Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay và chân

Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh ngoài da thường hay gặp, và cũng là một dạng của bệnh viêm da cơ địa. Khi mắc bệnh tổ đỉa thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc hàng ngày. Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở những vị trí như ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, gót bàn chân và mu bàn chân. Vậy bệnh tổ đỉa do đâu gây nên? Làm thế nào để chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân hiệu quả nhất? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua một số thông tin cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay và chân đơn giản dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay và chân

Khi mắc bệnh tổ đỉa thường có một số dấu hiệu như: Ngứa da, nổi các mụn nước nhỏ, càng gãi càng ngứa. Đặc biệt là vào ban đêm. Thông thường đối với những bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây bao gồm: Thuốc dung dịch, sử dụng thuốc mỡ, sử dụng thuốc uống, cụ thể như sau:

huong-dan-cach-chua-benh-to-dia-o-tay-va-chan1

♦  Sử dụng sung dịch: Bạn có thể sử dụng một số dung dịch để giúp da khô hơn và cải thiện da. Dung dịch được chỉ định sử dụng như: Jarish hoặc dung dịch xanh metylen.

♦ Sử dụng thuốc mỡ: Một số loại thuốc mỡ thường dùng trong trường hợp bị bệnh tổ đỉa ở tay và chân như: eumovate, dermovate, flucinar. Những loại thuốc mỡ bôi ngoài da này có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc giúp làm ẩm da, mềm da như: Cleanser, cetaphyl, physiogel.

♦ Thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa: Khi mắc bệnh tổ đỉa, việc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp khô da. Còn việc uống thuốc kháng sinh giúp chữa bệnh từ bên trong cơ thể. Giúp trạng thái nhiễm khuẩn, tiêu sưng, tiêu viêm giảm nhanh chóng. Một số thuốc kháng sinh bệnh nhân nên dùng như: loratadin, citirizin, telfast

Với những loại thuốc tây này có ưu điểm là giúp những triệu chứng của bệnh tỏ đỉa ở tay và chân giảm đi nhanh chóng. Nhưng nhược điểm là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngoài những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc tây y nói trên. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền một số phương pháp chữa bệnh bằng thuốc đông y lành tính và chữa bệnh bằng thuốc nam như: Sử dụng lá đào, lá lốt, lá trầu không.

⇒ Trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa ở tay và chân, người bệnh cần lưu ý những gì để bệnh nhanh khỏi nhất?

Khi mắc bệnh tổ đỉa bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như thuốc uống kháng sinh, thuốc bôi. Để bệnh nhanh khỏi, bệnh nhân cần tuân thủ lịch trình uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Đồng thời, cần lưu ý đến chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để bệnh nhanh khỏi nhất. Dưới đây là một số điều cần lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa.

huong-dan-cach-chua-benh-to-dia-o-tay-va-chan2

+ Tuyệt đối không được chọc lể các mụn nước, bóc các lớp vảy bị bong tróc.

+ Khi rửa tay chân nên nhẹ nhàng, không nên cào gãi quá mạnh. Vì sẽ làm xây xước các mụn nước gây nhiễm trùng nguy hiểm.

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như xăng dầu, hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa.

+ Khi rửa chén bát, giặt quần áo, hoặc tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì nên đeo găng tay.

+ Giữ gìn tay chân sạch sẽ, khô thoáng, cắt móng tay, móng chân.

+ Trong quá trình chữa bệnh nên kiêng các loại thực phẩm có tính nhiệt cao như thịt trâu, thịt chó.

+ Kiêng các món ăn có vị tanh như tôm cua, cá chạch. Vì những món ăn sẽ khiến cơ thể dể bị nổi mề đay, mẩn ngứa khiến bệnh nặng nề hơn.

+ Không nên ăn các món ăn có chứa các gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, ngũ vị hương, mù tạt.

+ Những món ăn chứa nhiều đường, muối rất dễ gây kích thích phản ứng viêm tấy trên da. Chính vì vậy, đây cũng là những món ăn nên hạn chế.

+ Nên kiêng các chất kích thích, rượu  bia, nước ngọt có ga.

+ Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và củ quả.

+ Chú ý nên uống nhiều nước để tránh bị khô da và thanh lọc cơ thể.

Cập nhật lúc 00:37 - 12/04/2019

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay và chân

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *