắn.

Để biết cách xử lý khi bị côn trùng cắn đốt, chuatrimedaymanngua xin mời quý độc giả cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ qua bài viết dưới đây, từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân mình:

I. Triệu chứng dị ứng côn trùng cắn đốt

Với khí hậu nóng ẩm như nước ta, đặc biệt là những ngày hè nóng bức hoặc những ngày có gió nồm ẩm ướt thì đều là thời điểm rất thuận lợi để cho các loại côn trùng sinh trưởng và xuất hiện quanh môi trường sống của con người.

Hầu hết những trường hợp bị côn trùng cắn, đốt đều có những phản ứng nhẹ như sưng tấy, phù nề, phát ban đỏ, ngứa da và đau tại vị trí bị đốt, thông thường những biểu hiện này sẽ tự biến mất sau vài phút hoặc vài giờ.

dị ứng do côn trùng cắn
Có khá nhiều người bị dị ứng do côn trùng cắn đốt vì nọc độc mà chúng để lại trên vết cắn.

Nhưng cũng có những trường hợp cơ địa người bị cắn có những phản ứng gây dị ứng da có tính chất rộng hoặc toàn thân, thường xuất hiện tình trạng nổi mề đay, phù nề da ở mắt, môi, họng, thanh quản, người bệnh có thể bị co thắt phế gây khó thở, có khi bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sau đây, bạn có thể nhận diện một số triệu chứng dị ứng ngoài da do một số loại côn trùng phổ biến cắn đốt như sau:

1. Kiến

Xếp đầu danh sách các loài côn trùng hay “tấn công” con người nhất thì không thể bỏ qua loài kiến. Có khá nhiều loại kiến khi cắn đốt khiến người bị viêm da dị ứng, đặc biệt là kiến ba khoang (Có tên khoa học là Paederus fuscipes).

Kiến ba khoang có kích thước nhỏ, bụng và đuôi nhọn, có một khoang màu đỏ vàng trên nền đen, hay tập trung vào bóng đèn hoặc những nơi có nguồn sáng, thường đeo bám trên các vách tường, giường, chăn màn và có khi là bò cả lên người do kiến này rất thích nhiệt độ cơ thể con người.

Kiến ba khoang khi cắn đốt khiến người bị rất đau và chúng thường tiết chất độc tương tự như chất Piridin tạo nên các dấu hiệu viêm da, thối thịt như bị dính phải axit.

Một số người do không hiểu rõ nên thường lấy tay giết kiến rồi vô tình sờ lên da tạo thành những vết tổn thương dài và rộng, thương tổn thường xuất hiện ở cẳng tay, trán mặt, bắp chân, sau đùi, vùng bẹn…

Bên cạnh kiến ba khoang, thì loại kiến thường có tần suất “đụng độ” với con người nhiều nhất là kiến lửa. Tuy những vết cắn đốt của kiến lửa không khiến tính mạng của con người bị nguy hiểm, nhưng lại gây những cảm giác đau nhức dai dẳng và kinh khủng. Những người có cơ địa dị ứng thường bị chóng mặt, đau đầu, thở gấp, sốt… và đôi khi vết cắn bị phồng rộp dẫn đế tình trạng nhiễm trùng.

2. Ong bướm

Hơn 98% loài ong đều có chứa nọc đọc, tùy theo loài mà chúng có độc ít hoặc độc nhiều. Có loài gây chết người với chỉ hơn 10 vết đốt như ong bắp cày, ong vò vẽ, ong đất… nhưng cũng có loài không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người như ong mật, ong ruồi…

Trong nọc ong có các Protein cùng các men tiêu huyết , tiêu tế bào và các chất dị ứng gây kích thích hệ miễn dịch của người bị đốt, nếu tình trạng và mức độ ong đót quá nặng có thể gây trụy tim, tím tái da, sốc phản vệ và khiến người bị đốt tử vong nếu không kịp cấp cứu.

Dị ứng phấn bướm
Bướm là một trong những loài côn trùng khiến con người gặp tình trạng dị ứng.

Bên cạnh đó có những loài bướm và ấu trùng bướm gây dị ứng khi tiếp xúc. Và “thủ phạm” chính gây tình trạng dị ứng là do phấn từ cánh bướm và lông của ấu trùng gây nên những kích thích dẫn đến viêm da.

Những thương tổn mà con người thường bị là ở mặt, tay, chân, cổ… và đôi khi là kết mạc mắt khi ấu trùng bướm rơi thẳng vào mắt.

Những dấu hiệu gây thương tổn từ phấn bướm hoặc ấu trùng bướm thường là những nốt phát ban gây sưng hoặc phù nề, nổi sẩn, mụn nước, mủ, hành nóng sốt, đau rát khi tiếp xúc trực tiếp hoặc do ấu trùng bò lên da, quần áo…

Đọc thêm: Hướng dẫn cách chữa dị ứng phấn bướm thật đơn giản

3. Sâu róm

Mùa xuân và mùa hè là 2 thời điểm mà con người cần cảnh giác cao độ vì đây chính là mùa mà sâu róm sinh sôi. Sâu róm không đốt người, mà điều “đáng sợ” ở loài này chính là những gai lông của chúng sẽ tiết ra các hoạt chất làm cho bạn bị ngứa rát da khi chạm phải. Những người “vô tình” tiếp xúc với sâu róm thường đau nhức dữ dội kèm theo tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban diện rộng do dị ứng.

Đôi khi, người có cơ địa mẫn cảm sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết sau vài giờ và kéo dài nhiều ngày, kèm theo đó là tình trạng sưng hạch, đau đầu, sốt, ảnh hưởng huyết áp và co giật, nếu tình trạng nặng có thể gây tử vong.

4. Rận, ve

Đây là những loài côn trùng thường gặp do chúng sống ký sinh trên vật nuôi như chó, mèo và chúng có kích thước rất nhỏ. Những vết thương do những loài côn trùng này gây ra tuy không đau hoặc sưng nhưng có thể gây dị ứng khiến bạn bị nổi mề đay, mẩn ngứa, sốt, phát ban…

Khi bị rận và ve không nên lập tức lôi chúng ra mà hãy kéo chúng từ từ hoặc dùng lửa, bôi cồn, dầu nóng để chúng tự rơi ra, tránh để răng của chúng dính lại trên da thịt khiến cho bạn bị nhiễm trùng và phát triển theo chiều hướng tiêu cực cho sức khỏe.

⇒ Khi bị côn trùng cắn đốt thì cần có những biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

II. Cách điều trị dị ứng côn trùng cắn đốt rất đơn giản

Khi bị côn trùng cắn đốt, bạn cần biết cách sơ cứu nhẹ nhàng để hạn chế nọc đọc lan ra, gây tổn thương cho những vùng da xung quanh:

xử lý vết thương do côn trùng gây ra
Cần phải nhanh chóng xử lý vết thương do côn trùng gây ra để tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Lấy ngòi độc ra (nếu có) bằng nhíp hoặc băng dính, sau đó rửa vết cắn bằng nước muối sinh lý để trung hòa độc tố và giảm tổn thương do côn trùng gây ra.
  • Chườm đá để giảm đau ngứa và hạn chế sưng đỏ.
  • Tránh gãi hoặc cào để hạn chế độc tố phát tán rộng ra gây nhiễm trùng do trầy xước, để lại sẹo.
  • Có thể dùng các loại thuốc kháng Histamine như Cetirizin, Loratadin… và các loại thuốc chứa Corticosteroid theo đường uống hoặc tiêm để giảm các triệu chứng sưng đỏ.
  • Tránh làm vỡ những mụn mủ để tránh lây lan dịch tiết và gây nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đối với những vết ong đốt thì cần tháo những trang sức như nhẫn, vòng tay… để tránh chèn ép mạch máu gây phù nề.
  • Bệnh nhân nên nằm nghỉ và uống nhiều nước để cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp hoặc những mẹo dân gian để giảm thiểu tình trạng tổn thương do côn trùng cắn đốt gây ra:

  • Khi bị ong đốt: Có thể thoa dầu gió xanh để giảm đau hoặc bôi một ít vôi lên để kiềm hóa vết thương nhằm trung hòa nọc ong.
  • Đối với sâu róm: Không chạm vào vùng da tiếp xúc với lông sâu róm, bạn nên lấy một nắm xôi hoặc cơm lăn qua lăn lại để lông sâu róm được lấy ra sạch sẽ.
  • Rận và ve cắn: Nếu răng của hai loài côn trùng này để trên da thì cần vôi thoa lên để giảm tổn thương rồi áp dụng bài thuốc uống gồm ké đầu ngựa 22g, cỏ chỉ thiên 18g, bồ công anh 50g sắc với 300ml nước và uống ngày 2 lần.
  • Khi bị kiến cắn: Nếu đối với kiến ba khoang thì cần dùng thuốc thoa Tây y đặc trị theo chỉ định của bác sĩ, còn không thì nên dùng rượu, chườm đá, thoa kem đánh răng, nước cốt chanh, hành tây, giấm ăn… đối với các loại kiến khác.

Bên cạnh đó, để nhanh chóng phục hồi các vết thương do côn trùng cắn đốt thì ngời bệnh cần chú ý đến các chế độ ăn uống để đào thải bớt độc tố và tăng sức đề kháng nhằm giúp vết thương mau lành.

Bạn nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm như thịt, cá, sữa, trứng… các loại vitamin A, C, E và giàu khoáng chất như kẽm, selen để vết thương nhanh lành như gà, thịt bò, cam, bưởi, quýt, chanh, củ dền, cà rốt, bí ngô, súp lơ…

Để ngăn ngừa tình trạng xuất hiện côn trùng gây bệnh thì vào những thời điểm giao mùa, bạn cần giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh thật sạch sẽ và thoáng mát, thường xuyên phun các loại thuốc diệt côn trùng vào những bụi rậm, cây cối… và làm sạch kênh mương, ao hồ xung quanh nhà ở.

Cần kiểm tra quần áo trước khi mặc và chăn mền, chiếu gối trước khi nằm để tránh bị côn trùng tấn công.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!

Tô Minh

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:56 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (1)

Cách chữa dị ứng côn trùng cắn đốt cực đơn giản

Bình luận (1)

  1. Vũ Như Bài Trả lời

    Tôi bị côn trùng giống như dệp đốt ở má và nó lan ra khắp mặt và tai hiện đang lan ra tay. Tôi cần chuyên gia tư vấn phải làm sao để khắc phục ạ. Môi trường ở bên Nhật ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *