Dị ứng xi măng: Triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Dị ứng xi măng:Triệu chứng thường gặp và cách điều trị là câu hỏi trong thời gian qua nhiều bạn đã gửi về cho chuyên mục chuatrimedaymanngua.com. Họ muốn biết tại sao lại mắc phải dị ứng xi măng cũng như điều trị nó như thế nào là an toàn và hợp lý? 

Để giúp độc giả có những kiến thức cũng như cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh này, chúng tôi xin chia sẻ lá thư của một khán giả đã gửi về cho chuyên mục.

Chào chuyên mục! Tôi tên Thanh Nam, 32 tuổi, hiện đang là nhân viên xây dựng. Chuyện là cách đây tầm 2 tháng, trong quá trình xây nhà nên tôi có tiếp xúc với nhiều xi măng. Do chủ quan nghĩ rằng xi măng không có gì độc hại nên tôi tiếp xúc trực tiếp mà không đeo găng tay. Ban đầu tôi chỉ cảm thấy hơi ngứa ngáy và có một vài vết mẩn đỏ nhưng càng về sau thì tình trạng ngứa càng nhiều và đau rát, đỏ hết cả 2 bàn tay, thậm chí sần sùi da và xuất hiện các mụn nước. Tôi có đi khám thì người ta bảo tôi bị xi măng ăn và bán thuốc cho uống. Tôi muốn hiểu thêm về triệu chứng dị ứng xi măng cũng như các cách chữa trị nó như thế nào nên gửi thư về chuyên mục. Mong chuyên mục giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

( Lê Hoàng Thanh Nam, 32 tuổi, Long An) 

Dị ứng xi măng điều trị như thế nào?
Dị ứng xi măng là tình trạng mà khi da tiếp xúc trực tiếp với xi măng dẫn đến ngứa ngáy, bong tróc, viêm da,..

Giải đáp:

Chào anh Thanh Nam, tình trạng anh đang gặp phải đúng là anh đã bị dị ứng xi măng hay còn gọi là xi măng “ăn”. Đây là một loại dị ứng không quá xa lạ, nhưng nhiều người lại rất chủ quan với xi măng cũng như không biết cách phòng ngừa hay điều trị như thế nào mới là hợp lý. Để giúp anh cũng như các độc giả hiểu rõ hơn về dị ứng xi măng, xin mọi người cùng tham khảo những nội dung sau đây:

Hiện tượng dị ứng xi măng là gì?

Dị ứng xi măng hay thường được dân gian gọi là tình trạng xi măng ” ăn” là tình trạng viêm da dị ứng do da tiếp xúc thường xuyên với xi măng trong một thời gian dài. Sở dĩ nhiều người bị dị ứng với xi măng là do trong xi măng có chứa các thành phần mà khi xúc với những chất này thì có thể tác động làm ăn mòn cấu trúc da.

Những đối tượng như kĩ sư, công nhân xây dựng, thợ hồ,… là người có nguy cơ dễ mắc chứng dị ứng xi măng. Những vị trí như tay, lòng bàn tay, chân, lòng bàn chân,.. là nơi tiếp xúc trực tiếp với xi măng, sẽ khiến da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nứt nẻ, đóng vảy, …

Dị ứng xi măng xảy xa nếu người bệnh tiếp xúc thường xuyên từ 3 tháng đến 1 năm, liên tục trong khoảng thời gian này.

Vì sao bị dị ứng xi măng?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bị dị ứng xi măng là do trong xi măng có thành phần chủ yếu là Clinke. Khi xi măng gặp nước hay mồ hôi sẽ xảy ra phản ứng hydrat hóa của khoáng alit, belit,… với nước.

Phản ứng hydrat hóa giải phóng ra Ca(OH)2. Đây là một chất kiềm mạnh có khả năng ăn mòn da hoặc làm thùng da, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn,.. xâm nhập gây nên bệnh lý về d như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,..

Bên cạnh đó, các oxit axit cũng là dị nguyên của căn bệnh dị ứng xi măng và gây kích ứng da.

Khi cơ thể tiếp xúc với những chất này thì hệ miễn dịch của cơ thể dần hình thành kháng thể phản ứng lại hóa chất nhiễm độc, tạo nên histamin gây ra các triệu chứng dị ứng, viêm da, nổi mề đay, mẩn ngứa,..

Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân gây dị ứng da bạn cần lưu ý để phòng tránh bệnh

Triệu chứng nhận biết dị ứng xi măng

Như đã nói, triệu chứng dị ứng xi măng sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với nó liên tục trong 1-2 tuần. Lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi một vài vết mẩn đỏ, nhưng nếu cơ thể ngừng lại và không tiếp xúc với xi măng nữa thì các triệu chứng sẽ tự biến mất.

Chúng ta có thể nhận biết các triệu chứng dị ứng xi măng nhiều nhất ờ các vùng như: đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bắp chân,.. Các biểu hiện thường gặp là:

bạn đã biết các triệu chứng cũng như cách chữa trị dị ứng xi măng
Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,bong tróc, lở loét,.. là các triệu chứng thường thấy của dị ứng xi măng
  • Nổi các vết mẩn đỏ, mụn nước và gây ngứa da rất nhiều. Dấu hiệu này chiếm 12% các biểu hiện của bệnh viêm cấp.
  • Xuất hiện các mảng vẩy ngứa, xuất tiết trên nền đỏ, có vẩy tiết, nhẵn da và dày da. Tình trạng này 30% dấu hiệu bị viêm bán cấp.
  • Nặng nhất là tình trạng da bị khô, bong vảy, nứt rạn da,… thậm chí bội nhiễm, lở loét, sinh mủ, chảy nước vàng,… Chiếm 58% tình trạng bị viêm mạn.

Những cách chữa dị ứng xi măng

Dị ứng xi măng không quá khó để điều trị, chỉ cần tránh tiếp xúc với xi măng nếu không thực sự cần thiết thì cơ thể sẽ tự chữa lành các triệu chứng dị ứng.

Với nhiều người vì hoàn cảnh mưu sinh hay điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc với xi măng thường xuyên thì biện pháp ngăn chặn tối ưu là làm sao không để dẫn đến tình trạng bong tróc hay lở loét. Vì vậy, người tiếp xúc thường xuyên với xi măng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong quá trình làm việc nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ như gang tay dày, ủng bảo hộ để ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc với xi măng.
  • Sau thời gian lao động không tiếp xúc với xi măng nữa thì vệ sinh chân tay và tắm rửa với nước sạch nhiều lần. Có thể sử dụng axit loãng như vỏ chanh, vỏ cam chà xát mạnh làm tẩy sạch các chất kiềm bám trên da. Có thể sử dụng nước muối loãng để ngâm chân vì nước muối có tính sát trùng cao.
Dị ứng xi măng là gì, cáchchữa trị ra sao?
Mang gang tay và ủng bảo hộ để bảo vệ chân tay tránh tiếp xúc trực tiếp với xi măng
  • Uống thuốc và bôi thuốc tây y: 

+ Tác dụng của việc uống thuốc là nhằm ức chế độc tố histamin- một loại chất gây dị ứng cao. Thuốc uống thường được chỉ định dùng là KetofHEXAN với liều dùng là 3 ngày đầu tiên mỗi ngày uống 1 viên, các ngày sau uống mỗi ngày 2 viên, uống trong 1-2 tháng. Bên cạnh đó thì các loại thuốc như chopheniramin, loratadin,… cũng được sử dụng để chữa trị dị ứng xi măng.

+ Các thuốc bôi thường được chỉ dẫn là các thuốc mỡ bôi có corticoit, có chất bạt sừng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh, thuốc làm mềm da, ẩm da, dưỡng da. Sử dụng các thuốc này theo tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Thông thường thì các thuốc này sẽ được trộn thành một hỗn hợp dạng mỡ, sử dụng vào buổi tối sau khi đã vệ sinh chân tay sạch sẽ, lau khô thì mới được bôi.

# Lưu ý: Nếu điều trị bằng cách này thì ưu điểm của nó là có tác dụng tốt, người bệnh chỉ bị khô ráp chứ không lở loét, tróc vảy, vẫn có thể tiếp xúc với xi măng. Nhưng nhược điểm của thuốc này là gây buồn ngủ, sẽ ảnh hưởng đến công việc và có thể gây tai nạn khi lao động, đồng thời giá thuốc hơi cao, sử dụng phải có chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Tiêm K-cort (Triamcinolon, Triamvirgi, Pharmacort,..): Đây là loại thuốc tiêm tác dụng mạnh trong thời gian dài, giảm ngứa ở những lần đầu tiên. Nhưng càng dần về sau thì tác dụng của thuốc sẽ giảm hẳn và dường như mất luôn tác dụng.

# Lưu ý: Nếu lạm dụng thuốc quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ như teo cơ, suy mòn cơ thể, bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, viêm da mãn tính.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng xi măng như thế nào
Có thể sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm tây y hay thuốc đông y để hỗ trợ điều trị dị ứng xi măng theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng phương pháp đông và tây y kết hợp:

Phương pháp đông tây y kết hợp là phương pháp mà người bệnh chỉ sử dụng thuốc bôi là cao đông y, thuốc sử dụng khi người bệnh ngưng mọi hoạt động. Nếu bị nặng thì uống thêm thuốc chống dị ứng Cetirizin với liều lượng 1 viên.

Với thuốc bôi là sự kết hợp của thảo một thiên nhiên và chất chống dị ứng- mỡ corticoide. Đây là một dạng Gell có chất khử kiềm, có tác dụng sau 2-3 lần bôi, không có ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ sử dụng. Giá thành của sản phẩm chỉ từ 5-10.000 đồng.

  • Với các trường hợp nặng thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chữa trị an toàn và đúng cách nhất. Trong trường hợp muốn sử dụng thuốc thì cũng cần có sự chỉ dẫn của các y bác sĩ.

Với những thông tin vừa chia sẻ,hi vọng anh Thanh Nam cũng như quý độc giả đã có cho mình những kiến thức và cách chữa trị dị ứng xi măng an toàn, đúng đắn. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt  để tránh được tình trạng dị ứng không mong muốn. Không nên để tình trạng dị ứng dị ứng chuyển nặng và kéo dài sẽ rất khó và tốn kém để chữa trị. Chúc anh Nam cũng như ai đang bị chứng dị ứng xi măng sẽ nhanh chóng tiêu trừ được căn bệnh này.

Thân chào!

BTV: HÀ NGUYỄN 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Cách điều trị và chăm sóc người bị dị ứng da tay chân

Thuốc chống dị ứng Cetirizin: Công dụng và cách sử dụng an toàn

 

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:53 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Dị ứng xi măng: Triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *