Nghe có vẻ khá lạ lùng nhưng việc dị ứng ánh nắng mặt trời cũng tương tự như tình trạng dị ứng bơ, lạc hoặc dị ứng hải sản khiến người bệnh ửng đỏ, đau rát, ngứa ngáy da, nổi mẩn đỏ và sưng tấy…
Ánh nắng rất cần thiết đối với sự sống, nhưng càng ngày do không khí ô nhiễm, cấu trúc gen con người biến đổi nên rất nhiều người bị dị ứng ánh nắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bệnh nhân.
I. Tại sao bị dị ứng ánh nắng mặt trời?
Tình trạng dị ứng ánh nắng là phản xạ của hệ miễn dịch trước những bức xạ của mặt trời, tình trạng này xảy ra ở cấp độ tế bào dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Các tế bào lúc này bị biến đổi, hệ miễn dịch xem những tế bào này là những dị nguyên gây hại xâm nhập vào cơ thể nên sản sinh phòng tuyến bảo vệ, từ đó gây các phản ứng như phát ban, sưng đỏ da, nổi mụn nước… và thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng tia cực tím chính là thủ phạm hàng đầu khiến bạn và tế bào khi tiếp xúc bị tổn thương và biến đổi các protein trong nó. Nếu hệ miễn dịch của bạn phản ứng càng mạnh thì vùng da bị ảnh hưởng càng có những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, khi bạn dùng một số loại hóa chất như thuốc điều trị ung thư, dầu gội, kem dưỡng da có các thành phần tăng tính nhạy cảm ánh sáng sẽ khiến da xuất hiện tình trạng dị ứng ánh nắng mặt trời.
Đọc thêm: Bật mí những cách chữa dị ứng bằng đông y đơn giản
II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng ánh nắng
Theo Giáo sư chuyên khoa da liễu Debby Herbenick của Đại học Indiana, Hoa kỳ cho biết, dị ứng với ánh nắng mặt trời có thể được phân làm 4 loại sau đây:
- Nổi ban đa hình: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng dị ứng ánh nắng. Các mẩn ngứa, nổi sần thường màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ. Những dấu hiệu này sẽ biến mất nếu không tiếp xúc với ánh nắng. Người bị triệu chứng này thường thấy vào mùa thu, thời tiết hanh khô.
- Ngứa sần quang hóa: Triệu chứng này là loại hình dị ứng với ánh nắng hay gặp ở trẻ em. Hiện tượng này khiến cho da xuất hiện những mảng sần, ngứa, lan rộng sang các vùng da khác, kể cả nơi không tiếp xúc với ánh nắng. Những vết sần sau khi được chữa khỏi sẽ có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Viêm da quang hóa: Đây là biểu hiện của tình trạng dị ứng ánh nắng trên bề mặt da bằng những mảng sần, gây ngứa ngáy. Vị trí da bị tổn thương thường là ở khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mặt, đầu, cổ, cánh tay, mu bàn chân…. Những dấu hiệu của viêm da quang hóa khá tương đồng với viêm da tiếp xúc nên thường bị nhầm lẫn và điều trị sai.
- Nổi mề đay: Đây là hiện tượng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ sau khi chỉ vừa tiếp xúc với ánh nắng trong vài phút. Trên da sẽ nổi phát ban, mụn nước và gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này thông thường xuất hiện ở những người trung niên và hết khi không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
III. Nên làm gì khi bị dị ứng ánh nắng mặt trời?
Khi bị dị ứng với ánh nắng mặt trời, việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng rất quan trọng, do đó chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình để không gây những hậu quả xấu, khiến cho da đứng trước nguy cơ bị ung thư:
1. Điều trị
Điều trị tình trạng dị ứng do ánh nắng mặt trời gồm sử dụng thuốc bôi ngoài da nhóm Corticoide hoặc thuốc uống kháng histamin khi có triệu chứng nổi mẩn ngứa do dị ứng với ánh nắng.
2. Phòng ngừa
Bên cạnh việc điều trị thì phòng ngừa cũng là biện pháp rất quan trọng để tránh tình trạng ánh nắng gây hại cho làn da:
#Chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp
Do cơ địa của bạn có thể bị dị ứng với một số loại kem chống nắng nên cần phải chọn loại kem chiết xuất thiên nhiên, chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15 để ngăn cản tia UVA và UVB.
#Tránh ra ngoài vào giờ nắng gắt
Thời điểm nắng bắt đầu gắt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, bạn nên hạn chế ra đường vào khung giờ này. Khi ra đường, nên dùng kính râm, mặc áo chống nắng dài tay, đội mỹ rộng vành… để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng.
#Chú ý đến các mỹ phẩm
Người bị dị ứng ánh nắng cần chú ý đến các mỹ phẩm, nước hoa, các chất tẩy rửa… có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên để giảm nhẹ tình trạng dị ứng ánh nắng mặt trời.
⇒ Việc điều trị và phòng ngừa dị ứng ánh nắng đối với người có cơ địa mẫn cảm với mặt trời rất quan trọng. Do đó chúng ta cần phải biết cách điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đỗ Phong
Độc giả tìm hiểu thêm:
XEM THÊM
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!