Chữa trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam là phương pháp được rất nhiều người áp dụng vì thuốc nam luôn an toàn và ít gây tác dụng phụ khi sử dụng. Đồng thời, nguyên liệu chữa bệnh rất dễ tìm kiếm, có thể mọc quanh nhà, thậm chí là thực phẩm dùng hàng ngày. Ngoài ra, với phương pháp này cũng không làm tốn kém nhiều chi phí. Vậy chữa trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam đó là những loại thuốc nào? Xin mời mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam
Cây thuốc nam thường là những loại cây quen thuộc, dễ tìm vì vậy được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam đơn giản và hiệu quả, mọi người có thể áp dụng ngay.
1/ Dùng củ cây ráy chữa bệnh tổ đỉa
Cây ráy là một loại cây mọc hoang, họ hàng với cây môn. Loại cây này không cao lắm có lá rất to. Trong y học thì cây ráy có tính hàn, vị nhạt, có độc. Vì vậy, khi tiếp xúc rất dễ bị ngứa da. Củ ráy được áp dụng để chữa một số bệnh thông thường như bị chốc lở, mụn nhọt, hạn chế các cơn đau do bệnh gout gây ra. Đặc biệt là được dùng để chữa bệnh tổ đỉa như đã nói ở trên.
Cách làm: Để chữa bệnh tổ đỉa bạn có thể dùng bộ phận tiếp giáp với củ, đem rửa sạch bụi bẩn thái nhỏ rồi giã nát cho vào nồi đun sôi với nước. Dùng nước này ngâm rửa vết thương khoảng 15 phút rồi để khô da. Kết hợp bôi thêm thuốc ngoài da để rút ngăn thời gian chữa trị bệnh.
2/ Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá mò trắng
Cây mò trắng hay còn gọi là cây bạch đồng nữ bần trắng, mấn trắng, vây trắng. Cây thuộc họ cỏ roi ngựa, cao khoảng 1,5m. Lá rộng hình trứng, phía cuống có hình giống trái tim, đầu nhọn. Cây mò trắng phân bố khắp nơi vì vậy cũng rất dễ tìm kiếm. Loại cây này có tác dụng điều trị các bệnh hạ huyết áp, các bệnh ngoài da, trị ghẻ, mụn nhọt, chốc lở đầu. Vì vậy, mà được nhiều người sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa.
Cách dùng như sau: Lấy khoảng 100g lá mò trắng tươi rồi đun với nước cho đến khi nước đặc lại. Đổ nước ra chậu rồi ngâm rửa vùng bị tổ đỉa. Ngâm khoảng 15 phút rồi để chân ráo nước và nên dùng thêm các loại kem bôi ngoài da chữa bệnh tổ đỉa để kết hợp chữa bệnh nhanh hơn.
3/ Lá móng tay chữa tổ đỉa hiệu quả
Lá móng tay hay còn có rất nhiều tên gọi khác như: Cây thuốc mọi, móng tay nhuộm, cây lá móng, tán mạt hoa. Loại cây này cao khoảng 3-4m, thân nhẵn, có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, hình trứng, 2 đầu bẹp. Có hoa màu trắng đỏ, nhỏ và thơm, mọc thành chùy ở phía đầu cành. Quả có hình cầu, bên trong có nhiều hạt nhỏ. Lá móng tay có một số tác dụng như chữa ghẻ lở hắc lào, chữa bế kinh, đau nhức cột sống hoặc chấn thương do té ngã.
Thực hiện: Lấy khoảng 100 gam lá móng tay rửa sạch, đem sắc với khoảng 1 lít nước. Lấy nước này ngâm rửa tay chân, vùng bị bệnh tổ đỉa. Mỗi ngày thực hiện ngâm hai lần, mỗi lần ngâm trong khoảng 20 phút. Nên thực hiện kiên trì để bệnh có thể thuyên giảm.
4/ Lá trầu không kết hợp rau răm chữa tổ đỉa
Nguyên liệu:
- Lá trầu không
- Lá rau răm
Cách làm:
Lấy lá trầu không và lá rau răm rửa sạch rồi đem sắc với nước. Lấy nước này ngâm rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa khoảng 15 phút. Phần bã rau răm và trầu không thì bạn dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Sau khi thực hiện xong có thể bôi thêm thuốc để vết thương nhanh khỏi hơn.
Thắc mắc được nhiều người tìm hiểu: Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?
5/ Chữa bệnh tổ đỉa bằng dây chìa vôi
Cây chìa vôi là loại cây dây leo, lá có hình trái tim. Cây chìa vôi có một số công dụng như chữa thoát vị đĩa đệm, phong thấp, đau nhức xương khớp. Đồng thời chữa bệnh tổ đỉa rất hiệu quả.
Lấy lá chìa vôi rửa sạch, giã nát với một ít muối rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Hoặc có thể áp dụng theo cách lấy cả dây đem về bỏ phần mắt, lấy phần ống cắt ngắn, phơi khô, đem sao vàng hạ thổ. Mỗi lần lấy 150 gam chìa vôi đã sao vàng hạ thổ cho vào nước sắc lên với lửa nhỏ. Dùng nước này uống trong ngày, đặc biệt là nên hứng sương qua đêm, sáng uống hết chén thuốc sẽ có tác dụng hơn. Dùng liên tục trong khoảng 5-7 ngày.
⇒ Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì bệnh mới có thể thuyên giảm. Đồng thời, chú ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt tránh các tác nhân gây bệnh để tránh bệnh nặng thêm nhé mọi người. Trong quá trình áp dụng cách làm này có thể bôi thêm thuốc mỡ, thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!