Chữa viêm môi dị ứng bong vảy theo cách của chuyên gia

Nhiều người bị chứng viêm môi dị ứng khiến cho tình trạng môi bị bong tróc, nứt nẻ và khiến bệnh nhân thường đau đớn, khó ăn uống và làm cho đôi môi mất thẩm mỹ.

Để tìm hiểu về căn bệnh viêm môi dị ứng, nhằm có thêm thông tin để chữa và phòng bệnh hiệu quả thì mời quý độc giả cùng theo dõi những chia sẻ qua bài viết sau đây của chuatrimedaymanngua:

I. Vì sao bị viêm môi dị ứng?

Viêm môi dị ứng là tình trạng bệnh lý ngoài da do tiếp xúc với các dị nguyên dị ứng khiến cho môi gặp các tình trạng nứt nẻ, bong tróc khiến người bệnh đau nhức, khó ăn uống và mất chất lượng cuộc sống.

viêm môi dị ứng
Có khá nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng viêm môi dị ứng.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm môi dị ứng mà chúng ta thường gặp như sau:

  • Do thời tiết: Tình trạng viêm môi do thời tiết, nhất là mùa đông hoặc thời tiết hanh khô khiến môi nứt nẻ, bong vảy và có biểu hiện tái nhợt khiến cho môi bị đỏ rất hoặc đau nhức.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên dị ứng: Do người bệnh vị dị ứng với các hóa chất, mỹ phẩm như kem đánh răng, dung dịch súc miệng, kem cạo râu, son môi… khiến môi bị viêm đỏ, sưng tấy và dày lên thành từng mảng và bị nứt nẻ, chảy máu môi.
  • Các bệnh lý mạn tính: Người bệnh gặp các tình trạng mạng tính như viêm da cơ địa, mề đay, vẩy nến, người bị mẫn cảm với bức xạ mặt trời, bệnh lupus ban đỏ, dày sừng actinic, hay có thói quen liếm môi hoặc người sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần retinoid.

Bên cạnh đó, tình trạng môi bị nứt nẻ, khô và bong tróc vảy cũng cảnh báo bạn những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

1. Bệnh mụn rộp sinh dục

Tình trạng vùng môi xuất hiện các nốt mụn mủ, thường xuyên chảy máu có thể là bạn đã mắc bệnh mụn rộp sinh dục do virus herpes gây ra.

Bệnh thường khiến cho môi của người nhiễm virus bỏng rát, ngứa ngáy, đau và tê khi xuất hiện các mụn nước và kết thành từng chùm trên nền da môi. Bệnh thường rất dễ lây lan khi bạn hôn môi hoặc quan hệ tình dục bằng miệng, dùng chung khăn mặt, son môi, mỹ phẩm… với người nhiễm bệnh.

2. Viêm môi dị ứng

Tình trạng môi bị viêm, dị ứng và sưng tấy cảnh báo bạn đang dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc hóa chất nào đó.

Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ để tiến hành xét nghiệm kiểm tra trong cơ thể xem các phản ứng của hormone Histamine trong máu để tiến hành điều trị hiệu quả.

3. Tình trạng nứt khóe môi

Nếu môi của bạn bị viêm, nứt và đau rát, khó chịu, chảy máu khiến người bệnh rách khóe môi khi há miệng quá to thì bạn cần phải đi thăm khám bác sĩ ngay.

Nứt khóe môi khiến người bệnh đau rát, dễ chảy máu và mất thẩm mỹ.

Vì đây có thể là dấu hiệu của loại bệnh mất quân bình các chất sinh tố trong cơ thể, nhất là thừ Vitamin A, thiếu hụt Vitamin B6 gây ra.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ

⇒ Do đó, khi bạn có những dấu hiệu bất thường ở môi thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa, gặp các bác sĩ để tham vấn ý kiến, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, tránh tự ý dùng thuốc gây nguy hại cho sức khỏe, khiến bệnh biến chứng nghiêm trọng.

II. Cách điều trị viêm môi dị ứng bạn cần nắm rõ

Khi nắm rõ các nguyên nhân gây tình trạng viêm môi dị ứng thì bệnh nhân có thể tích cực điều trị bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả:

1. Trường hợp thể cấp tính

Bác sĩ sẽ tiến hành bôi các loại kem làm mềm da, dưỡng ẩm cho da như các loại cream chứa nhiều vitamin E, nitrat bạc, kẽm oxyd.

Có thể bạn sẽ được chỉ định dùng thêm các chế phẩm có Steroid hoạt phổ nhẹ như: Fobancort, Chlorocide H, Fucicort… ngày 2 lần liên tiếp trong 2 tuần.

Ngoài ra, khi không có chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân không tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa. Đặc biệt là dùng Eumovate bôi môi vì đây là chế phẩm bôi da, nếu dùng cho môi có thể Eumovate sẽ gây bít tắt các tuyến nuôi dưỡng môi khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.

thăm khám bác sĩ
Nên thăm khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để điều trị chứng viêm môi dị ứng,

2. Trường hợp thể mạn tính

Các trường hợp mạn tính khiến cho bệnh trở nên dai dẳng thì bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị bằng laser helineon hoặc các loại thuốc tăng cường miễn dịch.

Các loại thuốc chứa Steroid hoạt phổ mạnh như Triderm, Protopic chỉ được bôi trong thời gian ngắn (khoảng 1 – 2 tuần đầu khi phát bệnh).

Các phản ứng mạn tính nhưng xuất hiện tình trạng viêm mạnh cần uống các đợt kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể tăng cường uống các loại Vitamin nhóm B, C, E… để bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng môi.

#Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị để giảm thiểu tác hại tối đa mà các dấu hiệu viêm môi dị ứng gây ra bằng những điều sau đây:

  • Cân đối chế độ ăn uống để được cung đầy đủ Vitamin nhóm B như các loại hạt ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, sữa…
  • Chống nắng và dưỡng ẩm cho môi bằng sản phẩm Vaselin hoặc các loại son dưỡng môi có chứa Vitamin và thành phần chống nắng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị tình trạng viêm môi dị ứng nhằm loại trừ hoàn toàn các dị nguyên hiệu quả.

Chúc bạn nhanh chóng bình phục!

Song Lam

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Chữa viêm môi dị ứng bong vảy theo cách của chuyên gia

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *