Tình trạng dị ứng máy lạnh không phải là hiếm gặp, hiện tượng này khiến cho người bệnh xuất hiện nhiều tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và các tình trạng ngoài da thường gặp.
Để tìm hiểu về những thông tin khiến bạn dị ứng máy lạnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp, khắc phục hiệu quả chứng ngứa ngáy hoặc các trường gặp rắc rối do máy lạnh gây ra.
I. Những điều cần biết về dị ứng máy lạnh
Ngày nay, với việc khí hậu ngày càng nóng lên và kỹ thuật công nghệ càng phát triển nên nhu cầu về đời sống vật chất của con người cũng được tăng cao.
Hầu như những nhà nào có điều kiện sẽ tự trang bị cho mình ít nhất là một máy lạnh để giải nhiệt, còn các công ty hoặc văn phòng đều phải có máy lạnh để đảm bảo hiệu suất làm việc thật tốt.
Tuy nhiên, cũng có một số người do cơ địa nhạy cảm nên xuất hiện các tình trạng gây ngứa ngáy, khô da và nổi mẩn.
Đọc thêm: Người bị dị ứng cơ địa nên ăn gì và kiêng gì để khắc phục?
1. Những nguyên nhân gây dị ứng máy lạnh
Đa số những người bị dị ứng máy lạnh, ngoài bị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp thì lại gặp những triệu chứng ngoài da gây ngứa ngáy khó chịu.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng dị ứng này là do đặc tính của môi trường mà máy lạnh tạo ra thường là lạnh khô khiến cho da dễ bị mất nước, gây khô và nứt nẻ, nhiều người lại không biết cách chăm sóc da khiến tình trạng này ngày càng nặng hơn, gây nổi mụn đỏ và triệu chứng mẩn ngứa khiến họ phải gãi liên tục gây xây xát, nhiễm trùng.
Yếu tố lạnh từ máy điều hòa nhiệt độ gây kích thích chênh lệch thân nhiệt quá lớn so với môi trường bên ngoài, nhiệt độ tay chân thấp hơn thân mình… dễ gây nên những bất lợi cho sức khỏe, tình trạng sốc nhiệt dễ xảy ra khiến bạn có nguy cơ bị tai biến khi ra khỏi phòng. Nhất là ở những người bị thiếu máu não hoặc huyết áp thấp…
Nhiệt độ thấp khiến cho các mô cơ, mạch máu bị co lại khiến các cơ quan của cơ thể không đủ máu và oxy để nuôi dưỡng gây đau cơ, nhức khớp, đau mỏi cổ gáy, đau lưng. Nhất là những người ngồi ở vị trí có máy lạnh “xả” trực tiếp vào những vị trí nhạt cảm như đầu, cổ, gáy, mặt…
Hơn nữa, khi ngồi phòng máy lạnh thì các ion có điện tích âm (Được ví như các vitamin trong không khí rất có lợi cho sức khỏe) hầu như biến mất khiến bạn dễ lâm vào tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…
Bên cạnh đó, việc ngồi điều hòa lâu dài dễ gây nên tình trạng suy giảm khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài của cơ thể, lâu dần làm giảm sức đề kháng. Nên khi thời tiết thay đổi hoặc gặp các tác nhân bất lợi thì rất dễ gây các vấn đề dị ứng.
Ngoài ra, không khí trong máy điều hòa cũng là nơi cư trú lý tưởng của hàng triệu, hàng tỷ vi khuẩn, nấm mốc dễ gây các tình trạng bệnh về đường hô hấp, da liễu…
2. Các triệu chứng của tình trạng dị ứng máy lạnh
Khi gặp tình trạng dị ứng máy lạnh, nhiều người có những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe khi tiếp xúc với không khí máy lạnh:
- Các chứng bệnh về da: Da bị mất nước gây khô da, da đàn hồi kém, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc các dị nguyên gây kích ứng cơ thể làm xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa và rát da…
- Dấu hiệu bất ổn về đường hô hấp: Tình trạng dị ứng do ngồi máy lạnh trong thời gian dài khiến cho hệ hô hấp gặp “trục trặc” như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản… cấp tính và mạn tính. Khiến cho hầu họng bị khô, nghẹt, hen phế quản…
- Các bệnh lý xương khớp: Ngồi máy lạnh thường xuyên khiến cho bản thân người bệnh gặp các bệnh lý về xương khớp như đau lưng, tê mỏi vai gáy, đau nhức tay chân, thoái hóa cột sống…
- Các chứng bệnh về thần kinh: Người bệnh thường suy nhược cơ thể như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, căng thẳng, dễ cáu gắt, mất ngủ, chất lượng cuộc sống suy giảm… thậm chó là gặp các chứng bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, thiếu máu não, tâm thần phân liệt, thậm chí là đột quỵ…
Do đó, cần phải có những biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng dị ứng máy lạnh để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do ngồi điều hòa gây ra.
II. Những biện pháp phòng ngừa dị ứng máy lạnh bạn nên biết
Để tránh được những biến chứng, nguy hại cho sức khỏe và hạn chế tình trạng dị ứng máy lạnh, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin được chia sẻ ngay bên dưới đây:
- Khi dùng máy lạnh, bạn cần nên mở cửa vào một khoảng thời gian tâm 10 – 15 phút để không khí lưu thông, thay mới đổi cũ. Bạn nên bật chế độ thông gió cũng như làm sạch máy lạnh định kỳ.
- Nên cố gắng giữ nhiệt độ trong phòng không chênh lệch quá 5 độ so với môi trường bên ngoài. Khi chuẩn bị ra khỏi phòng, bạn cần khởi động cơ thể vài phút để các cơ thư giãn và có thời gian chuẩn bị thích ứng với nhiệt dộ môi trường bên ngoài.
- Nếu ngồi lâu trong môi trường máy lạnh thì nên uống nhiều nước ấm và đặt cây xanh để cung cấp không khí cần thiết cho môi trường làm việc.
- Tránh không để cho luồng gió máy lạnh thổi trực tiếp vào người, nhất là vùng gáy và đầu. Nên để hướng gió chếch sang một bên hoặc phí trên và điều chỉnh tốc độ gió vừa phải.
- Không hút thuốc trong phòng lạnh, cần giữ gìn vệ sinh phòng thường xuyên để ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của vi sinh vật có hại cho sức khỏe và hệ hô hấp.
- Nên dùng thêm kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da cũng như phòng tránh các bệnh lý về da liễu.
- Nên mặc ấm, giữ cho hai bàn chân và vùng cổ không bị lạnh. Nên dùng thêm các loại đồ ăn, thức uống có tính ấm như kẹo hoặc trà gừng, ô mai chua… để đề phòng nhiễm lạnh.
- Thỉnh thoàng nên xoa nóng hai bên vành tai, đan bàn tay lại và chà xát vùng vai gáy cho ấm lên, hít thở tự nhiên và thư giãn tinh thân để tăng khả năng đề kháng khi ngồi máy lạnh.
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn độc giả có những thông tin hữu ích để tham khảo, đưa ra được biện pháp phù hợp để tránh dị ứng máy lạnh và những biến chứng nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
Đường Phong
Độc giả có thể tìm hiểu thêm:
XEM THÊM
Em bị dị ứng lạnh mỗi lần về mùa đông hay là ngồi điều hoà lạnh là em bị ngứa và sưng môi và bị ngứa nổi mề đay ở mặt với tay. Theo bác sĩ cho em hỏi cách khắc phục thế nào ạ
em bị dị ứng lạnh ,cứ lạnh là nổi mề đay và rất ngứa, ở sài gòn tới bệnh viện nào là tốt nhất, xin tư vấn giúp
Em bị dị ứng lạnh mỗi lần về mùa đông hay là ngồi điều hoà lạnh là em bị ngứa và sưng môi và bị ngứa nổi mề đay ở mặt với tay. Theo bác sĩ cho em hỏi cách khắc phục thế nào ạ