Bị nổi mề đay mẩn ngứa nên bôi và uống thuốc gì?

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mề đay còn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Nên bôi gì, uống thuốc gì khi bị mề đay mẩn ngứa?

Mày đay hay còn gọi là mề đay (urticaria) là tổn thương sưng phù ở ngoài da, đôi khi đi kèm phát ban và mẩn ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Mề đay có những thể nhẹ, tự khỏi sau khi ngưng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Cũng có trường hợp mề đay gây phát ban toàn thân kèm theo triệu chứng ho khò khè, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, cần nhanh chóng dùng thuốc điều trị.

Bệnh mề đay mẩn ngứa
Việc điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa cần được thực hiện sớm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa nên bôi và uống thuốc gì?

Mề đây là một mảng gồ ghề trên da, có màu hồng, phần trung tâm của những mảng mề đay thường nhạt màu hoặc có màu hơi trắng. Mề đay có hình tròn, ovan ngoằn ngoèo, nổi một mảng hay nhiều mảng tại bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng xuất hiện nhiều hơn tại vùng da nếp gấp, gây ngứa ngáy tại vị trí đó.

Mề đay có thể đi kèm với hiện tượng phù mạch như: sưng môi, mặt, bộ phận sinh dục, đầu,

Bệnh thường xuất hiện trong vài phút, vài giờ và biến mất sau 24 giờ mà không để lại biến chứng trên da trừ những trường hợp ngứa, gãi gây xước, rách da. Căn cứ vào thời gian tiến triển của bệnh,  mề đay được phân thành 2 loại: mề đay cấp (phản ứng tức thì, diễn ra trong khoảng 24 giờ) và mề đay mạn tính (mề đay tồn tại hơn 6 tuần, có thể kéo dài hằng tháng, hằng năm mà không rõ nguyên do)

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị đó là xác định chính xác và tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Kế đó, dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi đặc trị để vô hiệu hóa chất hóa học trung gian, từ đó điều chỉnh rối loạn chức năng, làm mất triệu chứng dị ứng.

Các loại thuốc được dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa là:

Đối với trường hợp nhẹ: Sử dụng thuốc kháng Histamine

Yếu tố quan trọng gây nên sự bất thường trong hoạt động của tế bào da là bạch cầu đơn nhân. Dưới tác động của nhiều yếu tố như: thuốc tây, thức ăn, thời tiết…, các tế bào bạch cầu đơn nhân sản sinh Histamin quá mức. Histamin gắn trên Receptor có nhiều trên thành mạch, hình thành nốt đỏ, sưng phù, ngứa trên da….

Do đó, khi bị nổi mề đay, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin để khắc phục triệu chứng. Hiện nay, thuốc kháng Histamine 1 có 2 loại: thế hệ 1 (chlopheniramin, diphenhydramine, dexchlophrniramin, hydroxyzine…) và thế hệ 2 (loratadine, cetirizin, fexofenadine). Trong đó, thuốc kháng Histamine thế hệ 2 được dùng nhiều hơn vì nó khắc phục được hạn chế của thế hệ 1 như: khô miệng, táo bón, bí tiểu, buồn ngủ…

Một số thuốc kháng histamin phổ biến được áp dụng cho những thể bệnh mề đay nhẹ gồm có:

+ Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên:  

Đây là một thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamin có công dụng trị chứng ngứa, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi và những phản ứng dị ứng khác. Thuốc cũng được dùng để giảm ngứa do phát ban. Không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng Loratadin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

điều trị mề đay mẩn ngứa
Thuốc Loratadin thường được dùng cho các trường hợp nhẹ

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng thuốc điều trị là: khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, các hiện tượng buồn nôn, tim đạp nhanh, đánh trống ngực…cũng có nhưng không phổ biến. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường, cần ngừng thuốc ngay và tìm kiếm sự hỗ trợ của người có chuyên môn.

+ Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên:

Đây là sản phẩm thuộc nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ 2 và kháng dị ứng. Thuốc có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa do sưng, viêm mũi dị ứng theo mùa, nổi mề đay, phù mạch, sốc phản vệ. Nhai thuốc Cetirizin trước khi uống để đảm bảo hiệu quả. Một số tác dụng phụ có thể bắt gặp khi dùng thuốc là: yếu, run, nhịp tim nhanh, gặp vấn đề thị lực, tiểu ít hơn bình thường…

+ Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên:

Acrivastin thuộc nhóm thuốc kháng Histamine thế hệ thứ hai. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị dị ứng ở mũi (dị ứng phấn hoa, viêm mũi dị ứng) và dị ứng ở da (ngứa da do mề đay). Thuốc phát huy tác dụng nhanh trong vòng 30 phút và duy trì trong 12 giờ đồng hồ.

Thuốc có tác dụng phụ: gây buồn ngủ (ít hơn so với thuốc kháng Histamine thế hệ 1), mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, suy giảm thần kinh vận động. Hiện tượng phát ban và phản ứng quá mẩn, co giật, rôi loạn máu, đổ mồ hôi, rối loạn ngoại tháp, ù tai, hạ huyết, rụng tóc… do dùng thuốc cũng có nhưng hiếm.

+ Thuốc bôi Phenergan

Thuốc bôi Phenergan thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, thường được dùng để trị ngứa, kích ứng bề mặt da, côn trùng đốt, ngửa sẩn… Thoa thuốc lê vùng da bị mề đay từ 3-4 lần mỗi ngày sẽ cải thiện nhanh triệu chứng, mề đay chóng lặn.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được phép dùng một số thuốc như , cetirizine, loratadine và chlopheniramin. Với phụ nữ đang cho con bú, chỉ nên dùng loratadine hoặc cetirizin.

Đối với trường hợp nặng: Kết hợp thuốc kháng Histamin H1 với thuốc Corticoid

Trong trường hợp bị bệnh mề đay nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng Histamine vừa liệt kê bên trên phối hợp với thuốc Corticoid để nhanh chóng khắc phục triệu chứng.

Thuốc Corticoid ( dạng uống hoặc tiêm) có công dụng chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch, được chỉ định trong những trường hợp mắc bệnh mề đay cấp tính, thanh quản bị phù, hoặc trong trường hợp bị mề đay do viêm mạch, cơ thể không đáp ứng được với thuốc kháng Histamin thông thường. Không dùng thuốc Corticoid cho những trường hợp bị mề đay mạn tính tự phát.

Các loại thuốc uống Corticoid được dùng để trị bệnh mề đay gồm:

+ Dexamethason

Dexamethaso thuộc nhóm thuốc Corticoid. Thuốc có tác dụng giảm phòng vệ tự nhiên của cơ thể, từ đó giảm nhanh triệu chứng  ngứa, sưng tấy đỏ do dị ứng gây nên. Bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên dùng kèm với thức ăn hoặc sữa để tránh gây kích ứng, khó chịu cho dạ dày.

thuốc điều trị mề đay
Thuốc Dexamethason thường được dùng trong các trường hợp nặng

+ Prednisolon

Thuốc Prednisolon được chỉ định trong những trường hợp bị mề đay – phù mạch, tăng bạch cầu ái toan, giảm nhanh triệu chứng sưng tấy, ngứa do dị ứng.

+ Methylprednisolon

Methylprednisolon có tác dụng chống viêm, dị ứng, ức chế hệ miễn dịch rất hiệu quả, dùng tương tự như hydrocortison và prednisolon nhưng hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng thuốc để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm như: chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tăng glucose trong máu gây đái tháo đường, tăng nguy cơ loãng cương…

+ Thuốc bôi Eumovate.

Thuốc bôi Eumovate thuộc nhóm thuốc Corticoid có tác dụng điều trị tại chỗ triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây nên. Bôi thuốc khi da xuất hiện biểu hiện dị ứng và giảm dần liều lượng khi mề đay có thuyên giảm.

Mặc dù trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, tuy nhiên, thuốc Corticoid là con dao hai lưỡi vì nếu dùng không đúng cách có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn, nên uống sau khi ăn sáng và tuyệt đối không dùng dài ngày.

Đối với trường hợp bị mày đay có phù mạch cấp tính

Phù mạch là trường hợp cấp cứu, bệnh nhân bị mề đay phù mạch có biểu hiện như khó thở, thở rít, hen. Khi bị mề đay có phù mạch, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch, dùng các thuốc kháng Histamin liều cao kèm với Epinephrin (adrenalin).

Thuốc Epinephrin được dùng điều trị khẩn cấp phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Thuốc tác dụng nhanh, giúp cải thiện nhịp tim, tăng huyết áp, giảm phù mặt ở moi, cổ họng, chống phát ban.

Đối với trường hợp mày đay mạn tính

Bệnh mề đay mãn tính thường liên quan đến nhiều bệnh bên trong cơ thể. Hay nói cách khác, mề đay là triệu chứng cuả một số bệnh tiềm ẩn. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp thăm khám, xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có điều trị bệnh tận gốc.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa

Việc dùng thuốc uống, thuốc bôi trị mề đay không đúng cách, đặc biệt là thuốc Corticoi có thể khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn. Để tránh tác dụng không mong muốn khi điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

lưu ý khi dùng thuốc
Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

+ Dù bệnh mề đay xuất phá từ nguyên nhân gì thì bệnh nhân đều phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng thuốc điều trị.

+ Hạn chế bôi thuốc kháng Histamin, mỡ corticod  lên da nếu như vùng thương tổn quá rộng để ngăn ngừa viêm nhiễm.

+ Không dùng thuốc Corticoid, bất kể dạng bôi hay dạng uống trong thời gian dài.

+  Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng thuốc.

+ Trong quá trình dùng thuốc bôi, thuốc uống trị mề đay mẫn ngứa, cần tránh xa tác nhân gây bệnh.

+ Khi có những biểu hiện bất thường, cần ngừng sử dụng thuốc , tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là giải đáp “Bôi gì, uống thuốc gì khi bị mề đay mẩn ngứa?’ Nhìn chung, thuốc có ưu điểm tác dụng nhanh, cắt cơn ngứa hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh. Tuy vậy, những loại thuốc trên chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng, không thể chữa bệnh tận gốc nên mề đay vẫn có thể tái phát lại nếu như gặp tác nhân gây dị ứng. Vì thế, cách tốt nhất vẫn là cố gắng xác định tác nhân gây bệnh và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bạn nên tham khảo thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 15:39 - 22/11/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bị nổi mề đay mẩn ngứa nên bôi và uống thuốc gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *