Dị ứng da ở trẻ em và cách xử lý đúng đắn

Dị ứng da là triệu chứng thường gặp ở nhiều người hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần phải có biện pháp khắc phục đúng đắn để nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Sau đây chuyên mục xin chia sẻ bài viết dị ứng da ở trẻ em và cách xử lý hiệu quả nhất bạn nên tham khảo

trẻ bị dị ứng
Trẻ bị dị ứng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Dị ứng da ở trẻ em là gì?

Ở trẻ em hệ thống miễn dịch còn rất yếu chưa hoàn chỉnh nên chưa có khả năng chống chọi lại hết tất cả các tác nhân nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn… tấn công. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ trở nên yếu đi, mệt mỏi, da khô rát, xù xì ngứa và viêm đỏ….

Theo các nhà khoa học, dị ứng da không phải là căn bệnh mà đây là một triệu chứng về da liễu. Tuy chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng mà chúng gây ra lại khiến cho trẻ có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lí và sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt hơn, tình trạng da bị ngứa nếu không có biện pháp xử lí sẽ làm cho trẻ cào gãi, chà xát làm tổn thương cho da gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Do vậy, khi gặp phải tình trạng dị ứng da, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này, bạn chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn dưới đây sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên một cách nhanh nhất.

Trẻ bị dị ứng nguyên nhân do đâu

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây dị ứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em như:

1. Dị ứng thời tiết

Sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe mọi người. Dị ứng là một trong những hậu quả do thời tiết thay đổi mà trẻ em mắc phải.

Vào những ngày lạnh, có mưa hay ẩm ướt, nấm mốc phát triển, sinh ra nhiều mạt bụi, côn trùng, làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Đồng thời lúc này cơ thể cũng sản sinh ra nhiều histamin ức chế miễn dịch, gây ngứa ngáy, dị ứng, mề đay.

Với tính chất hay vận động, chạy nhảy thì vào những ngày nóng bức, hanh khô, trẻ càng đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng ẩm ướt khiến trẻ bị ngứa ngáy, dị ứng.

2. Tiếp xúc với chất gây dị ứng

trẻ em bị dị ứng da
Lông thú rất dễ khiến trẻ bị dị ứng da

Trẻ con có thói quen rất thích chạm vào tất cả mọi thứ. Điều này vô tình gây ra không ích tác hại cho trẻ. Mặc dù việc tiếp xúc với động vật sẽ làm trẻ yêu thiên nhiên, thân thiện hơn. Tuy nhiên, lông thú nuôi lại là tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Một số trẻ bị dị ứng nặng có thể mắc phải viêm mũi mãn tính.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với phấn hoa cũng gây dị ứng cho trẻ. Trẻ bị dị ứng phấn hoa thường hay chảy nước mắt, mí mắt sưng, tổn thương niêm mạc.

3. Bị côn trùng đốt

Người lớn một khi bị côn trùng đốt đã rất khó chịu và mệt mỏi, thì nói chi đến việc trẻ em cũng mắc phải. Trẻ con rất thích chơi ở những nơi có nhiều cây cối, hoa lá, bụi rậm. Đây là những nơi tập trung khá nhiều côn trùng như ong, kiến, muỗi, rết,… Khị bị côn trùng đốt, trẻ sẽ ngứa ngáy, dị ứng, nổi mề đay,…

4. Dị ứng do thực phẩm

dị ứng ở trẻ em
Đậu phộng dễ gây dị ứng cho trẻ

Mỗi năm không biết đã xử lý bao nhiêu trường hợp dị ứng ở trẻ em cũng do thực phẩm mà ra. Sẽ rất khó khăn cho phụ huynh khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, vì có khá nhiều thực phẩm cần phải tránh, nếu không sẽ gây ra dị ứng.

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ như: đậu phộng, trứng, sữa, hải sản, các loại hạt,..

5. Dị ứng với thuốc

Dị ứng thuốc là trường hợp rất phổ biến, thậm chí đã từng có trẻ suýt chết vì dị ứng thuốc mà ra. Thông thường, trẻ em sẽ bị dị ứng nhiều nhất với kháng sinh và các thuốc giảm đau, hạ sốt. Mức độ dị ứng sẽ phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và độ tuổi.

6. Trẻ mắc một số bệnh lý

Trẻ mắc một số bệnh lý cũng là căn nguyên gây ra dị ứng. Trong đó, hen suyễn là một trường hợp điển hình. Hen suyễn khiến trẻ khó thở, ho, viêm phổi, tức ngực.

Bạn có biết, khi trẻ bị loét dạ dày thì nguy cơ dị ứng cũng rất cao. Khi bị loét dạ dày, trẻ sẽ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sụt cân.

7. Trẻ mắc bệnh viêm da, nấm da

Viêm da hay nấm da sẽ khiến bị trẻ bị tổn thương, khả năng bị dị ứng rất cao. Các chất kích thích từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây ra hiện tượng dị ứng. Trẻ bị khô da, ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban.

Biểu hiện nhận biết dị ứng ở trẻ em

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị dị ứng thông qua các triệu chứng như:

  • Dấu hiệu trên da 

+ Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay

+ Phát ban đỏ, sưng và đau

  • Dấu hiệu đường hô hấp 

+ Trẻ hay ngoáy mũi, mũi của trẻ bị ngạt

+ Trẻ hắt hơi thường xuyên, chảy nước mũi

+ Trẻ dùng miệng để thở

+ Trẻ bị ho khan dai dẳng , khó thở, thở khò khè

+ Trẻ bị cảm lạnh trong thời gian dài

  • Dấu hiệu ở mắt 

+ Trẻ thường xuyên chảy nước mắt

+ Trẻ hay đưa tay dụi mắt

+ Mắt trẻ xuất hiện các mạch máu đỏ

+ Vùng da dưới mắt sẫm màu

dị ứng ở trẻ nhỏ
Thông qua nhiều dấu hiệu bên ngoài, cha mẹ biết trẻ bị dị ứng
  • Dấu hiệu hệ tiêu hóa 

+ Đau bụng

+ Đầy hơi

+ Tiêu chảy

  • Dấu hiệu tuần hoàn máu

+ Huyết áp sụt

+ Da xanh xao, nhột nhạt

+ Trẻ chóng mặt, choáng váng

+ Mất ý thức, động kinh, ngất xỉu

Hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi bị dị ứng da

1. Vệ sinh cơ thể cho trẻ

Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến da trẻ bị dị ứng là do trẻ ít được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Hiện tượng này thường gặp vào mùa hè mỗi khi trời nắng nóng nắng, trẻ hoạt động nhiều sẽ tiết ra nhiều mồ hôi nếu không được tắm rửa sạch, lúc này các vi khuẩn gây sẽ tấn công vào vùng da của bé và gây ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu trên da.Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn cần phải vệ sinh sạch làn da của trẻ mỗi ngày bằng nước ấm.

chống dị ứng ở trẻ em
Da sạch sẽ giúp trẻ tránh được vi khuẩn, chống dị ứng

Trong khi tắm, mẹ chỉ nên xối nước, thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, tránh xát mạnh tay. Để tốt hơn các mẹ nên dùng các loại thảo dược như là chè, lá khế, lá lốt, khổ qua rừng… nấu lấy nước tắm cho trẻ, giúp kháng khuẩn, kháng viêm ngăn ngừa các tác động xấu từ môi trường bên ngoài xâm nhập. Lưu ý khi tắm rửa cho trẻ cần dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ, nước nóng quá sẽ gây khô da.

2. Làm giảm cơn ngứa do dị ứng gây ra:

Các loại thảo dược thường dùng như: Ngải cứu, lá bạc hà, lá khế, lá kinh giới… Có thể đem sao nóng khi đang còn tươi rồi đem bọc khăn mỏng và chườm vào vùng da bị ngứa, dị ứng ở trẻ. Nhiệt độ và tinh dầu bay hơi của các loại thảo dược này sẽ giúp làm giảm ngứa một cách tích cực.

Hoặc ngoài cách làm trên bạn cũng có thể dùng 1-2 viên đá nhỏ cho vào khăn sạch, khô sau đó chờm trực tiếp lên da bé để làm giảm tình trạng ngứa da do bệnh gây ra.

3. Chế độ ăn uống đúng đắn:

Đối với những trẻ thường hay bị dị ứng với các thành phần có trong sữa hoặc các loại thức ăn như: Hải sản tôm, cua, mực, nghiêu, sò, thịt bò, thịt gà, trứng gà… thì các mẹ nên theo dõi và hạn chế không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dị ứng ngay trong lúc này nhé. Thay vào đó, bạn nên bổ sung cho bé các loại rau củ quả tươi chứa hàm lượng vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tật.

điều trị dị ứng da ở trẻ em
Cho trẻ ăn uống đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tốt, loại bỏ thực phẩm dị ứng

Đặc biệt, nên cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng thiếu nước làm khô da. Thay vì uống nhiều nước lọc bé cảm thấy ngán thì bạn có thể cho bé uống các loại nước ép từ cam, cà chua, dâu… rất tốt cho tình trạng bệnh của bé.

4. Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát:

Một chỗ ngủ bị ô nhiễm, bụi bẩn, chăn, mùng, mền, gối lâu ngày không giặt, luôn bị ẩm ướt… điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại tấn công và gây bệnh trên da trẻ. Vì vậy, để đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng cho bé, các mẹ nên thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ cho bé, giặt khăn, mềnh, mùng, vỏ gối sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

5. Không cho bé tiếp xúc với các dị nguyên:

Một số chất có thể làm cho da trẻ bị dị ứng như: Khói bụi, nguồn nước bị ô nhiễm, đồ chơi, thú nhồi bông, xe đẩy,  lông thú vật, các loại sữa tắm, nước tẩy rửa hoặc thời tiết bất thường ( nóng chuyển sang lạnh)….nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc để tránh tình trạng gây kích ứng cho làn da của bé.

6. Trang phục phù hợp cho trẻ:

trị dị ứng da ở trẻ
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng

Chất liệu quần áo cũng nên được chú ý, những loại vải có chất liệu mềm, khô thoáng và đặc biệt phải rộng rãi là lí  tưởng nhất cho trẻ bị dị ứng da.

Lưu ý: Một số loại vải như nilong, vải len, dệt kim, trang phục quá chật chội, bó sát…. các mẹ không nên cho trẻ mặc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu trên da bé, khiến trẻ có cảm giác ngứa và gãi nhiều hơn.

Cách phòng tránh dị ứng ở trẻ em

Phòng bệnh vẫn tốt và an toàn hơn chữa bệnh. Do đó, phòng tránh cho trẻ trước những nguy cơ dị ứng là điều cấp bách và cần thiết. Hãy phòng tránh dị ứng ở trẻ em bằng các cách sau đây:

1. Cẩn thận với thức ăn cho trẻ

Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý các tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc biết con mình dị ứng với các thực phẩm đó. Điều lưu ý nữa là bạn cần tìm hiểu thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng của thực phẩm. Một số phụ gia hay sản phẩm hết hạn sử dụng đều có thể gây dị ứng cho trẻ.

Trong quá trình  ăn uống của trẻ, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thì bạn cần ghi nhớ thực phẩm ấy và tránh cho trẻ tiếp xúc lại.

2. Thận trọng khi sử dụng với thuốc cho trẻ

khắc phục dị ứng da ở trẻ
Sử dụng thuốc bừa bãi gây nguy hiểm tính mạng của trẻ

Khi trẻ có bất cứ một vấn đề gì về sức khỏe thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc nếu không biết rõ nguồn gốc, cơ chế của nó. Bác sĩ có chuyên môn sẽ khám, chữa thích hợp cho trẻ. Sử dụng thuốc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc có bất cứ gì bất thường nên báo ngay cho bác sĩ điều trị.

3. Bảo vệ trẻ trước môi trường

Tránh cho trẻ ra nắng trong nhiều giờ liền hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá mạnh. Khi ra ngoài nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, đội nón, mang khẩu trang, kính râm. Vào những ngày lạnh phải giữ ấm cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo dài tay, mang tất, quàng khăn len.

Bên cạnh đó, cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc với lông thú nuôi. Cho trẻ vui chơi ở những nơi thông thoáng, không khí trong lành.

4. Cải thiện chế độ ăn uống của trẻ

Trong chế độ ăn uống của trẻ cần bổ sung thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng như thực phẩm giàu vitamin C, A, D, E,… thực phẩm giàu omega-3,… Bổ sung đủ nước cho trẻ cũng rất cần thiết.

⇒ CẢNH BÁO:

Đối với những trường hợp trẻ bị dị ứng da do mắc phải các bệnh lí bên trong cơ thể hoặc các bệnh viêm nhiễm về da mà chúng ta chưa biết, các mẹ cần chú ý sau khi thực hiện tốt 6 biện pháp trên nhưng tình trạng da vẫn ngứa, nổi mẩn đỏ và khô ráp càng lúc càng tăng và kéo dài trong nhiều ngày thì các mẹ cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế để các bác sĩ khám và điều trị bệnh thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc chữa dị ứng bằng cách bôi ngoài da, thuốc uống cho trẻ dùng mà không hỏi ý kiến bác sĩ sẽ gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé.

THÔNG TIN CẦN NẮM:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:54 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Bình luận (0)

Dị ứng da ở trẻ em và cách xử lý đúng đắn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *