Bạn Trần Thị Như Quỳnh có hỏi: Em bị dị ứng với thịt bò nên làm gì đây bác sĩ? Tình hình là em không biết vì lí do gì, dạo gần đây mỗi khi ăn thịt bò vào được 1-2 tiếng đồng hồ sau đó là thấy có những triệu chứng bất thường xuất hiện như ngứa ngoài da (tại mặt, tay, chân, cổ, bụng… ) kèm theo chứng sưng đỏ, tấy rát. Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong thời gian 24-48 tiếng sau đó tự khắc biến mất. Qua tìm hiểu, được biết triệu chứng em đang gặp phải là do bị dị ứng với thức ăn. Cụ thể là thịt bò. Điều này cũng khiến em băn khoăn, lo lắng không biết dị ứng thịt bò phải làm sao khỏi hẳn được ạ. Rất mong bác sĩ tư vấn giùm em.
( Gmail: Nhuquynh2408@gmail.com)
Chào bạn Như Quỳnh!
Trước tiên thay mặt cho ban biên tập chuyên trang chuatrimedaymanngua.com cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của bạn. Về phần câu hỏi của bạn “bị dị ứng với thịt bò nên làm gì ” sẽ được bác sĩ Đỗ Văn Thành chuyên khám và điều trị các bệnh da liễu tại Hà Nội giải đáp như sau:
Bị dị ứng với thịt bò nên làm gì ?
Thịt bò được biết đến là loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein dồi dào, cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cơ thể con người. Trong 100g thịt bò có tới 28g protein cùng rất nhiều vitamin B12, B6, khoáng chất cacnitin , kali, kẽm, magie, sắt…. Đồng thời, khi bổ sung 100g thịt bò này sẽ cung cấp 280kcal năng lượng (gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác). Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, trong 28g protein từ thịt bò sẽ có những loại protein lạ, khi đưa trực tiếp vào bên trong cơ thể sẽ không hấp thu mà còn tạo ra các kháng thể tiêu diệt chất lạ xâm nhập.
Quá trình này làm cho cơ thể sản sinh ra các chất trung gian histamin (là loại chất gây ra các triệu chứng dị ứng). Biểu hiện bên ngoài như: ngứa ngoài da, nổi mẩn đỏ, sưng phù niêm mạc ( mắt, môi, lưỡi ..), tiêu chảy, tụt huyết áp, suy hô hấp. Đặc biệt có những trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp dẫn tới tử vong.
Tình trạng dị ứng với thịt bò sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi phải kiêng cữ loại thực phẩm bổ dưỡng này mỗi ngày. Đối với trường hợp của bạn Như Quỳnh bị dị ứng với thịt bò. Việc các triệu chứng này xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày sẽ tự khắc phục mà không gây ra bất kì biến chứng nào thì bạn có thể thử áp dụng các phương pháp tự nhiên sau đây để làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra như:
- Chờm nóng giúp giảm ngứa: Dùng nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, sao nóng sau đó cho vào chiếc khăn dùng để chườm nóng lên vùng da bị dị ứng nổi mẩn. Nhiệt độ nóng tại đây sẽ làm mạch máu giãn nở, giảm kích ứng da giảm ngứa….. nhanh chóng.
- Uống rượu giấm táo: Rượu giấm táo được biết đến là chất kháng lại tác nhân dị ứng bên trong của histamin, dùng rượu táo khi bị dị ứng thịt bò rất thích hợp để chữa trị các triệu chứng của bệnh gây ra. Bên cạnh đó, loại giấm này còn có công hiệu lấy lại độ pH cân bằng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch cho cơ thể bạn.
Ngoài ra, đối với những trường hợp ngứa dai dẳng, bệnh không tự khắc phục sau khi dùng hai cách làm trên thì người bệnh nên tìm đến các loại thuốc tây y như:
- Dùng thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimerazin, cyclizin, meclizin, terfenadin, astemizol, cyclizin, prometazin …. có tác dụng loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng như ngứa da, nổi mẩn đỏ, sưng phù….
- Dùng thuốc Epiephrin: Đối với những bệnh nhân bị dị ứng thức ăn đặc biệt là thịt bò mà có biểu hiện khác như: Suy hô hấp, huyết áp hạ thì cần phải dùng thuốc Epiephrin giúp phòng tránh tình trạng suy tim mạch cấp, nâng cao huyết áp.
Lưu ý: Thuốc cần phải được bán theo toa, sử dụng liều lượng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn gây buồn ngủ, khô da, ảnh hưởng đến đường hô hấp, suy thận… nguy hiểm đến sức khoẻ của bạn.
Đặc biệt, tình trạng dị ứng với thịt bò nếu thực hiện các biện pháp khắc phục trên tại nhà nhưng bệnh vẫn không cải thiện mà xuất hiện thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp đi kèm… thì người bệnh nên đến trung tâm y tế để được bác sĩ theo dõi và xử lí kịp thời tránh để những biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:
XEM THÊM
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!