Chàm môi có chữa được không, có chữa hết không?

Chào bác sĩ! Cho em hỏi bệnh chàm môi có chữa được không, có chữa hết không? Em bị chàm môi cả 3 tuần nay. Thật sự căn bệnh này nó làm cho cảm thấy mệt mỏi và bất tiện vô cùng. Khó ăn, khó nói, làm cản trở mọi sinh hoạt. Em đã dùng một số loại thuốc Tây cũng như sử dụng các loại thuốc nam để chữa bệnh. Đến nay bệnh cũng đã thuyên giảm được chút ít. Nhưng không biết nó có thể tái phát lại không? Em lo lắng lắm, vì chàm môi thật sự thật phiền phức. Vậy nên, bác sĩ có thể tư vấn cho em vấn đề chàm môi có chữa được không, có chữa hết không? Mong bác sĩ trả lời càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

(Thanh Ngân – Cai Lậy – Tiền Giang)

1/ Khổ sở vì bệnh chàm môi

Chào bạn! Chàm môi là một trong những căn bệnh ngoài da phổ biến, là tình trạng vùng da ở môi bị viêm với những dấu hiệu như môi đỏ, khô và lan rộng. Bạn có thể mắc phải bệnh chàm môi do viêm da dị ứng hoặc do tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh như: Do chất tẩy rửa trong gia đình, khu công nghiệp, dầu gội hoặc mỹ phẩm làm đẹp. Hở vết thương do cọ xát, gãi. Cũng có thể do cơ thể mắc phải một số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố.

cham-moi-co-chua-duoc-khong-co-chua-het-khong1

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, tuy nhiên chàm môi là loại chàm gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ của người bệnh nhiều nhất. Vì môi chính là mặt tiền, những vết lở loét ở môi sẽ khiến mọi người chú ý đầu tiên. Chính vì vậy, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Ảnh hưởng đến công việc và sa sút chất lượng công việc. Không những vậy, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

2/ Chàm môi có chữa được không, có chữa hết không?

Như đã nói ở trên, bệnh chàm môi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh thì có thể chữa khỏi bệnh. Có thể nói, nếu tìm ra nguyên nhân gây bệnh và sử dụng đúng thuốc thì bệnh chàm môi sẽ được chữa khỏi. Tuy nhiên, sau khi hết bệnh nếu bạn không thực hiện kiêng cữ cũng như sinh hoạt khoa học đúng cách thì bệnh chàm môi lại có thể tái phát.

cham-moi-co-chua-duoc-khong-co-chua-het-khong2

Lời khuyên cho người mắc bệnh chàm môi: Muốn chữa khỏi bệnh chàm môi thì điều đầu tiên đó là phải xác định đúng căn nguyên gây ra bệnh. Tuyệt đối, không được áp dụng các phương pháp chữa bệnh nếu chưa rõ nguyên nhân. Vì điều này có thể khiến cơ thể bạn bị mắc bệnh nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để điều trị bệnh mà lại không thể giải quyết vấn đề.

3/ Cần làm gì để bệnh chàm không bị tái phát

Trong quá trình điều trị bệnh chàm môi, và sau khi điều trị xong. Để bệnh nhanh khỏi cũng như tránh tái phát lại. Người bệnh cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống như sau:

cham-moi-co-chua-duoc-khong-co-chua-het-khong3

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ cho da khô thoáng và mềm mại.

+ Nên chọn quần áo với chất liệu thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.

+ Khi mắc bệnh tránh gãi ngứa nhiều vì có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm.

+ Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoids.

+ Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như không khí bị ô nhiễm, hóa chất sinh hoạt, mỹ phẩm.

+ Tránh sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ đột ngột.

+ Chú ý đến một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, nhộng tằm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh chàm môi, mong rằng sẽ giúp ích được cho mọi người trong quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả hơn. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt!

Cập nhật lúc 00:37 - 12/04/2019

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Chàm môi có chữa được không, có chữa hết không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *